Kết quả phân tích đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây trôm (sterculia foetida) trên vùng khô hạn thuộc khu vực biên giới của tỉnh đăk lăk​ (Trang 63)

Bảng 4.4. Kết quả phân tích một số chỉ tiêu của đất tại các địa điểm đánh giá sinh trưởng cây Trôm

Chỉ tiêu phân tích Kích thước (mm) Địa điểm

BDCanh BDChuc BDVinh ESTuan ESTinh ESHue

Hạt sạn sỏi (%) >10 2,42 1,69 1,42 0 0,83 0,00 10-5 8,86 4,39 5,09 0 4,12 0,00 5-2 13,08 9,63 10,37 0 8,33 3,75 Tổng hạt sạn sỏi 24,36 15,71 16,88 0 13,28 3,75 Hạt cát (%) 2-1 3,08 3,03 2,51 4,13 3,19 9,87 1-0,5 2,36 2,16 3,41 8,19 4,09 13,32 0,5- 0,25 4,01 4,02 5,11 7,63 3,74 8,18 0,25- 0,1 3,19 6,52 4,46 9,98 4,93 5,47 0,1- 0,05 7,66 8,00 9,95 12,92 9,03 10,07 Tổng hạt cát 20,3 23,37 25,44 42,85 20,89 46,91 Hạt bụi (%) 0,05- 0,01 13 15,32 14,08 16,03 15,66 13,29 0,01- 0,005 10,66 12,82 11,93 20,16 12,97 16,05 Tổng hạt bụi 23,66 28,14 26,01 36,19 28,63 29,34 Hạt sét (%) <0,005 31,68 32,42 31,77 21,06 33,11 20,00 Hữu cơ (%) / 1,48 0,65 0,55 1,32 1,09 1,12 pH (H2O) / 5,41 5,51 4,86 5,86 4,75 5,18

Kết quả phân tích thành phần cơ giới, hữu cơ và pH đất thể hiện ở bảng 4.4 cho thấy thành phần cơ giới (tỷ lệ hạt sạn sỏi, hạt cát, hạt bụi, hạt sét) có sự khác biệt lớn tại các địa điểm xây dựng mô hình. Trong đó, tỷ lệ một số

loại hạt có khoảng dao động tương đối lớn như hạt sạn sỏi (3,75-24,36%), hạt cát (20,3-46,91%), hạt sét (20-33,11%). Thành phần hữu cơ và pH tương đối thấp (thành phần hữu cơ 0,55-1,48%, pH 4,75-5,86). Nhận định ban đầu về đất đai tại các địa điểm xây dựng mô hình nghiên cứu là đất nghèo dinh dưỡng, có tỷ lệ hạt sạn sỏi hoặc cát tương đối cao, đất chua.

4.2.2. Ảnh hưởng một số nhân tố sinh thái đến tỷ lệ sống vàsinh trưởng của cây Trôm

Đề tài thực hiện bố trí các ô thí nghiệm với sự khác nhau của 7 nhân tố sinh thái chính là:

- Mức độ ngập nước vào mùa mưa; - Thành phần cơ giới đất (Tỷ lệ sét); - Độ sâu tầng đất; - Độ dốc; - Đá lẫn; - Đá nổi; - Tỷ lệ kết von.

Các nhân tố này được giả định là có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây Trôm trong các mô hình trồng rừng thử nghiệm.

Trên cơ sở dữ liệu của 68 ô thí nghiệm bố trí trên tổ hợp của 7 nhân tố sinh thái, tiến hành đánh giá sự tác động của từng nhân tố đến khả năng sinh trưởng của cây Trôm trogn các mô hình trồng rừng thử nghiệm.

4.2.2.1. Nhân tố ngập nước

Các ô thử nghiệm phân bố ở 02 trạng thái ngập nước nhẹ trong mùa mưa và không ngập nước. Trong 68 ô thí nghiệm có 47 ô không ngập nước và 21 ô ngập nước nhẹ trong mùa mưa.

Bảng 4.5. Tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Trôm theo nhân tố ngập nước

STT Chỉ tiêu P- value

Giá trị theo các chỉ tiêu ở cấp ngập nước

Không ngập nước Ngập nước

1 Số ô (ô) / 47 21

2 TLS (%) <0,05 91,96±0,71 47,72±1,07

3 H (m) <0,05 0,37±0,01 0,28±0,02

4 Do (cm) <0,05 1,18±0,05 0,84±0,07

Kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt rõ rệt ở tất cả các chỉ tiêu theo dõi. Ở các ô thí nghiệm không ngập nước có tỷ lệ cây sống cao đạt gần 92%, chiều cao và đường kính gốc sau 04 tháng gây trồng đạt 0,37±0,01 m và 1,18±0,05 cm. Trong khi đó ở những mô hình bị ngập nước trong mùa mưa tỷ lệ sống chỉ đạt 47,72±1,07%, chiều cao và đường kính gốc tương ứng là 0,28±0,02 m và 0,84±0,07 cm.

