Phân tích khái niệm ý thức nhiệm vụ:

Một phần của tài liệu Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Mười Một: Triết Học Cổ Điển Đức - Nội dung khái niệm của triết học Kant potx (Trang 31 - 33)

I LẬP LUẬN CỦA KANT

1 Phân tích khái niệm ý thức nhiệm vụ:

Người ta có tài về mọi mặt và có phúc thì lại phụ thuộc vào điều kiện khách quan. Tài ấy, phúc ấy, có thể coi lại cũng phải đặt vấn đề: tài, của dùng như thế nào, ở đâu mà ra? Vì cũng có người có tài mà không được tôn trọng, nếu họ sử dụng tài của họ một cách không chính đáng.

Cho nên cái ưu điểm tuyệt đối mà chúng ta đề cao vô điều kiện là ý thức về nhiệm vụ, thực hiện với khả năng của mình. Ví dụ: một người không có tài, không có của, nhưng có ý thức nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ theo khả năng thì được chúng ta đề cao hơn là người có tài, có của mà không có ý thức nhiệm vụ. Vì tài, của đó có thể sử dụng một cách không tốt. Xét về động cơ hoạt động, thì động cơ nào được người ta trọng? Động cơ vì quyền lợi hay tình cảm có phải là những động cơ được ta đề cao một cách vô điều kiện không? Không, vì tình cảm hay quyền lợi có khi là những động cơ tốt, có khi là những động cơ xấu. Ý thức nhiệm vụ thì chúng ta lại đề cao vô điều kiện. Ý thức nhiệm vụ có khi đối lập với tình cảm hoặc quyền lợi, nhưng bao giờ nó cũng phải trước. Ý thức nhiệm vụ thực hiện với khả năng sẵn có thì được đề cao một cách vô điều kiện. Đó là cái tài sản chung của tư tưởng nhân dân, trong nhân dân người ta đề cao cái ấy. Nhưng ý thức nhiệm vụ chỉ là một trạng thái chủ quan thôi. Vậy nhiệm vụ ấy là nhiệm vụ gì? Đối tượng của nó là gì? Nếu đề cao nó một cách tuyệt đối, thì chúng ta không thể nào quan niệm cái đối tượng của nó ngoài cái hình thức nhiệm vụ ấy: nếu nói là vì gia đình, vì Tổ quốc, v. v... thì nó vẫn hữu hạn. Cái vô điều kiện là cái mệnh lệnh pháp luôn luôn có trong lương tâm là chúng ta phải hoạt động với ý thức nhiệm vụ.

2 - Công thức và tính chất của mệnh pháp luân lý.

Công việc của một người làm có thể sai lầm hoặc thất bại, nhưng nếu hành động với ý thức chân chính thì vẫn được tôn trọng. Nội dung của nó là hình thức mệnh pháp của lương tâm, quy định cho người ấy phải hoạt động với ý thức nhiệm vụ theo đúng với một mệnh pháp phổ cập. Trong điều kiện ấy, ai ai cũng có bổn phận phải làm như thế, nếu làm khác thì không phải là theo hình thức mệnh pháp phổ cập. Thí dụ: một người có thể ăn cắp, nhưng có thể đặt ai ai cũng ăn cắp được không? Không được, như thế hành động ăn cắp không phải là hành động theo mệnh pháp phổ cập. Nhưng làm thế nào không dựa vào một động cơ cụ thể như quyền lợi hay tình cảm mà có được một hành động thực sự? Nói một cách khác, làm thế nào hoạt động ấy không dựa vào quyền lợi tự nhiên của con người mà có thể làm thỏa mãn được con người, thực hiện được ưu điểm cao nhất? Vấn đề này Kant trả lời trong phần biện chứng pháp của lý tính thực tiễn.

Một phần của tài liệu Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Mười Một: Triết Học Cổ Điển Đức - Nội dung khái niệm của triết học Kant potx (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)