Vận dụng Quy trình tổ chức HĐTN trong DH chủ đề “Trao đổi chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học cơ thể thực vật cho học sinh trường THPT chuyên bắc kạn​ (Trang 35 - 53)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.3. Vận dụng Quy trình tổ chức HĐTN trong DH chủ đề “Trao đổi chất

chuyển hóa năng lượng ở thực vật” (SH 11) ở Trường THPT Chuyên Bắc Kạn - Tỉnh Bắc Kạn

Chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa NL ở TV bao gồm 15 bài, bao gồm các kiến thức về trao đổi nước và muối khoáng ở Thực vật, Quang hợp và năng suất cây trồng, Hô hấp và bảo quản nông sản. Nếu HS được trải nghiệm thực tiễn trồng trọt của người dân thì các em sẽ hiểu sâu kiến thức lý thuyết cũng như hình thành phẩm chất và NL.

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi cao, địa hình bị chi phối bởi những dãy núi vòng cung quay lưng về phía đông xen lẫn với những thung lũng, khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhìn chung, khí hậu, địa hình của tỉnh có nhiều thuận lợi cho việc phát triển nông, lâm nghiệp. Xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn là một vùng đất nổi tiếng với nghề trồng quýt và được coi là vùng trồng quýt ngon nhất Bắc Kạn, thương hiệu "quýt Bắc Kạn" đã và đang phổ biến rộng rãi, có thương hiệu không những trong tỉnh mà còn ở cả các tỉnh khác trong nước ta. Cây quýt với vùng đất Bắc Kạn được coi là cây xoá đói, giảm nghèo. Vì vậy, trong DH môn sinh học đặc biệt là DH chủ đề “trao đổi chất và NL ở thực vật” rất cần dành một thời lượng tổ chức cho HS đi thăm quan và trải nghiệm tại vườn quýt của người dân (ở Xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn). HĐTN này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HS được học qua làm từ đó hình thành phẩm chất và NL đồng thời góp phần giúp các em định hướng nghề nghiệp.

2.2.3.2. Lập kế hoạch HĐTN chung cho chủ đề

Trong chủ đề “Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật” thiết kế các chuỗi hoạt động bao gồm các hoạt động lí thuyết trên lớp đến các HĐTN thực tế tại vườn quýt xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn và HĐTN tại các cuộc thi sáng tạo sau lần trải nghiệm tại vườn quýt.

(i) Xác định mục tiêu của chuyên đề

- Mô tả được cơ quan trao đổi nước và khoáng (Lông hút và lỗ khí).

- Mô tả được cấu tạo và cách xắp xếp của các tế bào tham, gia vận chuyển nước, các chất khoáng các sản phẩm quang hợp và các chất khác trong cây

- Trình bày được vai trò của một số nguyên tố khoáng, đặc biệt là nguyên tố nitơ

- Mô tả được cấu tạo của lá từ đó thấy sự phù hợp của cấu tạo với chức năng - Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp

- Trình bày diễn biến của quá trình quang hợp

- Phân biệt được điểm khác biệt trong quang hợp ở thực vật C3, C4 và CAM - Phân tích được mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp

- Thí nghiệm phát hiện ra sắc tố và hô hấp có sử dụng O2 và tạo ra khí CO2

- Ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn

Xác định kỹ năng

- Tư duy lôgic để xâu chuỗi các phần kiến thức có liên quan - Quan sát hình để từ đó đưa ra những tổng hợp về kiến thức - Giải các bài tập trong chuyên đề

- Ứng dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống

Mục tiêu: Các hoạt động trải nghiệm

- HS được ứng dụng lí thuyết vào thực tế thông qua HĐTN tại vườn cam, quýt xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, Tỉnh Bắc Kạn.

- Trong HĐTN HS tự quan sát các hiện tượng thực tế:

+ Chỉ ra được các yếu tố ngoại cảnh như nhiệt độ, ánh sáng, địa hình, môi trường đất…ảnh hưởng đến sinh trưởng cũng như năng suất cam của địa phương.

+ Xác định được chế độ chăm sóc của con người (đặc biệt là bón phân) ảnh hưởng đến sinh trưởng cũng như năng suất cam của địa phương.

