Kết quả đánh giá về kiến thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học cơ thể thực vật cho học sinh trường THPT chuyên bắc kạn​ (Trang 57 - 65)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3.1. Kết quả đánh giá về kiến thức

Đánh giá kết quả học tập của HS về mặt kiến thức là yêu cầu bắt buộc đối với quá trình dạy học. Căn cứ để đánh giá kiến thức là các yêu cầu cần đạt được về kiến thức đã được đặt ra trong phần mục tiêu của bài học. Để đánh giá kết quả về mặt kiến thức chúng tôi sử dụng các bài kiểm tra theo hình thức 15 phút và 1 tiết. Trong đó, bài kiểm tra 15 phút được tiến hành sau khi kết thúc dạy lí thuyết trên lớp, còn bài kiểm tra 1 tiết được tiến hành sau khi kết thúc các HĐTN.

Trên cơ sở kết quả của bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành kiểm chứng kết quả nghiên cứu dựa trên dữ liệu tác động vào lớp TN và lớp ĐC.

Sử dụng phần mềm Exell để phân tích và xử lý số liệu [11], kết quả thu được như sau:

a) Kết quả kiểm tra 15 phút sau khi kết thúc dạy lí thuyết trên lớp

- Chúng tôi sử dụng hình thức kiểm tra tự luận kết hợp với trắc nghiệm và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.1. Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra 15 phút của lớp TN và ĐC

Lớp Điểm số (Xi)

Điểm 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 120 3 24 50 30 10 3 0

TN 120 6 37 44 25 7 1

Bảng 3.2. Bảng phân phối tỉ lệ % điểm kiểm tra 15 phút của lớp TN và ĐC

Lớp Điểm số (Xi)

Điểm 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 120 2.5 20.0 41.7 25.0 8.3 2.5 0

TN 120 5.0 30.8 36.7 20.8 5.8 0.8

Từ dữ liệu ở bảng 3.2, chúng tôi tiến hành lập biểu đồ so sánh tần suất bài kiểm tra 15 phút của lớp TN và ĐC. Kết quả được thể hiện ở hình 3.1 như sau:

Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm kiểm tra 15 phút của lớp TN và ĐC

Như vậy dựa vào hình 3.1 chúng tôi thấy tần suất điểm của lớp TN hơn so với lớp ĐC, đặc biệt là số học sinh đạt điểm đạt giá trị cao hơn 27%.

T

ần su

ất (%

)

Dựa vào kết quả của bảng 3.1, chúng tôi tiến hành lập bảng tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra trong bài kiểm tra 15 phút. Kết quả ở bảng 3.3:

Bảng 3.3. Bảng tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 15 phút của lớp TN và ĐC Lớp Số bài Điểm số (Xi) 4 5 6 7 8 9 10 ĐC 120 100 97.5 77.5 35.8 10.8 2.5 0 TN 120 100 100 95.0 64.2 27.5 6.7 0.9

Từ bảng 3.3, chúng tôi vẽ được đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra 15 phút như sau:

Hình 3.2. Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra 15 phút của lớp TN và ĐC

Nhìn vào hình 3.2 ta thấy: Đường đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm biểu diễn của nhóm lớp TN nằm về phía bên phải và ở phía trên so với nhóm lớp TN điều đó chứng tỏ phương án thực nghiệm đã tác động đến kết quả bài kiểm tra.

Để khẳng định điều này chúng tôi tiến hành so sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai kết quả điểm kiểm tra của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC.

Giả thuyết H0 đặt ra là: “Không có sự khác nhau giữa kết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC” và đối thuyết H1: “Có sự khác nhau giữa kết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết H0 và đối thuyết H1. Kết quả kiểm định thể hiện ở bảng 3.4. dưới đây: T ỉ l ệ (%) Điểm Xi

Bảng 3.4. Kiểm định Xđiểm kiểm tra 15 phút của nhóm lớp TN và ĐC

z-Test: Two Sample for Means

Đối chứng Thực nghiệm

Mean (Điểm trung bình) 6.241667 6.9416667

Known Variance (Phương sai) 1.058754 1. 030182

Observations (Số quan sát) 120 120

Hypothesized Mean Difference (H0) 0

Z=U -5.264317137

Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05 một chiều 1.644853627 Trị số z tiêu chuẩn XS 0,05 hai chiều 1.959963985

