Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây trôm (sterculia foetida) trên vùng khô hạn thuộc khu vực biên giới của tỉnh đăk lăk​ (Trang 34)

Để hoàn thành các mục tiêu đề tài sử dụng các phương pháp như sau: - Phương pháp kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan của các tác giả đi trước, các tài liệu về khí hậu, đất và các thông tin liên quan khác tại địa điểm nghiên cứu;

2.3.2.1. Đánh giá sinh trưởng của cây Trôm theo vùng sinh thái tại các mô hình trồng thử nghiệm

Các mô hình trồng rừng thử nghiệm cây Trôm được thực hiện trên diện tích đất nông nghiệp của các hộ dân với mật độ trồng 833 cây/ha cây cách cây 3m và hàng cách hàng 4m. Với 6 mô hình thử nghiệm trên diện tích đất nông nghiệp của 3 hộ dân tại huyện Buôn Đôn và 3 hộ dân tại huyện Ea Soup.

Chủ hộ Địa chỉ Ô

TN Kí hiệu trồng Năm

Hoàng Thanh cảnh Thôn 4, Ea Wer 6 BDCanh 2015 Lê Bá Chúc Thôn 3, Ea Wer 5 BDChuc 2016 Nguyễn Sỹ Vinh Thôn 4, Ea Wer 5 BDVinh 2016 Nguyễn Minh Tuấn Thôn 4, Ia R’ve 5 ESTuan 2015 Lê Đình Huế Thôn 6, Ia R’ve 5 ESHue 2016 Hà Xuân Tình Thôn 4, Ia R’ve 5 ESTinh 2016

Trong mỗi ô 2000 m2 lập năm ô tiêu chuẩn 10m x 10m (mỗi ô đo 06 cây) tại vị trí bốn góc và trung tâm của ô 2000 m2. Các thông số chiều cao (H), đường kính gốc (Doo) và đường kính tán (Dt) được đo đếm như sau: Chiều cao cây (m) và đường kính tán (m), sử dụng thước đo chiều cao, đo 30 cây trong ô thí nghiệm theo các ô tiêu chuẩn 10m x 10m. Đường kính gốc (cm), sử dụng thước kẹp Panme, đo 30 cây trong ô thí nghiệm theo các ô tiêu chuẩn 10m x 10m.

Thu thập các chỉ tiêu về tỷ lệ sống (TLS), chiều cao cây (H), đường kính gốc (Doo), đường kính tán (Dt) và tỷ lệ loại phẩm chất cây Trôm sau 4 tháng, 12 tháng, 24 tháng và 36 tháng đối với mô hình trồng từ năm 2015 và sau 4 tháng, 12 tháng, 24 tháng đối với mô hình trồng năm 2016 tính từ thời điểm trồng.

Tỷ lệ loại phẩm chất (%): Đánh giá trong tổng số 30 cây đại diện trong ô thí nghiệm (A: Cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh; B: Cây sinh trưởng trung, không sâu bệnh; C: Cây sinh trưởng kém, cụt ngọn, có dấu hiệu sâu bệnh).

 Xử lý số liệu: Trong Excel 2007:

Cập nhập các số liệu thu thập, thực hiện hàm (AVERAGE) để tính các trị số trung bình của chiều cao cây H, đường kính gốc Doo. Cũng như tỷ lệ phẩm chất của các loại cây được phân cấp theo A, B, C.

Dootb = (Dootbô1+ Dootbô2+ … + Dootbôn)/n

Htb = (Htbô1+ Htbô2+ … + Htbôn)/n;Với n là tổng số ôtc đo đếm. Vẽ các biểu đồ về sinh trưởng trong đánh giá sinh trưởng của các mô hình.

Dùng One-Way ANOVA để thực hiện phân tích phương sai một nhân tố. Với Variance Check để kiểm tra (P-Value). Xảy ra hai trường hợp.

Nếu P-Value<0,05: thì sử dụng thống kê Kruskal-Wallis Nếu P-Value>0,05: thì sử dụng thống kê ANOVA

Dùng Simple Regression để xây dựng hàm tương quan sinh trưởng cây Trôm với phương trình Y = a + b*X.

