NGHĨA TRIẾT HỌ LÝ THUYẾT ỦA KANT

Một phần của tài liệu Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Mười Một: Triết Học Cổ Điển Đức - Nội dung khái niệm của triết học Kant potx (Trang 29 - 31)

Ý nghĩa triết học lý thuyết của Kant là một chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm, xây dựng khách quan trên cơ sở chủ quan, nhưng không phải là chủ quan cá nhân, mà là chủ quan có giá trị phổ cập. Nhưng nó vẫn là chủ quan, là duy tâm: Kant có phê phán tôn giáo của thần học cũ, nhưng lại mở đường tái lập tôn giáo một cách khác. Trong phê phán huyền học của Kant, có phần tiến bộ là: Kant đã đề cao:

- Điều kiện của kinh nghiệm cảm giác: thời gian và không gian.

- Kinh nghiệm làm nội dung tất yếu của cảm thức chân chính. Trong phần cảm giác luận, Kant đã chứng minh rằng không thể lẫn lộn điều kiện của cảm giác với điều kiện của tư tưởng. Những điều kiện ấy là điều kiện của đối tượng kinh nghiệm trong cảm giác. Tư tưởng phải phục tùng điều kiện ấy. Đó cũng là cơ sở để phê phán huyền học tôn giáo.

Kant tuy đứng trên lập trường duy tâm nhưng đề cao kinh nghiệm, đề cao lao động trong kinh nghiệm, tuy chỉ là lao động tinh thần. Kant tuy đứng trên lập trường duy tâm, có quy định một số điều kiện của khoa học, phản ánh hoàn cảnh thực tế của khoa học bấy giờ, và xét tới cùng, cũng là do hiệu lực của phương thức sản xuất (phương thức sản xuất tư bản, đương tiến bộ). Lao động trí óc của nhà khoa học xây dựng vũ trụ theo quy luật lý tính, nó phản ánh điều kiện lao động thực sự, thực hiện một phương thức sản xuất có tổ chức chính xác, tức là phương thức sản xuất máy móc.

Trên cơ sở ấy, Kant chứng minh rõ ràng không thể có quyền vận dụng lý tính một cách thuần túy ngoài kinh nghiệm, để biện chính cho những mệnh đề cựu truyền của huyền học như sự bất diệt của linh hồn, sự tồn tại của Thượng đế, v.v... Tính chất tuyệt đối, bất di bất dịch, mà nhà huyền học xây dựng trong khái niệm linh hồn đó chỉ là tính chất thống nhất của tư tưởng trong quá trình xây dựng kinh nghiệm thực sự. Những giá trị thống nhất ấy chỉ có trong quá trình xây dựng ấy thôi, ta không thể biến nó thành một thực thể như linh hồn bất diệt. Cũng như những khái niệm của chúng ta về vũ trụ chỉ có giá trị trên cơ sở kinh nghiệm, do đó không thể quy định một thế giới ngoài kinh nghiệm thực sự. Đó là công trình lớn của Kant: ông nắm vững những điều kiện hoạt động thực sự của trí tuệ (kinh nghiệm thực tế). Nó phản ánh sự tiến bộ nói chung của giai cấp tư sản Âu Tây bấy

giờ: đã đi đến yêu cầu Cách mạng tư sản Pháp, ảnh hưởng đến toàn bộ Âu Tây. Tư tưởng của Kant đã phản ánh được cái mức độ cao đó, nhưng trong phạm vi hoàn cảnh giai cấp tư sản Đức, thì chỉ quan niệm cách mạng trong tinh thần: đánh đổ huyền học trong tinh thần, với vũ khí tinh thần, tức là dựa vào các điều kiện chủ quan của kinh nghiệm thực tế (không gian và thời gian) quan niệm như là hình thức của cảm giác, đồng thời cũng dựa vào những phạm trù của trí tuệ. Do đấy, Kant đi đến chỗ định nghĩa một thế giới duy lý và có hình thức khách quan, nhưng cũng là một thế giới tinh thần, chỉ có trong phạm vi ý thức. Thành ra, Kant không tin tưởng thực sự ở thế giới mới mà cho nó là một thế giới hiện tượng (không phải là một thế giới tự tại), do đó ta có thể tưởng tượng một thế giới tự tại trong đó tái lập những khái niệm cũ về linh hồn và Thượng đế. Kant đã dựa vào đâu để tái lập sự bất diệt của linh hồn và sự tồn tại của Thượng đế một khi đã bác bỏ nó ra ngoài thế giới khoa học? Kant đã dựa vào luân lý trong cuốn Phê phán lý tính thc tiễn.

Một phần của tài liệu Lịch Sử Tư Tưởng trước Marx - Phần Mười Một: Triết Học Cổ Điển Đức - Nội dung khái niệm của triết học Kant potx (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)