Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây trôm (sterculia foetida) trên vùng khô hạn thuộc khu vực biên giới của tỉnh đăk lăk​ (Trang 45)

3.2.1. Vị trí địa lý:

Huyện Buôn Đôn có tọa độ địa lý từ 1209' - 12054' vĩ độ bắc và từ 107042' - 10807' kinh độ đông. Huyện Buôn Đôn nằm ở rìa phía Tây tỉnh Đắk Lắk. Phía Nam giáp huyện Cư Jút, phía Đông Nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột, phía Đông giáp huyện Cư M'gar, phía Bắc giáp huyện Ea Soup. Phía Tây huyện là biên giới với Campuchia.

Hình 3.2. Bản đồ hành chính huyện Buôn Đôn [25].

Con sông Serepôk chảy cắt ngang huyện, theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, sang đất Campuchia để góp nước vào sông Mê Kông. Trung tâm huyện

Buôn Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km về hướng Tây bắc theo con đường tỉnh lộ số 1. Địa danh Bản Đôn cách thị trấn Buôn Đôn 20 km về hướng Ea Soup. Huyện Buôn Đôn hiện nay có 99 thôn buôn.

3.2.2. Địa hình

Huyện Buôn Đôn nằm trong vùng bán bình nguyên EaSup, có địa hình đa dạng cao thấp không đều nhau tạo thành những vùng úng trũng cục bộ gây ra rất nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Đất đai và địa hình của huyện Buôn Đôn tạo ra một hệ sinh thái động thực vật đa dạng phong phú, là điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội trong những năm trước mắt và lâu dài.

Địa hình huyện Buôn Đôn được chia thành 3 dạng chính đó là đồi núi thấp, cao nguyên núi lửa và thung lũng ven sông.

- Địa hình đồi núi thấp có diện tích khoảng 115.346,0 ha chiếm 82,0% tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở phía Tây Bắc của huyện gồm bán bình nguyên với các đồi thoải và các dãy núi nhô lên uốn lượn bắt đầu từ biên giới Việt Nam - Campuchia tới gần trung tâm huyện với đỉnh cao nhất là CưMlanh cao 502m. dạng địa hình này có độ cao trung bình từ 200m đến 250m so với mực nước biển.

- Địa hình cao nguyên núi lửa có diện tích 17.910,0 ha chiếm 12,67% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bố ở phía Đông và phía Đông Nam của huyện, có độ chia cắt nhẹ đến trung bình tạo thành những dãy đồi lượn sóng có độ dốc từ 80 đến 150, độ cao trung bình từ 250m đến 300m so với mực nước biển. địa hình này có xu hướng thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Đất ở dạng địa hình này có nguồn gốc từ phun trào bazan hoặc trầm tích với đất nâu đỏ hoặc đất đỏ vàng. Địa hình này thích hợp để bố trí các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế như cà phê, ca cao, cao su, hồ tiêu điều,…

- Dạng địa hình trũng thấp được phân bố dọc theo các sông, suối lớn thuộc lưu vực sông Sêrêpôk tạo nên những vùng tương đối bằng phẳng có độ dốc trung bình từ 00 đến 30, mùa mưa thường ngập úng. Địa hình này khoảng 1.146,0 ha chiếm 0.8% tổng diện tích đất tự nhiên, thuận lợi cho việc phát triển trồng cây lúa nước.

3.2.3. Thổ nhưỡng

Bản đồ đất tỷ lệ 1/50.000 của huyện Buôn Đôn được xây dựng năm 2003 do Trung tâm tư vấn Tài nguyên và Môi trường – Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Lắk thực hiện có 15 loại đất thuộc 5 nhóm như sau:

+ Nhóm đất đỏ: có diện tích 12138,53 ha chiếm 8,61% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bố ở xã EaNuôl, EaBar, Tân Hoà, EaWer. Nhóm đất này thích hợp cho việc trồng cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu, điều….