2.3.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của cây Trôm theo các nhân tố sinh thái tại các mô hình thử nghiệm

* Đặc điểm của đất tại các địa điểm xây dựng mô hình

 Thu thập các số liệu ngoại nghiệp:

Mẫu đất được thu bằng cách khoan lấy đất ở 2 tầng tại độ sâu 0-30 cm và 30-60 cm. Mỗi tầng quan sát, mô tả tính chất vật lý đất, sau đó trộn đất ở 2 tầng thành một mẫu. Tại mỗi hộ khảo sát tiến hành khoan và lấy mẫu đất ở 4 điểm ở 4 góc và 1 điểm trung tâm. Sau đó trộn lẫn đất ở 5 điểm thành một mẫu để đưa về phòng thí nghiệm Trung tâm phân tích – Viện Nghiên cứu Hạt nhân Đà Lạt xử lý và phân tích.

 Xử lý:

Mẫu đất được phân tích hữu cơ (%) theo phương pháp thử TCVN 6642-2000; pH theo phương pháp thử TCVN 5979:1995; tỷ lệ hạt (%) theo phương pháp thử TCVN 4198:1995 với một số chỉ tiêu sau: Hạt sạn sỏi (các kích thước hạt: >10 mm, 10-5 mm, 5-2 mm); Hạt cát (các kích thước hạt: 2-1 mm, 1-0,5 mm, 0,5-0,25 mm, 0,25-0,1 mm, 0,1-0,05 mm); Hạt bụi (các kích thước hạt: 0,05-0,01 mm, 0,01-0,005 mm); Hạt sét (kích thước hạt <0,005 mm).

* Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng cây Trôm

Số liệu được thu thập tại 68 ô thí nghiệm 50m x40m (2000m2).

TT Chủ hộ Địa chỉ Diện tích (m2) Ô thí nghiệm Kí hiệu Năm trồng 1 Hoàng Thanh Cảnh Thôn 4, Ea Wer 12.000 6 BDCanh01, 02, 03, 04, 05, 06 2015

2 Nguyễn Văn Sự Thôn 5, Ea

Wer 8.000 4 BDSu01, 02, 03, 04 2015 3 Nguyễn Thế Tình Thôn Hà Bắc, Ea Wer 6.000 3 BDTinh01, 02, 03 2015

4 Vi Văn Định Thôn 9, Tân

Hòa 6.000 3 BDDinh01, 02, 03 2015 5 Vũ Đức Giỏi Jang Lành, Krong Na 10.000 5 BDGioi01, 02, 03, 04, 05 2015 6 Lê Bá Chúc Thôn 3, Ea Wer 10.000 5 BDChuc01, 02, 03, 04 2016 7 Nguyễn Sỹ Vinh Thôn 4, Ea Wer 10.000 5 BDVinh01, 02, 03, 04, 05 2016 TÔNG CỘNG 60.000 31 Huyện Ea Soup: TT Chủ hộ Địa chỉ Diện tích(m2) Ô thí nghiệm Kí hiệu Năm trồng 1 Nguyễn Minh Tuấn Thôn 4, Ia R’ve 10.000 5 ESTuan01, 02, 03, 04, 05 2015

2 Lê Đình Huế Thôn 6, Ia R’ve 10.000 5 ESHue11, 12,

13, 14, 15 2015 3 Nguyễn Thế Tấn Thôn 1, Ia R’ve 6.000 3 ESTan01, 02, 03 2015 4 Nguyễn Thị Thanh Thôn 1, Ia R’ve 12.000 6 ESThanh01, 02, 03, 04, 05, 06 2015

5 Lê Đình Huế Thôn 6, Ia

R’ve 10.000 5 ESHue21, 22, 23, 24, 25 2016 6 Hà Xuân Tình Thôn 4, Ia R’ve 10.000 5 ESTinh01, 02, 03, 04, 05 2016

7 Độ Thị Nhi Thôn 4, Ia R’ve 6.000 3 ESNhi01, 02,

03 2016

8 Bùi Văn Thắng Thôn 4, Ia R’ve 10.000 5 ESThang01,

02, 03, 04, 05 2016

Trên cơ sở các nghiên cứu về cây Trôm trước đây và đặc điểm lập địa tại khu vực nghiên cứu. Đề tài đã chọn lựa 07 nhân tố giả định: Cấp ngập nước, thành phần cơ giới đất (tỷ lệ sét), độ sâu tầng đất, độ dốc, đá nổi, đá lẫn và tỷ lệ kết von để đánh giá sinh trưởng của cây Trôm.