4.2.2.2. Thành phần cơ giới đất

Tại vùng Buôn Đôn và Ea Soup từ những nghiên cứu trước đây về lập địa gây trồng như cây Tếch, thì đất đai 02 khu vực này đa dạng về loại đất. Tuy nhiên đề tài chỉ bố trí được một số lượng nhỏ (68 ô/15 hộ dân) và trên đất nông nghiệp nên khó khăn trong việc phân loại đất. Đối chiếu với thực tế phân tích đất và một số nghiên cứu về gây trồng trước đây, trong khuôn khổ đề tài chỉ phân cấp theo tỷ lệ sét thành 03 cấp: (1) <20% (Đất thịt nhẹ); (2) 20-30% (Đất thịt nặng) và (3) >30% (Đất cát).

Bảng 4.6. Tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Trôm theo nhân tố thành phần cơ giới đất (tỷ lệ sét)

STT Chỉ tiêu P-

value

Giá trị theo các chỉ tiêu ở cấp thành phần cơ giới đất (tỷ lệ sét) <20% 20-30% >30% 1 Số ô (ô) / 16 23 29 2 TLS (%) >0,05 76,45±5,33 76,03±4,44 81,11±3,96 3 H (m) <0,05 0,29±0,02 0,37±0,02 0,34±0,02 4 Do (cm) >0,05 0,97±0,09 1,21±0,07 1,02±0,06

Ở giai đoạn sau 04 tháng gây trồng, 02 chỉ tiêu về tỷ lệ sống và đường kính gốc chưa có sự khác biêt (P-value>0,05). Tuy nhiên, giá trị chiều cao có khác biệt ở các cấp tỷ lệ sét, nhưng chưa có sự khác biệt rõ ràng ở các cấp tỷ lệ sét, chỉ có cấp tỷ lệ sét <20% và cấp tỷ lệ sét >30% là có khác biệt, tương ứng chiều cao là 0,29±0,02 m và 0,34±0,02 m (phụ lục phân tích thống kê nhân tố thành phần cơ giới đất sau 04 tháng).

4.2.2.3. Độ sâu tầng đất

Độ sâu tầng đất được chia thành 3 cấp: (1) > 60cm, (2) 30 - 60cm và (3) < 30cm. Kết quả đánh giá tại các địa điểm bố trí mô hình, đa số là tầng đất mỏng, chủ yếu có độ sâu từ 30 - 60cm, kết quả cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đây về 02 vùng đất này. Phân bố của 68 ô thí nghiệm về độ sâu tầng đất như sau:

Bảng 4.7. Tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Trôm theo nhân tố độ sâu tầng đất

STT Chỉ tiêu P-

value

Giá trị theo các chỉ tiêu ở cấp độ sâu tầng đất >60 cm 30-60 cm <30 cm 1 Số ô (ô) / 20 42 06 2 TLS (%) >0,05 81,41±4,74 78,24±3,27 68,34±8,65 3 H (m) <0,05 0,40±0,02 0,32±0,01 0,29±0,03 4 Do (cm) <0,05 1,33±0,07 0,98±0,05 0,85±0,13

Kết quả thử nghiệm bước đầu cho thấy chưa có sự khác biệt về tỷ lệ sống ở 03 cấp độ sâu, tỷ lệ sống đạt trung bình khoảng 70-80%. Nhưng đã có sự khác biệt, có ý nghĩa về mặt thống kê (P-value<0,05) đối với 02 chỉ tiêu về chiều cao và đường kính gốc.

Kết quả phân tích ở bảng 10 cho thấy, chiều cao và đường kính ở cấp đất sâu hơn 60 cm có sinh trưởng tốt hơn với 0,40±0,02 m và 1,33±0,07 cm. Ở 02 cấp đất còn lại có sự khác biệt nhỏ hơn (Chi tiết tại phụ lục phân tích thống kê nhân tố độ sâu tầng đất sau 04 tháng).