+ Nhóm đất có tầng sét chặt, cơ giới dị phân: có diện tích 4582,51 ha chiếm 3,25% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bố ở các xã EaWer và KrôngNa. Nhóm đất này thích hợp cho việc trồng cây lúa nước và cây trồng hàng năm như ngô, sắn…

+ Nhóm đất xám: là nhóm đất chính của huyện với diện tích 71791,15 ha chiếm 50,90% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bố ở hầu hết các xã trên địa bàn của huyện. Nhóm đất này thích hợp cho việc bố trí các loại cây trồng hàng năm và lâu năm.

+ Nhóm đất nâu: có diện tích 47163,80 ha chiếm 33,44% tổng diệntích đất tự nhiên được phân bố trên địa bàn toàn huyện. Nhóm đất này thích hợp cho việc trồng các loại cây hoa màu và cây công nghiệp hàng năm.

+ Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá: có diện tích 5327,01 ha chiếm 3,78% tổng diện tích đất tự nhiên được phân bố trên các đỉnh núi cao như CưMinh,

CưMao xã Krông Na. Nhóm đất này bị xói mòn rửa trôi mạnh hầu như không có khả năng sản xuất.

3.2.4. Khí hậu

Khí hậu huyện Buôn Đôn mang đầy đủ những đặc điểm của tiểu vùng khí hậu bán bình nguyên EaSup là khu vực nhiệt đới gió mùa hàng năm có hai mùa rõ rệt đó là mùa khô và mùa mưa.

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 230C đến 240C về mùa khô nhiệt độ trung bình là 21,70C tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 3 với nhiệt độ 23,50C. Mùa mưa nhiệt độ trung bình là 24,70C tháng nóng nhất là tháng 4 và tháng 6. Số giờ nắng trung bình trong năm là 2.332,0 giờ.

+ Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.824,2 mm, lượng mưa được phân bố tương đối đồng đều trên toàn bộ lãnh thổ của huyện nhưng lượng mưa lại phân bố không đều trong năm. Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 lượng mưa chiếm gần 92,0% lượng mưa cả năm. Các tháng mưa nhiều là tháng 5, 8, 9, 10. Do lượng mưa nhiều, mưa tập trung đã gây ngập úng một số vùng cục bộ làm thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. Mùa khôbắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau lượng mưa chiếm 8% lượng mưa cả năm, các tháng mưa ít là tháng 12 và 1, 2 năm sau có tháng hầu như không mưa. Tuy nhiên có những năm mưa muộn làm ảnh hưởng tới việc gieo trồng cây vụ Đông và mưa sớm làm ảnh hưởng tới việc thu hoạch các cây nông nghiệp vụ Xuân.

+ Gió hướng gió thịnh hành thay đổi theo mùa, tốc độ gió trung bình hàng năm là 3,0m/s đến 3,5m/s. Mùa khô hướng gió thịnh hành là gió Đông Bắc còn mùa mưa hướng gió thịnh hành là gió Tây Nam, đặc biệt vào mùa khô gió Tây Bắc hoạt động mạnh thường gây khô nóng, lượng bốc hơi nước bề mặt lớn làm đất khô hạn gây tác hại xấu tới cây trồng và vật nuôi.

+ Độ ẩm không khí tương đối cao trung bình hàng năm từ 80% đến 85%, tháng có độ ẩm lớn nhất là tháng 9 với độ ẩm 91%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3 với độ ẩm 73,0%.

+ Lượng bốc hơi nước trung bình trong năm là 1.689.4 mm qua hai chỉ tiêu lượng mưa và lượng bốc hơi nước cho ta thấy lượng mưa và lượng bốc hơi nước gần bằng nhau đây là yếu tố gây khô hạn nghiêm trọng làm ảnh hưởng rất lớn tới sản xuất nông nghiệp.