Các nhân tố sinh thái được phân chia thành các cấp như sau: - Cấp ngập nước: (1) Không ngập nước, (2) Ngập nước.

- Thành phần cơ giới đất (Tỷ lệ sét): (1) <20%; (2) 20-30% và (3) >30%. - Độ sâu tầng đất: (1) >60 cm, (2) 30-60 cm và (3) <30 cm. - Độ dốc: (1) < 3 độ, (2) 3-15 độ và (3)đất dốc ≥ 15 độ - Đá nổi:(1) < 10%, (2) 10-30%,(3) > 30%. - Đá lẫn:(1) < 10%, (2) 10-30%,(3) > 30%. - Tỷ lệ kết von: (1) < 10%, (2) 10-30%,(3) > 30%.

Phương pháp thu thập số liệu các nhân tố sinh thái thực hiện như sau: - Cấp ngập nước: Phỏng vấn hộ dân, kiểm tra mức độ ngập nước thông qua đào phẩu diện sâu 30 cm, dựa vào một số thực vật chỉ thị như Sổ, Mộc hoa và phân theo 02 cấp.

- Thành phần cơ giới đất (tỷ lệ sét): Dùng khoan, thu 0,5 kg mẫu đất tại 03 vị trí trên đường chéo ô 10m x 10m ở 02 tầng, được trộn lẫn và được phân tích tại Trung tâm Phân tích, Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, xác định tỷ lệ sét và phân cấp.

- Độ sâu tầng đất: Dùng khoan đất để xác định ở 03 vị trí trên đường chéo ô 10m x 10m đại diện, lấy trung bình và phân cấp.

- Độ dốc: Đo bằng máy đo góc nghiêng và phân cấp.

- Đá nổi: Đo tổng chiều dài của đá nổi trên 02 đường chéo ô đại diện 10 x 10 m, chia cho tổng chiều dài 02 đường chéo và phân cấp.

- Đá lẫn: Dùng khoan thu mẫu đất tại 03 vị trí trên đường chéo ô 10m x 10m ở 02 tầng, xác định đá lẫn theo thể tích và phân cấp.

- Tỷ lệ kết von: Đo tổng chiều dài của kết von trên 02 đường chéo ô đại diện 10m x 10m, chia cho tổng chiều dài 02 đường chéo và phân cấp. Kết von là các hạt có kích thước phổ biến từ 1 – 10mm, đa số hình tròn hoặc hình elip, có độ cứng khác nhau; cấu tạo bao gồm hạt nhân keo kaolinit, Fe và Mn; đượchình thành trong điều kiện đất chua, mùa khô hanh, mùa ẩm xen kẽ.

* Đánh giá tăng trưởng bình quân chiều cao và đường kính gốc tại các địa điểm xây dựng mô hình

Số liệu thu thập tại 31 ô thí nghiệm còn lại đảm bảo thu thập các số liệu đánh giá (11/2018). Tại 31 ô 50mx40m (2000m2), thu thập các chỉ tiêu về tăng trưởng bình quân chiều cao/năm (H/năm) và tăng trưởng bình quân đường kính gốc/năm (D0/năm).

Tăng trưởng bình quân chiều cao/năm: Htb = Htb/A. Trong đó: Htb: Tăng trưởng bình quân chiều cao/năm (m/năm)

Htb: Chiều cao trung bình (m) A: Số tháng tuổi/12

Tăng trưởng bình quân đường kính gốc/năm: Dootb = Dootb/A. Trong đó: Dootb: Tăng trưởng bình quân đường kính gốc/năm (cm/năm)

Dootb: Đường kính gốc trung bình (cm) A: Số tháng tuổi/12

2.3.2.3. Đề xuất hướng nhân rộng mô hình trồng cây Trôm.

Từ các kết quả đánh giá về sinh trưởng và ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái đến sinh trưởng của cây Trôm trong các mô hình.

Dựa vào các cơ sở dữ liệu của bản đồ đất của tỉnh Đăk Lăk – FAO năm 2005.