Kết quả phân tích số liệu trên cho thấy: TN > ĐC, ( TN = 6,94, ĐC = 6,24) phương sai của nhóm TN nhỏ hơn nhóm ĐC. Như vậy, điểm kiểm tra ở nhóm TN cao hơn và tập trung hơn so với nhóm ĐC. Trị số tuyệt đối của U = 5,26 > 1,96 (trị số z tiêu chuẩn), với xác xuất là 1,64 > 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1. Nghĩa là có sự khác nhau giữa kết quả của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC, kết quả học tập của nhóm lớp TN cao hơn nhóm lớp ĐC.

Để khẳng định kết luận này cần tiếp tục tiến hành phân tích phương sai. Đặt giả thuyết HA là: “Dạy học phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật theo hướng HĐTN tác động như nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC” và giả thuyết Ha “Dạy học phần phần chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật theo hướng HĐTN tác động khác nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”, kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.5. Phân tích phương sai điểm kiểm tra 15 phút của lớp TN và lớp ĐC

Anova: Single Factor

SUMMARY

Groups Count Sum Average Variance

Lớp ĐC 120 749 6.2416667 1.058754

Lớp TN 120 833 6.9416667 1. 030182

ANOVA

Source of Variation SS df MS F P-value F crit

Between Groups 29.4 1 29.39999 28.148307 2.5693131 3.8808272

Within Groups 248.58333 238 1.044468

Total 277.98333 239

Trong bảng 3.5, phần tổng hợp (Summary) đã cho chúng tôi thấy: Số bài kiểm tra (Count), trị số trung bình (Average), phương sai (Variance). Bảng phân tích phương sai (ANOVA) cho biết trị số FA= 28.148307> F-crit (tiêu chuẩn) = 3.863909 nên giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là hai phương pháp khác nhau đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS.

b) Kết quả bài kiểm tra 1 tiết thực nghiệm của lớp TN và lớp ĐC sau khi kết thúc dạy học các HĐTN

Để đánh giá hiệu quả của các phương pháp dạy học theo hướng HĐTN đến quá trình học tập của HS chúng tôi thực hiện kiểm tra 1 tiết sau khi kết thúc các HĐTN và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.6. Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra 1 tiết của lớp TN và ĐC

Lớp Điểm số (Xi)

Điểm 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 120 15 28 45 26 5 1 0

Bảng 3.7. Bảng phân phối tỉ lệ % điểm kiểm tra 1 tiết của lớp TN và ĐC

Lớp Điểm số (Xi)

Điểm 4 5 6 7 8 9 10

ĐC 120 12.5 23.3 37.5 21.7 4.2 0.8 0

TN 120 8.3 25.0 43.3 16.7 5.0 1.7

Từ dữ liệu ở bảng 3.6 chúng tôi tiến hành lập biểu đồ so sánh tần suất điểm kiểm tra 1 tiết giữa lớp TN và lớp ĐC như sau:

Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm kiểm tra 1 tiết

Qua biểu đồ so sánh tần suất điểm kiểm tra có thể nhận thấy kết quả kiểm tra 1 tiết giữa lớp TN và ĐC đã có sự phân hóa rõ rệt. Cụ thể là số HS đạt điểm từ 5 ≤ Xi ≤ 7 ở lớp TN chiếm 76.5%, trong khi đó lớp ĐC là 82.5%. Để đánh giá rõ hơn mức độ tác động của dạy học thông qua HĐTN đến quá trình học tập của HS, chúng tôi lập bảng tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 1 tiết. Kết quả ở bảng 3.8:

Bảng 3.8. Bảng tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 1 tiết

Lớp Số bài Điểm số (Xi)

4 5 6 7 8 9 10 T ần su ất (% ) Điểm Xi

TN 120 100 87.5 64.2 26.7 5 0.8 0

ĐC 120 100 100 91.7 66.7 23.4 6.7 1.7

Từ kết quả của bảng 3.8, chúng tôi tiến hành lập đồ thị tần suất hội tụ tiến để đánh giá kết quả thực nghiệm:

Hình 3.4. Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra 1 tiết giữa lớp TN và lớp ĐC

Nhìn vào đồ thị đường tích lũy ta thấy đường biểu diễn của nhóm TN luôn nằm cách biệt về phía trên bên phải so với nhóm ĐC nên có thể khẳng định thành tích học tập của HS khi có tác động luôn cao hơn.