3.2.5. Thủy văn, sông suối

Buôn Đôn nằm trong lưu vực sông Sêrêpôk có hệ thống sông ngòi khá dày đặc với mật độ trung bình mạng lưới sông ngòi khoảng 0,4 km đến 0,6 km/km2. Các sông suối trong vùng bắt nguồn từ phía Đông - Đông Bắc và một số suối nhỏ bắt nguồn từ phía Tây Nam chảy vào sông Sêrêpôk.

Sông Sêrêpôk là sông lớn nhất ở Tây nguyên bắt nguồn từ các dãy núi cao Cư Yang Sin chảy theo hướng Đông Nam - Tây Bắc qua Campuchia rồi đổ vào sông Mêkông. Phần chảy qua địa bàn huyện dài 89,3 km, mùa khô sâu từ 2m đến 3m về mùa lũ có thể sâu từ 5m đến 10m, lòng sông rộng từ 100m đến 150m, lưu lượng dòng chảy bình quân khoảng 260 m3/s đến 300 m3/s, có nhiều thác ghềnh. Mùa mưa nước sông dâng cao thường gây lũ lụt cục bộ ở một số nơi.

Ngoài sông Sêrêpôk huyện Buôn đôn còn có nhiều suối lớn như suối ĐăkLau, ĐăkKin, ĐăkNa, EaTul,… được phân bố đều trên khắp địa bàn huyện theo hình xương cá với nguồn nước dồi dào rất thuần lợi cho việc chủ động tưới tiêu và sinh hoạt dân sinh.

3.2.6. Tài nguyên thiên nhiên

Buôn Đôn có nhiều tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là hệ sinh thái rừng, có Vườn Quốc gia Yok Đôn lớn nhất nước với hệ động thực vật phong phú nhiều động thực vật quý hiếm có giá trị kinh tế cao, không những phong phú

đa dạng mà còn rất đặc trưng cho hệ động thực vật Đông Nam Á. Vườn Quốc gia Yok Đôn nằm trên địa phận 2 huyện Ea Soup và Buôn Đôn giáp biên giới Campuchia, năm 2002 ranh giới Vườn được xác định với tổng diện tích 115.545ha, trong đó phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là 80.947ha phân khu phục hồi sinh thái là 30.426ha và phân khu dịch vụ hành chính là 4.172ha, một vùng đất tương đối bằng phẳng có hai ngọn núi nhỏ ở phía Nam của Sông Sêrêpôk, rừng chủ yếu là rừng tự nhiên phần lớn là rừng khộp, Yok Đôn cũng là Vườn Quốc Gia duy nhất ở Việt Nam bảo tồn loại rừng đặc biệt này. Với mục tiêu tận dụng ưu thế về cảnh quan tự nhiên sinh thái để phát triển du lịch rừng Yok Đôn đưa vào khai thác kinh doanh du lịch như: thành lập Trung tâm Dịch vụ du lịch và Giáo dục môi trường ngày càng thu hút được nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan nghiên cứu và học tập.

Khi nói tới Buôn Đôn người ta nghĩ ngay đến có một loại động vật quý hiếm đó là voi. Voi là động vật quý hiếm ở nước ta và trên thế giới. Hiện nay voi không những phục vụ vào mục đích vận chuyển hàng hóa mà voi còn còn tham gia vào hoạt động du lịch đem lại lợi nhuận khá cao cho các đơn vị kinh doanh du lịch và người dân.

Nhìn chung về điều kiện tự nhiên của khu vực nghiên cứu:

- Tại khu vực nghiên cứu đa số địa hình bằng phẳng, độ dốc thấp, một vài khu vực phân chia cao thấp không đồng đều đã tạo nên những vùng úng trũng cục bộ.

- Đất đai ở đây khá phong phú về các loại đất, tuy nhiên chỉ phân thành vài nhóm đất chính với đa số diện tích đất nằm ở nhóm đất xám và đất xám bạc màu chiếm hơn 60% tổng diện tích tự nhiên của khu vực. Diện tích đất màu ở đây rất ít với nhóm đất đỏ và nhóm đất phù sa chiếm khoảng 5% đến 6% tổng diện tích tự nhiên của khu vực.