Tiến hành lựa chọn và đưa ra được một số vùng thích hợp cho việc trồng rừng cây Trôm làm nền tản cho việc nhân rộng mô hình.

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Huyện Ea Soup, tỉnh Đăk Lăk

3.1.1. Vị trí địa lý:

Huyện Ea Soup có tọa độ địa lý từ 1305' - 13025' vĩ độ bắc và từ 107001' - 108003' kinh độ đông. Ea Soup nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột khoảng 70 km theo tỉnh lộ 1.

Huyện có địa giới hành chính: phía Đông giáp hai huyện Ea H'Leo, Cư M'gar, phía Tây giáp nước Campuchia, phía Nam giáp huyện Buôn Đôn, phía Bắc giáp huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai.

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Ea Soup [25].

3.1.2. Địa hình

Địa hình khu vực tương đối bằng phẳng tạo nên vùng bán bình nguyên rộng lớn nằm kẹp giữa hai cao nguyên: Buôn Ma Thuột ở phía Đông, Đắk

Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 170-180m và nghiêng dần từ Đông sang Tây. Độ dốc trung bình từ 0-80.

Địa hình trên địa bàn có các dạng chính sau:

+ Bắc bán bình nguyên Ea Soup: địa hình bằng phẳng thoải dần về phía Tây Bắc, tạo nên bán bình nguyên rộng, là toàn bộ lưu vực suối Ea Soup và sông Ea H'Leo.

+ Nam bán bình nguyên Ea Soup: vùng giáp Buôn Đôn địa hình bằng thoải, có núi xen kẽ tạo nên những bán bình nguyên hẹp, địa hình thấp dần theo hướng Tây Nam.

3.1.3. Thổ nhưỡng

Nhìn chung, đất đai trên địa bàn được hình thành trên đá phiến sét, đá cát kết, phù sa cổ và phù sa mới hình thành. Thành phần cơ giới cát pha thịt nhẹ đến trung bình, độ phì đất thấp nên thường bị nén chặt khi khô hạn và lầy thụt khi ngập nước, khả năng ngậm nước và giữ nước kém. Bên cạnh đó tình trạng kết vón đá ong đáy và đá lộ đầu xuất hiện khá nhiều.

Trên địa bàn có 4 nhóm đất ứng với 7 loại đất như sau: - Nhóm đất đỏ vàng:

+ Đất đỏ vàng trên đá granit (fa): diện tích 1.755 ha, chiếm 4,42 % tổng diện tích nhóm đất và 0,99% tổng diện tích đất tự nhiên.

+ Đất vàng nhạt trên đá cát (fq): diện tích 22.247 ha, chiếm 56,07% diện tích nhóm đất đỏ vàng và 12,71% tổng diện tích đất tự nhiên.

+ Đất đỏ vàng trên đá phiến sét (fs): đất được hình thành trên sản phẩm phong hóa của đá phiến sét. Diện tích 15.675 ha, chiếm 39,51% diện tích nhóm đất và 8,88% tổng diện tích đất tự nhiên.

- Nhóm đất phù sa: Đất phù sa ngoài suối (py): diện tích 8.328 ha, chiếm 4,76% tổng diện tích đất tự nhiên.

+ Đất xám trên đá cát và granit (xa): đây là loại đất có diện tích lớn nhất 98.323 ha, chiếm 84,59% tổng diện tích nhóm đất, 53,19% tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất xám trên phù sa cổ (x): diện tích 17.913 ha chiếm 15,41% trong nhóm đất và 10,24% tổng diện tích tự nhiên.

- Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E): diện tích 5.687 ha, chiếm 3,25% tổng diện tích tự nhiên.

3.1.4. Khí hậu

Huyện Ea Soup nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có tiểu vùng khí hậu cá biệt, chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới lục địa cao nguyên, nhiệt độ cao, nắng nóng. Tổng tích ôn vào loại nhất tây nguyên, mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa trung bình:

Tổng lượng mưa trung bình 1.420 mm/năm. Đây là vùng có lượng mưa trên năm nhỏ so với các vùng khác trong tỉnh.

Mưa nhiều nhất từ tháng 8 đến tháng 10, lượng mưa tập trung đến 93,5% lượng mưa cả năm.

