Kết quả đánh giá năng lực VDKT vào thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học cơ thể thực vật cho học sinh trường THPT chuyên bắc kạn​ (Trang 65 - 95)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Kết quả đánh giá năng lực VDKT vào thực tiễn

Để đánh giá được năng lực VDKT vào GQVĐ của HS chúng tôi sử dụng bảng kiểm quan sát dành cho GV làm công cụ để đánh giá. Kết quả cụ thể ở bảng 3.11, trong đó các tiêu chí từ 1-5 là:

STT Tiêu chí

1 Nhận biết được vấn đề thực tiễn liên quan đến bài học

2 Giải thích được những hiện tượng thường gặp trong HĐTN liên quan đến trồng chăm sóc và thu hoạch qủa

3 Đề xuất được một số giải pháp bảo vệ sức khoẻ bản thân, gia đình và cộng đồng; bảo vệ thiên nhiên, môi trường,…

thực tiễn

5 Thực hiện được giải pháp tạo ra sản phẩm để bảo vệ thiên nhiên, môi trường, Tác động tích cực đến thực tiễn.

Bảng 3.11. Bảng đánh giá điểm trung bình năng lực VDKT vào thực tiễn của lớp TN và lớp ĐC do GV đánh giá Các tiêu chí số Lớp TN Lớp ĐC Số HS đạt điểm Điểm TB tiêu chí Số HS đạt mức điểm Điểm TB tiêu chí Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 1 Mức 2 Mức 3 1 5 43 72 2.56 20 82 18 1.98 2 7 45 68 2.51 22 81 17 1.96 3 9 40 71 2.52 22 83 15 1.94 4 9 50 61 2.43 25 81 14 1.91 5 11 55 54 2.36 28 80 12 1.87

Điểm TB NL GQVĐ của lớp TN= 2.48 Điểm TB NL GQVĐ của lớp ĐC = 1.93

Chênh lệch điểm TB = 0,55

Độ lệch chuẩn của lớp TN = 0,04899 Độ lệch chuẩn của lớp ĐC = 0,063087

Phép kiểm chứng t-test độc lập p= 0,00134 Mức độ ảnh hưởng ES = 5,02

Phân tích mức độ phát triển của NL VDKT vào thực tiễn:

- Từ kết quả xử lí các tiêu chí NL VDKT vào thực tiễn của HS sau thực nghiệm do GV đánh giá cho thấy giá trị p < 0,05, mức độ ảnh hưởng ES là 5,02. Từ giá trị ES cho thấy kết quả thực nghiệm trên có mức ảnh hưởng rất lớn.

- Điểm TB các tiêu chí đánh giá NL VDKT vào thực tiễn ở lớp TN cao hơn lớp ĐC. Sự chênh lệch về giá trị TB đó là 0,55 cho thấy rằng phương pháp dạy học thông qua HĐTN đã tác động lớn vào việc phát triển NL VDKT vào thực tiễn cho HS.

(2.51) và tiêu chí 3 (2.53). Điều này là do GV nhận thấy HS đã biết phát hiện vấn đề cần giải quyết trong thực tiễn. Từ đó, HS xác định thông tin, biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến VDKT vào thực tiễn. Tuy nhiên, còn hạn chế ở các tiêu chí 5 (2.36), tiêu chí 4 (2.43). Mức độ thực hiện tốt các tiêu chí này thấp hơn, cho thấy rằng HS gặp nhiều khó khăn khi thiết kế giải pháp và thực hiện giải pháp để làm ra sản phẩm ứng dụng vào đời sống thực tiễn.

Để thấy rõ mức độ tiến bộ về năng lực VDKT vào thực tiễn vào thực tiễn của các em chúng tôi tiến hành lập biểu đồ so sánh như sau:

Hình 3.5. Đồ thị đánh giá sự tiến bộ NL VDKT vào thực tiễn của lớp TN và lớp ĐC

Nhìn vào biểu đồ ta thấy sự tiến bộ về năng lực VDKT vào thực tiễn của lớp TN một cách rõ ràng trong quá trình học tập và rèn luyện của các em. Đồ thị biểu thị mỗi tiêu chí ở lớp TN đều nằm phía trên cao hơn so với lớp ĐC. Như vậy, các kết quả về đánh giá năng lực VDKT vào thực tiễn ở lớp TN và lớp ĐC đã chứng tỏ rằng: Dạy học theo hướng HĐTN góp phần rất lớn trong việc phát triển năng lực VDKT vào thực tiễn cho HS đặc biệt là HS trường chuyên.