- Khí hậu tại đây chia làm hai mùa rõ rệt với lượng mưa thấp từ 1420 mm/năm đến 1824 mm/năm. Lượng mưa phân bố không đồng đều theo thời gian trong năm nên thường gây ra hiện tượng ngập úng cục bộ vào mùa mưa với lượng mưa lớp chiếm 92% đến 93,5% lượng mưa cả năm phân bố chủ yếu vào tháng 8 đến tháng 10. Mùa khô hầu như không mưa dẫn đến khô hạn kéo dài, có những tháng kiệt không có mưa.

- Đa phần là đất xấu, tầng đất mỏng, trơ sỏi đá, nghèo dinh dưỡng. Tầng đất mặt thường bị chai cứng vào mùa khô, thậm chí không có tầng A, có nơi không có tầng B làm lộ dần tầng C, cấu tượng đất bị phá vỡ, mùa mưa bị úng nước, do khi xuống sâu 0,5-1 m gặp tầng đá mẹ. Có nơi tầng đất dày 20- 30 cm không có khả năng giữ ẩm. Đất có tỷ lệ cát cao và kết von bề mặt lớn làm cho khả năng giữ ẩm kém, dễ mất nước trong mùa khô, mặt khác mùn và các dinh dưỡng khác cũng rất dễ bị rửa trôi trong mùa mưa. Đất có hàm lượng mùn và dinh dưỡng thấp cùng với khí hậu khắc nghiệt nên việc lựa chọn cây trồng hợp lý là một thử thách. Đồng thời, phải có đầu tư về qui trình kỹ thuật mới mang lại hiệu quả.

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Đánh giá sinh trưởng của cây Trôm ở các mô hình trồng thử nghiệm

Trong khuôn khổ đề tài chỉ thực hiện đánh giá sinh trưởng của 06/15 mô hình trồng rừng thử nghiệm cây Trôm còn lại đến thời điểm thu thập số liệu tháng 11/2018. Thời gian đánh giá sinh trưởng của các mô hình từ tháng 7/2015 đến tháng 7/2018.

4.1.1. Kết quả sinh trưởng của các mô hình trồng năm 2015

Kết quả nghiên cứu sinh trưởng của cây Trôm trong các mô hình được ghi ở bảng 1 dưới đây.

Bảng 4.1. Kết quả đánh giá sinh trưởng các mô hình thí nghiệm cây Trôm trồng năm 2015 Thời gian (tháng) Địa điểm Tỷ lệ sống (%)

Chỉ tiêu sinh trưởng Tỷ lệ phẩm chất (%) H (m) Doo (cm) Dt (m) A B C 04 BD2015 92,29±1,81 0,30±0,02 0,88±0,08 <1 27,78 51,11 21,11 ES2015 90,50±1,99 0,34±0,03 1,14±0,09 <1 60,00 33,33 6,67 p-value >0,05 >0,05 <0,05 / / / / 12 BD2015 / 0,57±0,03 2,12±0,15 <1 71,11 12,22 16,67 ES2015 / 0,49±0,03 2,10±0,16 <1 69,33 26,67 4,00 p-value / >0,05 >0,05 / / / / 24 BD2015 / 1,13±0,06 3,90±0,36 <1 14,44 71,11 14,44 ES2015 / 0,92±0,07 4,21±0,39 1-2 74,00 26,00 0 p-value / >0,05 >0,05 / / / / 36 BD2015 / 1,53±0,08 4,34±0,40 <1 14,44 70,56 15,00 ES2015 / 1,44±0,09 5,83±0,44 2-4 74,00 26,00 0 p-value / >0,05 <0,05 / / / /