Lượng mưa mùa khô không đáng kể và thường bị khô hạn vào cuối mùa, tháng 1; 2 và 3 hầu như không có mưa.

Độ ẩm: Độ ẩm trung bình năm là 78,7%, độ ẩm trung bình cao nhất là 91,5%, độ ẩm trung bình thấp nhất là 46,4%.

Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 240C, nhiệt độ trung bình cao nhất 33,30C, nhiệt độ trung bình thấp nhất 18,20C.

3.1.5. Thủy văn, sông suối

Nằm trên khu vực hạ lưu của hệ thống sông Sêrêpốk, Ea Soup có mạng lưới sông suối với mật độ dày, khoảng 0,4-0,6 km/ km2, nhưng hầu hết chỉ có nước vào mùa mưa.

Các sông suối trong vùng hầu hết được bắt nguồn từ phía Đông - Đông Bắc, một số suối nhỏ từ Tây Nam đổ vào hệ thống sông Sêrêpốk trên đất Campuchia (gồm sông Ea H'leo, suối Ea Soup, Ea Đrăng, Ea Mơ, Ya Lốp, Ea Khal…). Đây là nguồn cung cấp nước cho hoạt động sản suất nông nghiệp, nước sinh hoạt, tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản.

Sự chênh lệch lưu lượng nước giữa mùa lũ và mùa cạn khá lớn do lượng mưa phân bố không đều trong năm, gây nên tình trạng thiếu nước vào mùa khô nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn của huyện.

3.1.6. Tài nguyên thiên nhiên

Huyện Ea Soup còn là nơi có nguồn tài nguyên rừng tự nhiên khá phong phú, tổng diện tích đất rừng trên địa bàn là 124.664,93 ha, độ che phủ rừng đạt 73%. Trong đó, rừng tự nhiên sản xuất 103.843,76 ha, rừng tự nhiên phòng hộ 6.359,11 ha, rừng tự nhiên đặc dụng 14.462,06 ha.

- Tài nguyên thực vật: Tổng trữ lượng gỗ ước tính trên 9 triệu m3, trên địa bàn có hai dạng rừng chính là:

+ Rừng nhiệt đới bán thường xanh: là loại rừng có diện tích nhỏ, phân bố chủ yếu ở ven sông Ea H'leo với các loài ưu thế như: bằng lăng, căm xe, dầu rái… một số loài quí hiếm thuộc gỗ nhóm I như cẩm lai, hương, cà te.

+ Rừng khộp chiếm phần lớn: đây là kiểu rừng thưa, cây lá rộng thường có một tầng duy nhất, cây ít cành và ít lá, tầng mặt cỏ vẫn phát triển được.

- Tài nguyên động vật: Địa bàn huyện Ea Soup hiện nay có thể được coi như thủ phủ của đàn voi rừng. Theo phán đoán của các ngành chức năng, hiện đàn voi khu vực này còn trên 30 con, chia ra nhiều nhóm nhỏ, lẻ 3-5 con. Chúng tập trung chủ yếu tại vùng rừng núi các xã Ia Lốp, Ia Lơi, Ia Rvê sát biên giới Việt Nam – Campuchia.

3.2. Huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk

3.2.1. Vị trí địa lý:

Huyện Buôn Đôn có tọa độ địa lý từ 1209' - 12054' vĩ độ bắc và từ 107042' - 10807' kinh độ đông. Huyện Buôn Đôn nằm ở rìa phía Tây tỉnh Đắk Lắk. Phía Nam giáp huyện Cư Jút, phía Đông Nam giáp thành phố Buôn Ma Thuột, phía Đông giáp huyện Cư M'gar, phía Bắc giáp huyện Ea Soup. Phía Tây huyện là biên giới với Campuchia.

Hình 3.2. Bản đồ hành chính huyện Buôn Đôn [25].

Con sông Serepôk chảy cắt ngang huyện, theo hướng Đông Nam - Tây Bắc, sang đất Campuchia để góp nước vào sông Mê Kông. Trung tâm huyện

Buôn Đôn nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25 km về hướng Tây bắc theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng mô hình trồng thử nghiệm cây trôm (sterculia foetida) trên vùng khô hạn thuộc khu vực biên giới của tỉnh đăk lăk​ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)