+ Địa hình và vùng đất lựa chon để trồng cam quýt

+ Cách thu hoạch, bảo quản quả sau thu hoạch của người dân + Năng suất thu hoạch trung bình 1ha/năm

+ Độ che phủ của mặt đất nền trên đồi dốc + Tuổi thọ của các cây cam, quýt

+ Các bệnh mà các cây cam, quýt thường mắc phải và cách phòng trừ cảu người dân

Phát triển năng lực

Bảng 2.1. Các năng lực cần phát triển trong chủ đề STT Tên năng lực Các kĩ năng thành phần

1 Năng lực phát

hiện và giải

- Xác định tình huống học tập

STT Tên năng lực Các kĩ năng thành phần

quyết vấn đề để chỉ ra được chức năng của nó

- Phân tích, tổng hợp kiến thức sau khi quan sát hình - Đề xuất được cách chăm sóc cây sao cho chúng sinh trưởng và phát triển mạnh nhất và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

2 Năng lực thu nhận và xử lí thông tin

-Đọc hiểu các sơ đồ và bảng biểu

-Phân tích các số liệu liên quan đến phân bón, cường độ ánh sáng, nồng độ O2 và CO2 trong không khí 3

Năng lực

tư duy sáng tạo:

Đặt ra câu hỏi:

-Tại sao cường độ ánh sáng và nồng độ CO2 lại ảnh hưởng đến quang hợp

- Lượng khoáng và tỉ lệ các loại khoáng như thế nào là phù hợp vơi cây trồng

- Giữa phân vô cơ và phân hữu cơ thì bón phân nào là hợp lí hơn đối với cây trồng và tại sao?

- Tại sao thực vật chỉ chia ra thành 3 nhóm C3, C4, CAM 4

Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

- Giải thích được một số vấn đề thực tiễn của vườn quýt liên quan đến bài học.

- Quan sát 1 số hiện tượng trong vườn quýt để có thái độ và hành vi phù hợp, có thể đề ra được cách giải quyết những bất cập ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây trồng cũng như cách thu hái và bảo quản của nông phẩm sau thu hoạch.

5 Năng lực giao tiếp

Biết trao đổi, rút kinh nghiệm cùng người dân sau khi ứng dụng lí thuyết vào thực tế

6

Năng lực hợp tác

Cùng ban bè, người dân trao đổi đề ra các biện pháp tốt nhất để trồng các cây đem lại giá trị kinh tế cho vùng đất địa phương

7 Năng lực sử dụng CNTT và

Khai thác tư liệu qua mạng Internet để tìm hiểu về đực điểm chất đất của Bắc Kạn, khả năng sinh trưởng và

STT Tên năng lực Các kĩ năng thành phần

truyền thông phát triển của của những cây trồng phù hợp với mảnh đất đại phương

8

Năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Phát triển ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết thông qua trình bày thảo luận và tranh luận về quá trình trao đổi chất và năng lượng ở thực vật

- Có khả năng tư vấn, tuyên truyền…

(ii) Kế hoạch cụ thể: Chủ đề “Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật” đứng đầu trong chương trình lớp 11, các em không phải là HS đầu cấp, các em đã quen với phương pháp dạy của các thầy cô, sau HĐTN này các em sẽ được làm sáng tỏ kiến thức lí thuyết đã học ở trên lớp sau đó các em có thời gian để lên kế hoạch và tham gia vào 2 hoạt động tiếp theo là tham gia cuộc thi KHKT và cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn.

Trên cơ sở mục tiêu cần đạt, thiết kế các chuỗi hoạt động bao gồm các hoạt động lí thuyết trên lớp đến các HĐTN thực tế tại vườn quýt (Xã Quang Thuận, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn) và HĐTN tại các cuộc thi sáng tạo ở trường. Cụ thể kế hoạch thực hiện được thể hiện ở bảng 2.2:

Bảng 2.2. Kế hoạch DH và tổ chức HĐTN

Nội dung Chương trình nhà trường

Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Phần lý

thuyết

- Số tiết: 06 gồm 3 chủ đề.

-Thời gian thực hiện tháng 10 và đầu tháng 11/2018

+Chủ đề 1: Trao đổi nước và muối khoáng ở thực vật từ bài 1  bài 7 (2 tiết)

+Chủ đề 2: Quang hợp với năng suất cây trồng từ bài 8-11 và bài 13 (2 tiết).

Chủ đề 3. Hô hấp và vấn đề bảo quản nông sản gồm bài 12 và bài 14 (2 tiết).

- Số tiết: 10 gồm 3 chủ đề.