3.3.3. Đánh giá qua phiếu điều tra HS về hứng thú và NL VDKT của HS lớp TN trước tác động và sau tác động

Đi

ểm TB t

iêu chí

Để đánh giá được mức độ ảnh hưởng của HĐTN trong DH Sinh học tới HS lớp TN, chúng tôi đã sử dụng phiếu hỏi, điều tra 120 HS ở các lớp về trước khi được tham gia HĐTN (TTN) và sau khi được tham gia HĐTN (STN) trong quá trình học môn học. Kết quả thu được ở bảng 3.12 (0: Không bao giờ, 1: Thỉnh thoảng, 2: Thường xuyên)

Bảng 3.12. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của HĐTN tới năng lực VDKT GQVĐ thực tiễn của lớp TN trước thực ngiệm (TTN) và sau

thực nghiệm (STN) Nội dung hỏi - Mức độ

Tỉ lệ % HS ở lớp TN trước và sau tác động

0 1 2

TTN STN TTN STN TTN STN

Em thấy môn Sinh học có ý

nghĩa trong đời sống 0,17 0,02 0,71 0,13 0,13 0,86

Học lý thuyết kết hợp với HĐTN giúp em có hứng thú hơn với môn học

0,25 0,04 0,60 0,42 0,15 0,88

HĐTN giúp em hiểu bài hơn và biết vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

0,67 0,05 0,21 0,28 0,13 0,68

Thấy thực tiễn có nhiều vấn đề

cần giải quyết 0,58 0,03 0,29 0,38 0,13 0,60

Từ vấn đề phát sinh em có ý tưởng cho việc khắc phục vấn đề đó 0,63 0,08 0,25 0,34 0,13 0,58 Thúc đẩy em tìm cách để GQVĐ trong thực tiễn 0,65 0,09 0,29 0,32 0,06 0,59 Tìm được giải pháp GQVĐ thực tiễn 0,62 0,24 0,28 0,33 0,11 0,43

GQVĐ thực tiễn

Từ kết quả điều tra của bảng 3.2 cho thấy, việc tổ chức HĐTN trong DH Sinh học có tác động tích cực đáng kể tới HS. Biểu hiện mức độ hứng thú học tập của HS với môn học ở TTN chủ yếu tập trung ở thỉnh thoảng mới thích (60- 70%), còn STN thì số HS thường xuyên có hứng thú học tập chiếm tỉ lệ cao (85-88%). Về NL VDKT vào GQVĐ thực tiễn thì STN thể hiện rõ mức độ thường xuyên phát hiện vấn đề, đề xuất giải pháp và thiết kế giải pháp được tăng lên đáng kể (33-60%). Từ bảng 4 cho thấy, trong các kĩ năng của NL VDKT thì khả năng phát hiện vấn đề và có được ý tưởng cho việc GQVĐ ở mức thường xuyên là khá cáo so với trước TN (từ 58-60%). Còn khả năng tìm được giải pháp và đặc biệt là thiết kế giải pháp ở mức thường xuyên chưa cao (33%) điều này cho thấy để phát triển được khả năng thiết kế giải pháp GQVĐ thực tiễn đòi hỏi ở nhóm HS thật sự yêu thích môn học, có kiến thức vững vàng và có khả năng vận dụng các lĩnh vực kiến thức khác nhau để GQVĐ thực tiễn. Điều này chỉ có được khi HS được tham gia và trải nghiệm trong DH môn học nhiều hơn. Như vậy, việc HS được học môn học thông qua trải nghiệm thực tiễn, học môn học thông qua làm thực tiễn có ảnh hưởng tích cực tới hứng thú học tập, tới hình thành phẩm chất và NL cho HS THPT.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Để kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học đã đặt ra, chúng tôi thiết kế quy trình rèn luyện KN thiết kế các HĐTN thông qua quá trình học tập trải nghiệm và mô hình nghiên cứu khoa học. Mục đích là để rèn luyện KN vận dụng kiến thức lí thuyết vào thực tiễn thông qua các HĐTN. Đánh giá ý thức học tập, khả năng nhận thức, năng lực và kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của các em thông qua các bài kiểm tra 15 phút, bài kiểm tra 1 tiết, các cuộc thi do nhà trường tổ chức, sau đó so sánh giữa lớp đối chứng và lớp thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm cho thấy: Dạy học thông qua các HĐTN đã giúp các em dễ dàng vận dụng kiến thức lí thuyết vào đời sống thực tiễn, vận dụng kiến thức của nhiều môn học đề giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, thông qua HĐTN cũng giúp các em biết yêu thiên nhiên, yêu lao động và đặc biệt biết được giá trị của sảm phẩm mà quá trình lao động tạo ra, từ đó các em có ý thức tốt hơn về trách nhiệm của mình với việc học tập và tu dưỡng đạo đức khi còn ngồi trên ghế nhà trường.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Dạy học theo chủ đề là một trong những phương thức hiệu quả nhất để phát triển năng lực học sinh trong đó dạy học thông qua HĐTN cũng là chủ đề phát triển năng lực cho HS đặc biệt là với bộ môn Sinh hoc. Việc xây dựng và đưa các chủ đề theo hướng HĐTN ở trường THPT nói chung và môn Sinh học nói riêng vừa nhằm mục đích nâng cao năng lực, kĩ năng tìm tòi, sáng tạo vừa nhằm bồi dưỡng tư duy lôgic cho học sinh, giúp học sinh giải quyết được những tình huống trong thực tiễn. Đó chính là động lực thúc đẩy tôi hoàn thiện đề tài này.

Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu thì đề tài đã thực hiện được: - Hệ thống hóa được cơ sở lí luận của dạy học theo định hướng các HĐTN để phát triển NL và kĩ năng cho HS.

- Phân tích nội dung của chủ đề “Chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật” trong chương trình Sinh học 11THPT, từ đó xác định được các năng lực cần hình thành cho HS thông qua dạy học chủ đề này.

- Phân tích sự phù hợp của chuyên đề với khả năng nhận thức cảu HS với tình hình địa phương để lựa chọn các hoạt động dạy học cho phù hợp.

- Xây dựng được kế hoạch của DH thông qua các HĐTN.

- Thực nghiệm sư phạm đã khẳng định được tính khả thi và sự phù hợp của DH thông qua các HĐTN các chủ đề DH, HS tích cực tham gia và có kết quả rất khả quan như đã đánh giá ở trên tại trường THPT Chuyên Bác Kạn mà chúng tôi đề xuất.

Việc dạy học thông qua các HĐTN về thực chất không có nhiều khó khăn cả về kiến thức lẫn phương pháp dạy học. Nhưng để có được hiệu quả như mong muốn thì bản thân mỗi GV cần phải khắc phục tâm lí ngại thay đổi, sẵn sàng chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề, tập trung vào thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá sao cho phù hợp với năng lực HS và tình hình địa phương. Chúng tôi hi vọng rằng, đề tài này sẽ gớp

phần hữu ích, mang lại hiệu quả nhất định cho mỗi thầy cô bộ môn Sinh học có định hướng DH thông qua các HĐTN.

2. Kiến nghị

- Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chủ đề DH thông qua các HĐTN ở chuyên đề “Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật” tại trường THPT Chuyên Bắc Kạn.

- Chính thức đưa vào giảng dạy ở cấp THPT của các trường trong địa bàn tỉnh Bắc Kạn và tiến hành đánh giá kết quả dạy và học ở từng trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt:

1. Nguyễn Hoàng Anh Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt tháng 8/2018, tr 207-213 2. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013), “Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam,

http://dangcongsan.vn, ngày 18/3/2018.

3. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Vụ Giáo viên, Hà Nội.

4. Nguyễn Thị Thế Bình, Lâm Thị Hiền (2018), “Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học lịch sử ở trường THPT”, Tạp chí Giáo dục, Số 431, Kì 1, tr 32 - 35.

5. Kỷ yếu hội thảo “Tổ chức HĐTN sáng tạo cho HS phổ thông và mô hình trường phổ thông gắn với sản xuất, kinh doanh tại địa phương”.

6. Bộ giáo dục và Đào tạo (2015), Kỷ yếu hội thảo “Kĩ năng xây dựng và tổ chức các HĐTN sáng tạo trong trường trung học”.

7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông (Chương trình tổng thể ban hành tháng 12/2018).

8. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình môn Sinh học (Chương trình môn sinh học ban hành tháng 12/2018).

9. Campbel Neil.A, Sinh học (dịch theo sách xuất bản lần thứ tám), NXb Giáo dục. 10. Trương Xuân Cảnh (chủ biên, 2016), Tổ chức hoạt động giáo dục trải

nghiệm sáng tạo cho học sinh trung học cơ sở (Tài liệu hướng dẫn), Nxb Giáo dục Việt Nam.

