Yêu cầu sinh thái của cây Trôm và điều kiện lập địa vùng khô hạn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây trôm (sterculia foetida) trên vùng khô hạn thuộc khu vực biên giới của tỉnh đăk lăk​ (Trang 27 - 33)

hạn tỉnh Đăk Lăk

Trôm là cây gỗ của vùng khô hạn, chịu được khí hậu khắc nghiệt, nắng nóng, lượng mưa thấp, 600-700mm/năm, nhiệt độ đất và không khí cao có khí đến 40-45oC với 6-7 tháng mùa khô, đất trống đồi trọc nghèo xấu trên các loại đá mẹ thô như: feralit vàng đỏ, đất xám trên Granit, phù sa cổ, sa thạch, thậm chí có 80-90% là cát hay có nhiều đá lẫn hoặc đá lộ đầu. Mọc tốt trên vùng có

mẹ hạt mịn, tầng dày, chua đến ít chua. Trôm có khả năng chịu nắng, chịu nóng, chịu hạn rất cao trong điều kiện môi trường đất rất nghèo xấu thiếu mùn và dinh dưỡng (Nguyễn Xuân Quát, 2009). Theo Đặng Đình Bôi và Bùi Anh Tuấn (2004) thì Trôm là loài đặc biệt có thể sống và phát triển ở vùng núi nghèo chất dinh dưỡng và khô hạn mà ít loài khác có thể phát triển được. Đồng thời, Nguyễn Xuân Phương, 2004cũng cho rằng đất trồng rừng Trôm phải chọn loại đất có thành phần cơ giới nhẹ thoát nước tốt, tầng đất dày hơn 40 cm, tỷ lệ đá lẫn nhỏ hơn 40%. Không trồng Trôm vào nơi kém thoát nước, úng nước. Nhìn chung, Trôm là cây gỗ có yêu cầu sinh thái không quá khắt khe, tuy nhiên trên những điều kiện lập địa khu vực khác nhau, cần có những nghiên cứu kỹ về lý tính, hóa tính đất để cây trồng có thể phát triển mang lại hiệu quả cao.

Hình 1.2. Cây Trôm 8 tuổi được trồng tại Buôn Đôn, Đăk Lăk (Phạm Trọng Nhân và cs, 2018[12])

Khu vực biên giới tỉnh Đăk Lăk là vùng khô hạn được đặc trưng bởi mùa khô nắng nóng và mùa mưa ngập úng và chỉ có hệ sinh thái rừng khộp phát triển. Nhìn chung, vùng này có những điều kiện tương đồng như vùng khô hạn ven biển Ninh Thuận và Bình Thuận. Nhưng sự khắc nghiệt về điều

kiện lập địa và khí hậu cụ thể cho từng vùng là khác nhau. Đặc biệt, khu vực biên giới của tỉnh Đăk Lăk có chế độ mưa ẩm rất khắc nghiệt, mùa mưa từ tháng 5-10, lượng mưa chiếm 90% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 4-6, trong đó có 1-2 tháng hạn và 1 tháng kiệt. Trong mùa khô, nước mặt và nước ngầm rất cạn kiệt, hệ thống sông suối ít, mùa mưa ngập úng hình thành nhiều kiểu lập địa khác nhau.

Về đất đai, đa phần là đất xấu, tầng đất mỏng, trơ sỏi đá, nghèo dinh dưỡng, chủ yếu là các loại đất xám đỏ phát triển trên đá Bazan, granit có tầng đất mỏng, kết von mạnh, có đá ong, thường bị xói mòn và rửa trôi mạnh dẫn đến có nhiều đá nổi trên mặt. Cho nên, mùa mưa kéo dài ngập úng, mùa khô khắc nghiệt với sự bốc hơi, thoát nước cao. Tầng đất mặt thường bị chai cứng vào mùa khô, thậm chí không có tầng A, có nơi không có tầng B làm lộ dần tầng C, cấu tượng đất bị phá vỡ, mùa mưa bị úng nước do khi xuống sâu 0,5-1 m gặp tầng đá mẹ. Có nơi tầng đất dày 20-30cm không có khả năng giữ ẩm. Đất có tỷ lệ cát cao và kết von bề mặt lớn làm cho khả năng giữ ẩm kém, dễ mất nước trong mùa khô, mặt khác mùn và các dinh dưỡng khác cũng rất dễ bị rửa trôi trong mùa mưa. Đất có hàm lượng mùn và dinh dưỡng thấp cùng với khí hậu khắc nghiệt nên việc chọn cây trồng hợp lý là một thử thách. Đồng thời, phải có đầu tư về qui trình kỹ thuật mới mang lại hiệu quả.