Để khẳng định điều này chúng tôi tiến hành so sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai kết quả điểm kiểm tra của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC.

Giả thuyết H0 đặt ra là: “Không có sự khác nhau giữa kết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC” và đối thuyết H1: “Có sự khác nhau giữa kết quả học tập của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết H0 và đối thuyết H1. Kết quả kiểm định thể hiện ở bảng 3.9. dưới đây:

Bảng 3.9. Kiểm định Xđiểm kiểm tra 1 tiết của nhóm lớp TN và ĐC

z-Test: Two Sample for Means

Đối chứng Thực nghiệm

Mean (Điểm trung bình) 5.833333 6.891667

Known Variance (Phương sai) 1.182073 1.089006

Observations (Số quan sát) 120 120 T ỉ l ệ % Điểm Xi

Hypothesized Mean Difference (H0) 0

Z=U -7.63577

Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05 một chiều 1.644853627

Trị số z tiêu chuẩn XS 0,05 hai chiều 1.959963985

Kết quả phân tích số liệu trên cho thấy: TN > ĐC , ( TN = 5,6, ĐC = 4,8) phương sai của nhóm TN nhỏ hơn nhóm ĐC. Như vậy, điểm kiểm tra ở nhóm TN cao hơn và tập trung hơn so với nhóm ĐC. Trị số tuyệt đối của U = 2,46 > 1,96 (trị số z tiêu chuẩn), với xác xuất là 1,64 > 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1. Nghĩa là có sự khác nhau giữa kết quả của nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC, kết quả học tập của nhóm lớp TN cao hơn nhóm lớp ĐC.

Để khẳng định kết luận này cần tiếp tục tiến hành phân tích phương sai. Đặt giả thuyết HA là: “Dạy học phần Trao đổi chất và năng lượng ở thực vật theo hướng HĐTN tác động như nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC” và đối thuyết Ha “Dạy học phần Trao đổi chất và năng lượng ở thực vật theo hướng HĐTN tác động khác nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở nhóm lớp TN và nhóm lớp ĐC”, kết quả thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.10. Phân tích phương sai điểm kiểm tra 1 tiết của lớp TN và lớp ĐC

Anova: Single Factor

SUMMARY

Groups Count Sum Average Variance

Lớp ĐC 120 700 5.833333 1.182073

Lớp TN 120 827 6.891667 1.089006

ANOVA

Source of Variation SS df MS F P-value F crit

Between Groups 67.204167 1 67.204167 59.182603 3.797416 3.880827

Within Groups 270.25833 238 1.135539

Total 337.4625 239

Trong bảng 3.10, phần tổng hợp (Summary) đã cho chúng tôi thấy: Số bài kiểm tra (Count), trị số trung bình (Average), phương sai (Variance). Bảng

phân tích phương sai (ANOVA) cho biết trị số FA= 59.182603> F-crit (tiêu chuẩn) = 3.880827 nên giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là hai phương pháp khác nhau đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS.

Từ kết quả kiểm tra thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng có sự khác nhau về kết quả học tập giữa lớp TN và lớp ĐC. Nguyên nhân của sự khác nhau này là ở nhóm lớp TN thì HS được học tập chủ đề theo hướng HĐTN, được được quan sát thực tế , tận mắt nhìn thấy các tình huống thực tiễn để từ đó các em tư duy và tìm hướng giải quyết các vấn đề quan sát được. Trong khi đó ở nhóm TN thì các HS chủ yếu học lí thuyết trên lớp, các kiến thức nằm trong SGK hiện hành và tìm các thông tim trên internet nên khi giải quyết các tình huống tìm tòi được chưa sát với thực tế.

Như vậy, việc xây dựng và tổ chức dạy học theo hướng HĐTN trong phần “Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở thực vật” bước đầu đã cải thiện kết quả học tập của HS và chất lượng của bộ môn tại trường THPT Chuyên Bắc Kạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học cơ thể thực vật cho học sinh trường THPT chuyên bắc kạn​ (Trang 57 - 65)