I LẬP LUẬN CỦA KANT
1 Phê phán lập luận của Kant
Công trình phân tích của Kant có tính chất chân chính, nhưng rất hữu hạn và bị phê phán rất nhiều, ngay cả trong thời ông.
a - Nếu nói ý thức nhiệm vụ là ưu điểm tuyệt đối, và muốn nắm được, phải gạt bỏ động cơ tự nhiên. Vậy ông bắt buộc chúng ta phải hành động như thế nào? Phải chăng chúng ta có thể gạt bỏ hết tình cảm mà thực hiện được nhiệm vụ thuần túy không?
Có phải vì tôi thích mà tôi làm thì ưu điểm kém đi hay sao? và càng ghét nhiệm vụ, nhưng vì nhiệm vụ mà làm thì lại càng được trọng dụng hay sao? Phân tích
như Kant thì đến kết luận muốn có ưu điểm thì phải ghét nhiệm vụ. Vậy thì lấy động cơ gì? dựa vào đâu? và làm cái gì?
Vì thế phần chân chính của Kant chỉ có giá trị tương đối: đề cao hình thức nhiệm vụ. Nhưng chỗ sai của Kant là tuyệt đối hóa nó, lấy hình thức của nó làm ưu điểm, tuyệt đối không có nội dung.
b - Theo Kant thì ý thức nhiệm vụ dựa vào một mệnh pháp phổ cập, mơ hồ, phát hiện quyền tự do của con người trên mọi quyền lợi cá nhân, nhưng mệnh pháp phổ cập ấy dựa vào đâu, thì Kant cũng không giải quyết được. Kant cũng đã nói hình thức ấy cũng là nội dung. Đối tượng của mệnh pháp luân lý là nhân tính thuần túy, còn nhân tính là mục đích chứ không phải là phương tiện. Xét đến cùng, nhân tính ấy cũng chỉ là hình thức không có nội dung, bắt nguồn ở một động cơ siêu nhiên là Thượng đế.