Cấu trúc năng lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thực hành thiết kế và dạy học theo định hướng giáo dục stem cho sinh viên khoa vật lý trường cao đẳng sư phạm luang nam tha nước CHDCND lào​ (Trang 29 - 31)

7. Đóng góp của đề tài

1.2.2. Cấu trúc năng lực

Năng lực (Competency) là đặc tính có thể đo lường được của kiến thức, kỹ năng, thái độ, các phẩm chất cần thiết để hoàn thành được nhiệm vụ và là yếu tố giúp một cá nhân làm việc hiệu quả hơn so với những người khác. Khái niệm về Khung năng lực được bắt nguồn từ định nghĩa về năng lực đã được nghiên cứu, áp dụng trong quản lý nhân sự ở cả lĩnh vực công và tư tại nhiều quốc gia.

Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2017 đã viết ra cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần sau:

Hình 1.2. Các thành phần cấu trúc của năng lực

Từ cấu trúc của khái niệm năng lực cho thấy giáo dục định hướng phát triển năng lực không chỉ nhằm mục tiêu phát triển năng lực chuyên môn bao gồm tri thức, kỹ năng chuyên môn mà còn phát triển năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Những năng lực này không tách rời nhau mà có mối quan hệ chặt chẽ. Năng lực hành động được hình thành trên cơ sở có sự kết hợp các năng lực này [36].

Mô hình năng lực theo OECD

Trong các chương trình DH hiện nay của các nước thuộc OECD, người ta cũng sử dụng mô hình năng lực đơn giản hơn, phân chia năng lực thành hai nhóm chính, đó là các năng lực chung và các năng lực chuyên môn.

Nhóm năng lực chung bao gồm:

 Khả năng hành động độc lập thành công;

 Khả năng sử dụng các công cụ giao tiếp và công cụ tri thức một cách tự chủ;

 Khả năng hành động thành công trong các nhóm xã hội không đồng nhất. Năng lực chuyên môn liên quan đến từng môn học riêng biệt.

Ví dụ nhóm năng lực chuyên môn trong môn Toán bao gồm các năng lực sau đây:

 Giải quyết các vấn đề toán học;

 Lập luận toán học;

 Mô hình hóa toán học;

 Tranh luận về các nội dung toán học;

 Vận dụng các cách trình bày toán học;

 Sử dụng các ký hiệu, công thức, các yêu tố thuật toán

Từ tên này các tác giả đều cho thấy: tâm lý học chia năng lực thành các dạng khác nhau như năng lực chung và năng lực chuyên môn.

- Năng lực chung là năng lực cần thiết cho nhiều ngành hoạt động khác nhau như năng lực phán xét tư duy lao động, năng lực khái quát hoá, năng lực lát tập, năng lực tưởng tưởng

- Năng lực chuyên môn là năng lực đặc trưng trong lĩnh vực nhất định của xã hội như năng lực tổ chức, năng lực âm nhạc, năng lực kinh doanh, hội hoạ, toán học... Năng lực chung và năng lực chuyên môn có quan hệ qua lại hữu cơ với nhau, năng lực chung là cơ sở của năng lực chuyên luôn, nếu chúng càng phát triển thì càng dễ thành đạt được năng lực chuyên môn. [37].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động thực hành thiết kế và dạy học theo định hướng giáo dục stem cho sinh viên khoa vật lý trường cao đẳng sư phạm luang nam tha nước CHDCND lào​ (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)