-Thời gian thực hiện tháng 10 và đầu tháng 11/2018

+Chủ đề 1: Trao đổi nước và muối khoáng ở thực vật từ bài 1  bài 7 (3 tiết)

+Chủ đề 2: Quang hợp với năng suất cây trồng từ bài 8-11 và bài 13 (4 tiết).

Chủ đề 3. Hô hấp và vấn đề bảo quản nông sản gồm bài 12 và bài 14 (3 tiết).

HĐTN1 Hoạt động trải nghiệm 1:

Tham quan và làm việc 1 buổi tại

vườn quýtở địa phương;

Thời gian thực hiện: Cuối tháng 11/2018

HS tự tìm hiểu về quá trình trao đổi chất và năng lượng ở thực vật qua Internet

Số tiết: 04 Sau

HĐTN1

HĐ1: Báo cáo các ý tưởng, đề xuất giải pháp và kế hoạch thực hiện thiết kế giải pháp của nhóm.

HĐ2: Định hướng cho thiết kế giải pháp (HĐ ở nhà)

Số tiết: 02

HĐ1: Báo cáo các ý tưởng, đề xuất giải pháp và kế hoạch thực hiện thiết kế giải pháp của nhóm.

HĐ2: Định hướng cho thiết kế giải pháp (HĐ ở nhà)

Số tiết: 01

HĐTN2 * Hoạt động trải nghiệm 2: Tổ chức cuộc thi “Em là nhà sáng tạo trẻ”.

Số tiết: 04

Thời gian thực hiện: Cuối tháng 12/ 2018.

Như vậy, chủ đề “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật được thiết kế gồm 3 giai đoạn chính: Giai đoạn DH trên lớp (Gồm lý thuyết và thực hành); Giai đoạn thăm quan và trải nghiệm tại vườn quýt và giai đoạn trải nghiệm qua cuộc thi. Thông qua giai đoạn 1, HS có được những kiến thức cơ bản về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Thông qua thăm quan và trải nghiệm tại vườn quýt, HS vừa củng cố và phát triển được kiến thức học trên lớp đồng thời vần dụng được kiến thức các môn liên quan đề phát hiện và giải quyết vấn đề thực tiễn từ đó có được những sản phẩm chuẩn bị cho cuộc thi tiếp theo.

2.2.3.3. Xây dựng kế hoạch HĐTN tại địa phương

Kế hoạch cho HĐTN bao gồm Kế hoạch HĐTN 1 và kế hoạch HĐTN 2. (i) Kế hoạch HĐTN 1: tổ chức HS Tham quan và trải nghiệm vườn quýt ở địa phương xã Quang Thuận. Với mục tiêu: HS Xác định được cụ thể các yếu tố đã học ở phần lý thuyết trên lớp như: nước, phân bón, chế độ ánh sáng, quá rình hô hấp… ảnh hưởng đến năng suất cây trồng (quả quýt), từ đó khắc sâu và phát triển kiến thức đã học; HS được trải nghiệm thực tiễn việc chăm sóc, hái và bảo quản quả (quýt) từ đó biết vận dụng kiến thức kĩ năng để giải quyết vấn đề thực tiễn; HS được quan sát, tích cực phát hiện vấn đề, đề xuất ý tưởng tìm ra những giải pháp, sáng tạo những cái mới trên cơ sở kiến thức học trên nhà trường và

những gì trải qua trong hoạt động thực tiễn; HS thấy được khả năng phát triển kinh tế từ những cây trồng của địa phương từ đó có định hướng nghề phù hợp. HS cảm nhận những khó khăn, vất vả và cả những niềm vui của người lao động qua đó các em có những cảm thông, chia sẻ và ý thức được trách nhiệm trong việc học tập của mình, biết yêu lao động và chân trọng những sản phẩm mình dùng hàng ngày. Kế hoạch được thể hiện ở bảng 2.3.