Một số địa phương đã chuyển đổi diện tích rừng khộp sang trồng cây công nghiệp như: cao su, keo, bạch đàn, điều…. Việc làm này có thể mang lại hiệu quả kinh tế trong một hai chu kỳ đầu, nhưng tương lai sẽ tác động lớn đến vấn đề môi trường, nếu xảy ra tình trạng cháy rừng thì những loại cây trồng này không thể tự phục hồi. Bên cạnh đó, với chương trình giao đất giao rừng, trên địa bàn tỉnh đã có nhiều diện tích rừng khộp nghèo kiệt được giao cho hộ gia đình, cộng đồng các đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 304/2005-QĐ-TTg, nhưng do nhiều nguyên nhân như thiếu sự quản lý chặt

chẽ, kém hiệu quả nên nhiều nơi, nhiều diện tích đất rừng bị lấn chiếm, chặt phá, sang nhượng trở thành đất nông nghiệp. Bên cạnh đó, những năm gần đây các doanh nghiệp tư nhân, hộ gia đình và chương trình trồng cao su do thủ tướng chính phủ chỉ đạo cho tỉnh Đăk Lăk đầu tư vào trồng cây cao su với diện tích rất lớn trên địa bàn 2 huyện Ea Soup và Buôn Đôn nhưng không mang lại hiệu quả kinh tế còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường rừng. Ngoài ra, khu vực vùng biên giới cũng đã thất bại với việc đưa cây Keo, cây Điều vào trồng trên vùng đất khô hạn này. Nhiều diện tích bỏ hoang sau khai thác rừng nhưng không tìm được cây trồng phù hợp hoặc có trồng nhưng hiệu quả không cao.

Hiện nay, với nghiên cứu của Bảo Huy về thử nghiệm làm giàu rừng khộp bằng cây Tếch đã mang lại kết quả khả quan trên cơ sở tìm ra các dạng lập địa thích hợp cho sinh trưởng của cây Tếch. Mô hình này được xây dựng trên cơ sở giữ nguyên hiện trạng rừng. Còn đối với mô hình trồng cây Trôm sẽ tiến hành thử nghiệm trên diện tích đất đã bị khai phá, bỏ hoang hoặc trên diện tích đất canh tác nông nghiệp kém hiệu quả nhằm tìm được điều kiện sinh thái thích hợp cho cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân cũng như lựa chọn được loại cây trồng thích hợp và cải thiện chất lượng môi trường ở vùng khô hạn biên giới.

Điểm qua một số kết quả nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các vấn đề liên quan đến đề tài nghiên cứu, có thể rút ra một số nhận xét như sau:

- Trên thế giới các kết quả nghiên cứu về cây Trôm tuy không nhiều nhưng cũng đã cung cấp một số thông tin về mặt phân loại, tên gọi, mô tả hình thái, giải phẫu, giá trị sử dụng, các đặc tính sinh thái,… Những kết quả nghiên cứu này là cơ sở khoa học cho việc gây trồng và phát triển loài cây này ở các nước trên thế giới những năm qua.

mang tính chất đơn lẻ và chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực phân loại, hình thái, công dụng của mủ và hạt. Đặc biệt, còn thiếu những nghiên cứu về đặc điểm lâm học, chọn giống, các biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh cũng như kỹ thuật khai thác mủ nhằm nâng cao chất lượng rừng trồng cho mục đích môi trường và kinh tế tại vùng khô hạn biên giới. Cụ thể:

Mới khảo sát ban đầu về phân bố của Trôm ở các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, chưa điều tra phân bố cũng như nghiên cứu đặc điểm lâm học của loài trên diện rộng hơn.

Mặc dù Trôm đãđược các tỉnhTây nguyên đưa vào trồng khá sớm nhưng chưa chỉ mang tính đơn lẻ, tự phát, chưa có tổng hợp, đánh giá các mô hình rừng trồng cũng như hiệu quả kinh tế của các mô hình.

Trôm là loài cây được gây trồng với mục đích chính là lấy mủ, do vậy năng suất và chất lượng rừng trồng đóng vai trò rất quan trọng. Mặc khác, Trôm là loài có phân bố tự nhiên rộng, có nhiều xuất xứ, nhiều dòng giống có khả năng cho mủ và chất lượng mủ khác nhau. Tại Việt Nam, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về chọn và khảo nghiệm giống Trôm. Các biện pháp nhân giống Trôm bước đầu đã được nghiên cứu, tuy nhiên các nghiên cứu này chỉ mới chỉ mang tính đơn lẻ.

Cho đến nay, ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống các biệt kỹ thuật trồng rừng như lập địa trồng, mật độ, phân bón,…các biện pháp kỹ thuật trồng đang được áp dụng chủ yếu dựa trên kinh nghiệm trồng các loài cây gỗ khác.

Mủ Trôm là sản phẩm chính trong quá trình thu hoạch, mặt khác nhựa cũng là nguồn sống của cây. Vì vậy, kỹ thuật khai thác quá trình thu hoạch không đúng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng, số lượng mủ và tuổi thọ của cây trồng.

phân bố, giá trị sử dụng và gây trồng Trôm. Tuy nhiên từ những phân tích ở trên cho thấy, các công trình chưa nghiên cứu một cách đầy đủ và toàn diện về loài cây đa tác dụng này. Do đó, việc thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây Trôm (Sterculia foetida) trên vùng khô hạn thuộc khu vực biên giới của tỉnh Đăk Lăk” là hết sức thiết thực.

Chương 2

MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây trôm (sterculia foetida) trên vùng khô hạn thuộc khu vực biên giới của tỉnh đăk lăk​ (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)