11. Nguyễn Phúc Chỉnh (chủ biên) - Phạm Đức Hậu (2007), Ứng dụng tin học trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy HS học, Nxb giáo dục.

12. Deway J. (2012), Kinh nghiệm và giáo dục, NxbTrẻ TP Hồ Chí Minh. 13. Nguyễn Thành Đạt (2006), Sách giáo khoa Sinh học 11, Nxb Giáo dục. 14. Trần Thị Gái (2017), “Vận dụng mô hình trải nghiệm của David Kolb để xây

thông”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, tập 33 (3), tr.1-6. 15. Nguyễn Thị Hằng, Lê Thị Quyên, Nguyễn Lệ Mai, Vũ Thị Lếnh (2018),

“Tổ chức học trải nghiệm chủ đề “Sâu, bệnh hại cây trồng” (Công nghệ 10 - THPT)”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ - ĐHTN, số 179(03), tr. 103-108. 16. Trần Bá Hoành (1996), “Dạy học lấy HS làm trung tâm”, Tạp chí nghiên

cứu giáo dục, số 3.

17. Phan Thị Thanh Hội - Nguyễn Thị Tuyết Mai (2017), “Rèn cho HS kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn dạy học Sinh Học 11”, Tạp chí GD, số 411, tr 37-40.

18. Nguyễn Quang Huỳnh (2006), Một số vấn đề lý luận giáo dục chuyên nghiệp và đổi mới phương pháp dạy học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 19. Nguyễn Kỳ (chủ biên) (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người

học làm trung tâm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

20. Nguyễn Thị Liên (2016), Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường phổ thông, Nxb Giáo dục Việt Nam.

21. Trương Thị Thanh Mai, Phan Quang Duy (2018), “Thiết kế hoạt động dạy học chủ đề “Vật sống” - Môn Khoa học tự nhiên - Trung học cơ sở theo chu trình trải nghiệm”, Báo cáo khoa học về lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học, Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ 1, Nxb Đại học Huế. 22. Đào Thị Ngọc Minh, Vũ Thị Anh (2018), “Vận dụng một số hình thức tổ

chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy học Giáo dục công dân lớp 7”, Tạp chí Giáo dục, Số đặc biệt, Kì 2 tháng 5/2018, tr 254 - 257.

23. Văn Thị Thanh Nhung (2016), “Các biện pháp phát triển năng lực VDKT vào thực tiễn trong dạy học Sinh Học ở THPT”, Tạp chí GD, số 373.

24. Hoàng Phê (2007), Từ điển Tiếng Việt viện Ngôn ngữ học, Nxb Đà Nẵng 25. Trịnh Lê Hồng Phương (2014), “Xác định hệ thống các năng lực học tập cơ

bản trong dạy học hóa học ở trường THPT chuyên”, Tạp chí khoa học, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh số 59, 109-123.

26. Đỗ Hương Trà (Chủ biên) (2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực học sinh (Quyển 1 - khoa học tự nhiên), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

27. Đỗ Hương Trà, Nguyễn Diệu Linh (2018), “Tổ chức hoạt động trải nghiệm chủ đề “Biến đổi khí hậu và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả trong dạy học vật lí ở trường THPT”, Tạp chí Giáo dục, Số 439, Kì 1, tr 35 - 38. 28. Đỗ Thị Trang, Nguyễn Ngọc Quang (người dịch) (1980), Lý luận dạy học

của trường phổ thông - Một số vấn đề của lý luận dạy học hiện đại, Nxb Giáo dục.

29. Nguyễn Thị Quỳnh Trang (2018), “Phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh THCS qua tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học Ngữ văn”, Tạp chí Giáo dục, Số 437, Kì 1, tr 28 - 32, 22.

30. Võ Thị Thùy Trang, Phạm Đình Văn, Lê Thị Thu Hường (2018), “Tổ chức hoạt động trải nghiệm để rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cho học sinh trong dạy học Sinh học 11”, Báo cáo khoa học về lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học, Hội thảo khoa học quốc gia lần thứ 1,

Nxb Đại học Huế.

31. Lê Đình Trung (Chủ biên) - Phan Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

32. Nguyễn Hữu Tuyến (2018), “Những yếu tố ảnh hưởng tới việc thiết kế hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Toán của học sinh THCS”, Tạp chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thiết kế và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học sinh học cơ thể thực vật cho học sinh trường THPT chuyên bắc kạn​ (Trang 65 - 95)