Bảng 2.3. Kế hoạch HĐTN 1

Hoạt động chính và yêu cầu Dự kiến: Thời gian, Địa điểm, Đối tượng, sản phẩm

-HĐ1 (HĐ trước khi đi trải nghiệm):

+ HS quan sát vai trò của cây quýt trong sự phát triển kinh tế của người dân ở địa phương

+ Khi đi trải nghiệm tại thực tiễn cần chú ý quan sát các điều kiện cần thiết cho cây quýt phát triển tốt nhất, tư duy để nghiên cứu các sản phẩm theo quy trình khoa học và kĩ thuật giúp người dân phát triển kinh tế: Tháng 10 và đầu tháng 11/2018 Tại xã Quang Thuận - huyện Bạch Thông - BK - Cả khối 11

Bài báo cáo của

HS sau khi nghe GV hướng dẫn Sản phẩm là các quả hái được và các công việc khác HĐ2: Tham quan, quan sát và tìm hiểu thực tiễn:

Có giấy bút dể ghi chép sau khi quan sát và ghi lại các thông tin, hình ảnh để phục vụ cho các hoạt động tiếp theo. Chú ý một số vấn đề chính sau: (1) Địa hình, Khoảng cách giữa các cây, chế độ ánh sáng; (2) Cách tưới nước, bón phân, loại phân; (3) Cách thu hái, chế biến, bảo quản; (4) Hiệu quả kinh tế.

-HĐ3:Tham gia trải nghiệm tại vườn cùng người dân (chăm sóc cây, hái quả, chế biến, bảo quản). Chú ý những điều còn tồn tại và phân tích những tồn tại đó.

HĐ4: Phân tích sự phù hợp của địa hình vườn quýt và đặc điểm của đất trồng, phân bón, cách bón phân, loại phân, cách tưới nước và các kĩ thuật chăm sóc khác…; chú ý đến cách thu hoạch, bảo quản… để xác định những tồn tại và đề xuất cách khắc phục. Theo nhóm HS yêu thích môn Sinh học của từng lớp, tại vườn quýt. sản phẩm là dự thi khoa học kĩ thuật cấp trường (bản word, poster, sản phẩm thiết

Bài báo cáo gồm các nội dung sau: Những vấn đề thực tiễn còn tồn tại, Mục tiêu đề ra để giải quyết các vấn đề tồn tại đó, đề xuất giải pháp; Các kiến thức được sử dụng để giải quyết vấn đề tồn tại quan sát được; Thiết kế giải pháp và thử nghiệm giải pháp.

kế).

HĐ5: Định hướng HS đưa ra vấn đề từ thực tiễn, và đề xuất giải pháp ban đầu từ đó định hướng về nghiên cứu tài liệu.

Cả lớp tại vườn quýt

Bản báo cáo

(ii)Kế hoạch tổ chức HĐTN 2: Hội thi “Nhà sáng tạo trẻ” Mục tiêu:

- Khuyến khích học sinh NCKH, sáng tạo kĩ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức của các môn học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.

- Góp phần đổi mới hình thức tổ chức dạy học, đổi mới hình thức và phương pháp đánh giá kết quả học tập, phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Thúc đẩy giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao chất lượng dạy học đặc biệt là trong trường chuyên.

- Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục trải nghiệm sáng tạo theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của học sinh. Triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kĩ thuật trong dạy học. Theo chỉ thị số 16/CT- TTg ngày 04/5/2017 về việc tăng cường tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

- Tạo cơ hội để học sinh giới thiệu kết quả nghiên cứu KHKT của mình, tăng cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các địa phương và hội nhập quốc tế.

Thời gian: 29/12/2018

Địa điểm: Tại Trường THPT Chuyên Bắc Kạn

Bảng 2.4. Tóm tắt các hoạt động và yêu cầu cụ thể

Hoạt động Yêu cầu/ Thời gian Sản phẩm dự kiến

Hoạt động khởi động

Tham gia chơi trò chơi rung chuông

vàng 10 phút

Rung được chuông

chữ Thi sản phẩm

Khoa học kĩ thuật

Mỗi lớp có 1 sản phẩm KHKT

(Sản phẩm cụ thể và bài thuyết trình) 60 phút phẩm dự thi Các sản

Hoạt động thư giãn

Tham gia chương trình văn nghệ: Hát những bài hát về thực vật, sản xuất cây trồng 15 phút Các tiết mục văn nghệ Thi sản phẩm Vận dụng KTLM để giải quyết các THTT Mỗi lớp trình diễn 1 sản phẩm về vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn (bản poster) 60 phút Bản mô tả sản phẩm (in bản cứng)

2.2.3.4. Tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN (Trải nghiệm tại vườn Quýt và tham gia cuộc thi "Nhà sáng tạo trẻ”)

(i)Triển khai thực hiện KH tổ chức HĐTN theo kế hoạch đã xây dựng Bảng 2.5. Triển khai các HĐTN cụ thể

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học cơ thể thực vật cho học sinh trường THPT chuyên bắc kạn​ (Trang 35 - 53)