Nghiên cứu về khai thác mủ cây Trôm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây trôm (sterculia foetida) trên vùng khô hạn thuộc khu vực biên giới của tỉnh đăk lăk​ (Trang 26 - 27)

Theo Nguyễn Thế Mười (2011), mủ Trôm được khai thác bằng cách "đục” vào vỏ cây nhiều lỗ vuông hoặc tròn ở các vị trí khác nhau (mỗi lỗ khoảng 2*2cm), sâu đến tận lớp gỗ trong thân cây. Số lượng lỗ tùy theo thân cây to hay nhỏ. Sau đó, từ các lỗ bị đục tiết ra nhựa (mủ), quy trình lấy mủ quay vòng từ 2-3 ngày, thời gian hết lấy mủ từ 10-15 lần sau khi các lỗ tiết nhựa từ thân cây tự lành trở lại thì tiếp tục ”đục” các lỗ khác để lấy mủ.

Hiện nay có nhiều kỹ thuật khai thác mủ Trôm. Tuy nhiên cách phổ biến là “đục” vào vỏ cây nhiều lỗ vuông hoặc tròn ở các vị trí khác nhau. Số lượng lỗ nhiều hay ít phụ thuộc vào thân cây to hay nhỏ. Thông thường thời gian thu hoạch mủ Trôm vào mùa nắng. Rừng Trôm khoảng 4 tuổi trở lên có thể được khai thác nhựa mủ (Đặng Đình Bôi và Bùi Anh Tuấn, 2004) [4]. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc tốt, rừng Trôm có thể cho mủ sau 2-3 năm tuổi. Trường hợp bán lấy mủ tươi thì sáng thu hoạch, chiều có thể bán được. Ngoài ra, khai thác mủ Trôm còn một phương pháp khác đang được khuyến khích áp dụng là cắt ngọn đầu cành. Chọn những cành bánh tẻ, không quá non, không quá già để cắt bỏ phần ngọn rồi dùng bao nilon bao lại chỗ vừa cắt, buộc chặt để lấy nhựa. Với cách này, nhựa Trôm không bị ô xy hoá nên trong hơn, không bị lẫn tạp chất, chất lượng tốt hơn mà không làm ảnh hưởng nhiều đến tuổi thọ của cây (Sở Khoa học và Công nghệ Bình Thuận, 2014).

Hình 1.1. Phương pháp khai thác mủ Trômbằng cách đục lỗ tròn (Phạm Trọng Nhân và cs, 2018 [12])

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây trôm (sterculia foetida) trên vùng khô hạn thuộc khu vực biên giới của tỉnh đăk lăk​ (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)