4.2.2.4. Độ dốc

Các ô thí nghiệm đa phần được bố trí ở những vùng có độ dốc nhỏ, số ô thí nghiệm từ 0-15 độ chiếm 60/68 ô, chỉ có 08 ô có độ dốc >15 độ. Trong khuôn khổ đề tài chỉ chia làm 3 cấp: (1) < 3độ, (2) 3 - 15độ và (3) ≥ 15độ.

Bảng 4.8. Tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Trôm theo nhân tố độ dốc

STT Chỉ tiêu P-

value

Giá trị theo các chỉ tiêu ở cấp độ dốc

<3 độ 3-15 độ >15 độ

1 Số ô (ô) / 32 28 08

2 TLS (%) >0,05 75,99±3,75 78,46±4,00 86,96±7,49 3 H (m) >0,05 0,35±0,02 0,34±0,02 0,30±0,03 4 Do (cm) >0,05 1,17±0,06 1,02±0,07 0,87±0,12

Sau 04 tháng gây trồng, kết quả phân tích 03 chỉ tiêu về tỷ lệ sống, chiều cao và đưởng kính ở 03 cấp dốc <3 độ, 3-15 độ và >15 độ chưa có sự khác biệt (P-value>0,05) với tỷ lệ sống trung bình đạt khoảng 76-87%, chiều cao trung bình đạt khoảng 0,30±0,03 m đến 0,35±0,02 m, đường kính gốc trung bình đạt 0,87±0,12 m đến 1,17±0,06 cm.

4.2.2.5. Đá nổi

Sau khi đo đếm trên thực tế tỷ lệ đá nổi được phân thành 3 cấp: (1) < 10%, (2) 10 - 30%, (3) > 30%. Phân bố 68 ô thí nghiệm với 3 cấp độ của tỷ lệ đá nổi được thống kê ở bảng 9.

Bảng 4.9. Tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Trôm theo nhân tố đá nổi

STT Chỉ tiêu P-

value

Giá trị theo các chỉ tiêu ở cấp đá nổi

<10% 10-30% >30%

1 Số ô (ô) / 38 16 14

2 TLS (%) >0,05 71,65±3,22 82,70±4,96 91,30±5,30 3 H (m) >0,05 0,34±0,01 0,36±0,02 0,31±0,02 4 Do (cm) >0,05 1,11±0,06 1,05±0,09 0,99±0,10

Kết quả phân tích phương sai cho thấy tỷ lệ sống và sinh trưởng trong giai đoạn đầu ở 03 cấp đá nổi chưa có sự khác biệt với giá trị P-value ở tất cả các chỉ tiêu đều lớn hơn 0,05. Tỷ lệ sống có quảng phân bố khá rộng (khoảng 72-91%), trong khi đó chiều cao đạt khoảng 0,31±0,02 m đến 0,34±0,01 m và đường kính gốc đạt khoảng 0,99±0,10 m đến 1,11±0,06 cm.

4.2.2.6. Đá lẫn

Kết quả điều tra 68 ô thí nghiệm cho thấy, ở nhân tố đá nổi với 03 cấp thì ở nhân tố đá lẫn cũng thể hiện 03 cấp đá lẫn với các thông số tương đồng.

Bảng 4.10. Tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Trôm theo nhân tố đá lẫn

STT Chỉ tiêu P-

value

Giá trị theo các chỉ tiêu ở cấp đá lẫn

<10% 10-30% >30%

1 Số ô (ô) / 38 16 14

2 TLS (%) >0,05 71,65±3,22 82,70±4,96 91,30±5,30 3 H (m) >0,05 0,34±0,01 0,36±0,02 0,31±0,02 4 Do (cm) >0,05 1,11±0,06 1,05±0,09 0,99±0,10

Vì vậy, kết quả phân tích phương sai cũng cho thấy giá trị tỷ lệ sống và sinh trưởng như nhân tố đá nổi vẫn chưa có sự khác biệt (Chi tiết tại số liệu phân tích nhân tố đá lẫn và đá nổi sau 04 tháng ở phụ lục).

4.2.2.7. Tỷ lệ kết von

Sau khi đo đếm trên thực tế tỷ lệ kết von được chia thành 3 cấp: (1) < 10%, (2) 10 - 30%, (3) > 30%.