Kết quả về tỷ lệ sống, các chỉ tiêu sinh trưởng và phẩm chất cây trồng được thể hiện tại bảng 4.1. Sau 04 tháng trồng thì tỷ lệ sống của cây Trôm giữa 02 mô hình tương đối cao, đều cao hơn 90% và chưa có khác biệt mang ý nghĩa thống kê (P-value>0,05). Tương tự như tỷ lệ sống thì chỉ tiêu sinh

trưởng về chiều cao (0,30±0,02 m và 0,34±0,03) và đường kính tán (< 1m) tại thời điểm này chưa có sự khác biệt giữa mô hình trồng năm 2015 ở huyện Buôn Đôn và Ea Soup. Đường kính gốc có khác biệt giữa các mô hình (P- value<0,05) nhưng chưa có khác biệt nhiều, tại Buôn Đôn đường kính gốc 0,88±0,08cm so với mô hình tại huyện Ea Soup là 1,14±0,09 cm.

Kết quả sinh trưởng sau 12 tháng và 24 tháng chưa có sự khác biệt ở thông số chiều cao và đường kính gốc nhưng đường kính tán qua điều tra cho thấy mô hình tại Ea Soup sinh trưởng tốt hơn tại Buôn Đôn (đường kính tán dao động khoảng từ 1-2 m).

Sau 36 tháng, các kết quả sinh trưởng tại 02 mô hình ở 02 huyện có sự khác biệt rõ ràng hơn ở đường kính gốc và đường kính tán. Đường kính gốc ở mô hình tại huyện Ea Soup là 5,83±0,44 m so với 4,34±0,40 m ở huyện Buôn Đôn. Đường kính tán ở mô hình huyện Ea Soup tăng trưởng mạnh với giá trị đạt khoảng từ 2-4 m, trong khi đó tại huyện Buôn Đôn hầu như không tăng trưởng.

Chiều cao vút ngọn không có khác biệt giữa 02 mô hình. Nhưng các thông số theo dõi khác ở Ea Soup đều cao hơn, giải thích cho vấn đề này, vì khi cây phân nhánh nếu không có biện pháp cắt tỉa thì ưu thế cành tốt hơn chồi ngọn, dẫn đến chiều cao vút ngọn tăng trưởng chậm nhưng đường kính tán lại tăng trưởng nhanh ở mô hình huyện Ea Soup.

So với mô hình tại Buôn Đôn thì phẩm chất cây trồng tại Ea Soup cũng tốt hơn. Qua các thời điểm đanh giá, mô hình tại Buôn Đôn chủ yếu là loại B, còn mô hình tại Ea Soup chủ yếu là loại A. Tại thời điểm 36 tháng, loại A đạt 74% trên tổng số cây ở mô hình huyện Ea Soup (không có cây loại C), trong khi đó mô hình tại huyện Buôn Đôn chủ yếu là cây loại B ( chiếm 70,56%), loại A và C tương đương nhau (tương ứng là 14,44% và 15%).

Biểu đồ 4.1. Chiều cao cây Trôm tại các thời điểm đánh giá tại các mô hình trồng năm 2015

Biểu đồ 4.2. Đường kính gốc cây Trôm tại các thời điểm đánh giátại các mô hình trồng năm 2015 0.3 0.57 1.13 1.53 0.34 0.49 0.92 1.44 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 0 4 8 12 16 20 24 28 32 36Thời gian (tháng) H (m) H - BD2015 H - ES2015 0.88 2.12 3.9 4.34 1.14 2.10 4.21 5.83 0 1 2 3 4 5 6 7 0 4 8 12 16 20 24 28 32 36 Thời gian (tháng) D0 (cm) D0 - BD2015 D0 - ES2015

Biểu đồ 4.3. Phẩm chất cây Trôm tại các thời điểm đánh giácủa mô hình

trồng năm 2015huyện Buôn Đôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây trôm (sterculia foetida) trên vùng khô hạn thuộc khu vực biên giới của tỉnh đăk lăk​ (Trang 45)