Bảng 4.11. Tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Trôm theo nhân tố tỷ lệ kết von

STT Chỉ tiêu P-

value

Giá trị trung bình ở cấp tỷ lệ kết von

<10% 10-30% >30%

1 Số ô (ô) / 17 27 24

2 TLS (%) <0,05 73,55±4,62 69,72±3,66 91,30±3,89 3 H (m) <0,05 0,29±0,02 0,36±0,02 0,35±0,02 4 Do (cm) >0,05 0,96±0,09 1,15±0,08 1,07±0,07

Trong giai đoạn đầu tỷ lệ kết von có ảnh hưởng đến các chỉ tiêu theo dõi cây Trôm (thể hiện tại bảng 4.11). Cụ thể, có 02 chỉ tiêu là tỷ lệ sống và chiều cao chịu sự tác động bởi cấp tỷ lệ kết von (P-value<0,05).

Tỷ lệ sống đạt cao nhất ở cấp tỷ lệ kết von >30% (91,3%), về thông số chiều cao ở 02 cấp tỷ lệ kết von 20-30% và cấp >30% chưa có sự khác biệt về mặt thống kê ( tương ứng 0,36±0,02 m và 0,35±0,02 m) nhưng ở 02 cấp này có sự khác biệt với cấp kết von <10% (0,29±0,02 m). Trong khi đó về thông số đường kính gốc thì chưa có sự khác biệt (P-value>0,05).

Hình 4.6. Cây Trôm sau 04 tháng trồng tại ô thí nghiệm BDChuc05 (Phạm Trọng Nhân và cs, 2018 [12])

Biểu đồ 4.9. Tỷ lệ sống trung bình của cây Trôm sau 04 tháng theo các nhân tố sinh thái

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Nhân tố và cấp mã hóa TLS (%)

Biểu đồ 4.10. Chiều cao trung bình của cây Trôm sau 04 tháng theo các nhân tố sinh thái

Biểu đồ 4.11. Đường kính gốc trung bình của cây Trôm sau 04 tháng theo các nhân tố sinh thái

Cây Trôm ở giai đoạn 04 tháng tuổi sau khi gây trồng có mối quan hệ với 4 trong 7 nhân tố sinh thái khảo sát là: Cấp ngập nước, thành phần cơ giới

0 0.05 0.1 0.15 0.2 0.25 0.3 0.35 0.4 0.45 Nhân tố và cấp mã hóa H (m) 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 Nhân tố và cấp mà hóa D0 (cm)

(Tỷ lệ sét), độ sâu tầng đất, tỷ lệ kết von. Các nhân tố như độ dốc, đá nổi, đá lẫn chưa thấy sự ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Trôm được gây trồng trong giai đoạn này. Trong 4 nhân tố ảnh hưởng thì nhân tố ngập nước ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến các chỉ tiêu về sinh trưởng của cây Trôm, tiếp đến là tỷ lệ kết von và độ sâu tầng đất, nhân tố thành phần cơ giới (Tỷ lệ sét) cũng ảnh hưởng đáng kể. Mức độ và các nhân tố ảnh hưởng được thống kê theo bảng 4.12.

Bảng 4.12. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến cây Trôm giai đoạn 4 tháng

STT Nhân tố Chỉ tiêu bị ảnh hưởng Chỉ tiêu không bị ảnh hưởng

1 Ngập nước Tỷ lệ sống, chiều cao cây, đường kính gốc -

2 TPCG (Tỷ lệ sét) Chiều cao cây Tỷ lệ sống, đường kính

gốc

3 Độ sâu tầng đất Chiều cao cây, đường

kính gốc Tỷ lệ sống

4 Độ dốc - Tỷ lệ sống, chiều cao cây, đường kính gốc

5 Đá nổi - Tỷ lệ sống, chiều cao cây, đường kính gốc

6 Đá lẫn - Tỷ lệ sống, chiều cao cây, đường kính gốc

7 Tỷ lệ kết von Tỷ lệ sống, chiều cao

cây Đường kính gốc

4.2.3. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tăng trưởng bình quân chiều cao và đường kính gốccây Trôm

Đánh giá sinh trưởng của các mô hình thí nghiệm tại thời điểm tháng 11/2018 gồm 06 nhân tố: Độ sâu tầng đất, thành phần cơ giới đất, độ dốc, đá nổi, đá lẫn và tỷ lệ kết von. Nhân tố ngập nước đã được loại bỏ với nhiều lý do (chủ yếu là các ô thí nghiệm được xây dựng trên đất nông nghiệp và cấp ngập nước ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và sinh trưởng của cây Trôm nên sau

năm đầu tiên hầu hết các hộ dân đều có nguyện vọng chuyển đổi cây trồng khác). Vì vậy, nội dung đánh giá tăng trưởng bình quân chiều cao và đường kính gốc chỉ sử dụng kết quả của 31 ô thí nghiệm và đánh giá theo 06 nhân tố và phân cấp. Trong đó, nhân tố độ sâu tầng đất còn 02 cấp (>60 cm và 30-60 cm) và nhân tố độ dốc còn 02 cấp (<3 độ và 3-8 độ), 02 nhân tố này giảm 01 cấp so với ban đầu, do số lượng ô thí nghiệm giảm.

4.2.3.1. Thành phần cơ giới đất

Số liệu đo đếm của 31 ô thí nghiệm tại thời điểm tháng 11/2018 về thành phần cơ giới phân cấp theo tỷ lệ sét thành 03 cấp: (1) <20% (Đất thịt nhẹ); (2) 20-30% (Đất thịt nặng) và (3) >30% (Đất cát) như sau:

Bảng 4.13. Tăng trưởng bình quân chiều cao và đường kính gốc của cây Trôm theo nhân tố thành phần cơ giới đất

STT Chỉ tiêu P-

value

Giá trị theo các chỉ tiêu ở cấp thành phần cơ giới đất (Tỷ lệ sét)

<20% 20-30% >30%

1 Số ô (ô) / 05 10 16

2 H (m/năm) <0,05 0,48±0,05 1,05±0,04 0,42±0,03 3 Do (cm/năm) <0,05 2,05±0,12 2,43±0,09 1,41±0,07 Thành phần cơ giới đất có tác động đến sinh trưởng cây trồng. Tuy nhiên, với những loại cây khác nhau thì yêu cầu sinh trưởng sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ thịt, cát và sét khác nhau. Tăng trưởng bình quân chiều cao và đường kính gốc cây Trôm chịu ảnh hưởng của tỷ lệ sét (P-value<0,05). Tại cấp sét 20-30% cho giá trị tăng trưởng bình quân chiều cao và đường kính gốc cao nhất với 1,05±0,04 m/năm và 2,43±0,09 cm/năm. Ở cấp sét <20% và cấp >30% chưa có sự khác biệt trong tăng trưởng bình quân chiều cao nhưng có sự khác biệt thông số tăng trưởng bình quân đường kính gốc (2,05±0,12 cm/năm so với 1,41±0,07 cm/năm).

4.2.3.2. Độ sâu tầng đất

Tại thời điểm tháng 11/2018 số ô thí nghiệm còn lại 31 ô với số liệu về độ sâu tầng đất được chia thành 2 cấp: (1) > 60cm, (2) 30 - 60cm:

Bảng 4.14. Tăng trưởng bình quân chiều cao và đường kính gốc của cây Trôm theo nhân tố độ sâu tầng đất

STT Chỉ tiêu P-

value

Giá trị trung bình ở cấp độ sâu tầng đất

>60 cm 30-60 cm <30 cm

1 Số ô (ô) / 15 16 /

2 H (m/năm) <0,05 0,86±0,06 0,42±0,06 / 3 Do (cm/năm) <0,05 2,31±0,08 1,41±0,07 /

Kết quả phân tích cho thấy có sự sai khác có ý nghĩa thống kê ở mức tin cậy 95% giữa 02 cấp độ sâu tầng đất ở chỉ tiêu tăng trưởng bình quân chiều cao và đường kính gốc ở giai đoạn 29-41 tháng tuổi. Với độ sâu tầng đất >60 cm, cho thấy tăng trưởng bình quân chiều cao và đường kính gốc vuợt trội so với các ô thí nghiệm ở độ sâu 30-60 cm, tương ứng 0,86±0,06 m/năm và 2,31±0,08 cm/năm so với 0,42±0,06 m/năm và 1,41±0,07 cm/năm.

4.2.3.3. Độ dốc

Các ô thí nghiệm giảm còn 31 ô nên cấp độ dốc tại thời điểm đánh giá chỉ còn lại 2 cấp: (1) < 3độ, (2) 3 – 15độ. Các ô thí nghiệm ở cấp độ dốc > 15độ, một số mô hình các hộ dân đã chuyển sang cây trồng khác.

Bảng 4.15. Tăng trưởng bình quân chiều cao và đường kính gốc của cây Trôm theo nhân tố độ dốc

STT Chỉ tiêu P-

value

Giá trị trung bình ở cấp độ dốc

<3 độ 3-15 độ >15 độ

1 Số ô (ô) / 15 16 /

2 H (m/năm) >0,05 0,79±0,07 0,49±0,07 /

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây trôm (sterculia foetida) trên vùng khô hạn thuộc khu vực biên giới của tỉnh đăk lăk​ (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)