Chương 3 : Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý.
Quảng Bình nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ, có tọa độ địa lý 17o05’đến 18o05'
vĩ độ Bắc và 105o37´ - 106o59´ độ kinh Đông, cách thủ đơ Hà Nội 491km về phía Nam, cách cố đơ Huế 157km về phía Bắc. Phía Bắc Quảng Bình giáp tỉnh Hà Tỉnh ngăn cách bởi dãy Hồnh Sơn với chiều dài 129km, phía Nam giáp Tỉnh Quảng Trị có chung địa giới 83km, phía Tây giáp CHDCND Lào với đường biên giới dài 201km, phía Đơng giáp biển Đơng với chiều dài bờ biển 116,04km.
3.1.2. Địa hình.
Địa hình Quảng Bình hẹp và dốc từ Tây sang Đơng, có 85% diện tích là đồi núi. Do đặc điểm địa hình mà diện tích chia thành các vùng sinh thái cơ bản: - Vùng núi cao, vùng đồi và trung du.
- Vùng đồng bằng - Vùng đồi cát.
Cả 3 vùng này đều chạy theo hướng từ Bắc vào Nam, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam là chủ yếu.
- Vùng núi cao, vùng đồi và trung du chủ yếu hoạt động sản xuất lâm nghiệp là chủ yếu với các cây công nghiệp dài ngày như: Thơng, Cao su, Trầm gió …
- Vùng đồng bằng chủ yếu phát triển nông nghiệp và chăn nuôi.
- Vùng đồi cát: khu vực này chủ yếu sống ở 2 nghề chính Ngư nghiệp và Nông nghiệp. Về lâm nghiệp chủ yếu trồng cây chống cát (Phi lao).
3.1.3. Khí hậu.
Quảng Bình nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa với nhiệt độ khá cao, ln bị tác động bởi khí hậu của phía Bắc và phía Nam. Mùa đơng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đơng Bắc, mùa hè chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. ở vào vị trí hay bị mưa, bão lụt và hạn hán nên khí hậu và thời tiết Quảng Bình khá khắc nghiệt. Sau đây là vài nét đặc trưng về khí hậu.
Nhiệt độ
Nhìn chung khí hậu có xu hướng giảm dần từ Bắc vào Nam, giảm từ Đông sang Tây.
+ Về mùa đơng, nhiệt độ trung bình ở vùng Đồng bằng dao động trong khoảng 18-210C. Ba tháng 11,12 và 1 là những tháng lạnh nhất, nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 15-20oC.
+ Về mùa hè nhiệt độ trung bình dao động trong khoảng 26-30oC. Các tháng 6,7,8 là những tháng nắng trong năm. Tháng 6 là tháng nóng nhất, vào những ngày có gió mùa Tây Nam ( hay cịn gọi là gió Lào) nhiệt độ có lúc lên đến 39 - 400C. Tổng tích nhiệt trong năm 8.600-9000oC.
Biên độ nhiệt giữa mùa đông và mùa hè khoảng 10oC đến 13oC
Chế độ mưa, độ ẩm khơng khí, lượng bốc hơi
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm vào khoảng 2000 -2500mm. Những tháng có lượng mưa thấp nhất trong năm là các tháng 2,3 và 4.
Những tháng có lượng mưa cao trong năm là các tháng 9, 10, 11. Lượng mưa phổ biến trung bình các tháng này từ 400 - 800mm. Theo số liệu trong 20 năm trở lại đây, số ngày mưa trong năm vào khoảng từ 120-140 ngày.
- Độ ẩm: Quảng Bình là tỉnh có độ ẩm tương đối khá cao, độ ẩm trung bình trong năm vào khoảng từ 82% đến 84%.Tháng 2 và tháng 3 là hai tháng có độ ẩm trung bình cao nhất khoảng 90%. Tháng 6 và tháng 7 là những tháng có độ ẩm trung bình thấp dưới 80%. Đây cũng là tháng có độ ẩm vật liệu cháy thấp nhất trong năm.
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình năm ở Quảng Bình đạt 1.049- 1.037mm. Trong mùa lạnh nhiệt độ khơng khí thấp, độ ẩm tương đối cao, ít gió, áp lực khơng khí lại lớn nên lượng bốc hơi nhỏ. Về mùa nóng, do nhiệt độ khơng khí cao, độ ẩm thấp, gió lớn áp lực khơng khí giảm nên cường độ bốc hơi lớn. Lượng bốc hơi trong các tháng 4,5,6 và tháng 7 lớn hơn nhiều lượng mưa, vì vậy độ ẩm của đất, khơng khí và của vật liệu cháy thấp. Đây cũng là thời kỳ hay xảy ra cháy rừng nhất trong năm.
- Chế độ gió: Là một trong những vùng chịu ảnh hưởng của 2 loại gió chính. Gió mùa Tây Nam thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 7 và gió mùa Đơng Bắc xuất hiện từ tháng 8 đến tháng 3 năm sau. Gió Tây Nam, mang đặc tính khơ nóng nên khi xuất hiện càng làm tăng tính khắc nghiệt của thời kỳ khơ hạn, tăng lượng bốc hơi, giảm độ ẩm khơng khí, gây cạn kiệt nguồn nước mặt, hạ thấp mạch nước ngầm, ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, vật ni, cây trồng... Thời gian xuất hiện gió Tây Nam trong năm tương đối lớn (trung bình 45 ngày), tốc độ mạnh (nhiều khi đạt tới 20m/s), nhiệt độ khơng khí cao khoảng 370C; độ ẩm khơng khí xuống 40% (theo số liệu của Chi cục thống kê tỉnh Quảng Bình, năm 2007). Vào thời điểm này tại khu vực nghiên cứu thường hay xảy ra cháy rừng.
Có thể tham khảo điều kiện khí tượng tỉnh Quảng Bình qua một số chỉ tiêu cơ bản sau:
Biểu 3.1: Một số chỉ tiêu khí tượng cơ bản của Quảng Bình
S TT Chỉ tiêu Các tháng trong năm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 1 Tổng bức xạ TB 13 13 16 14 12 11 12 11 11 11 11 12 2 Lượng mây (số phần 10) 7.7 8.3 7.6 6.0 4.4 4.2 3.5 4.5 5.2 6.3 7.2 7.5 3 Tổng số giờ nắng 92.0 66.0 107.0 162.0 230.0 229.0 238.0 185.0 157.0 136.0 88.0 85.0 4 Vân tốc gió TB (m/s) 2.6 2.4 2.2 2.2 2.2 2.5 2.8 2.2 2.1 2.6 2.8 2.5 5 Nhiệt độ TB(0C) 19.1 19.9 21.9 25.8 27.9 30.0 29.7 28.8 26.5 25.1 22.5 19.2 6 Nhiệt độ tối cao(0C) 37.1 35.9 38.0 39.8 39.8 40.1 40.1 38.9 37.0 35.2 33.4 32.7
8 Nhiệt độ tối thấp TB(0C) 15.8 17.0 19.2 21.9 24.5 25.9 26.0 25.4 23.9 21.9 19.4 16.8 9 Tổng lượng mưa (mm) 46 45.9 47.0 68.5 169.9 74.1 77.3 201.6 405.2 465.2 234.5 101.1 10 Số ngày mưa(ngày) 11 11 11 8 9 9 8 11 16 18 17 12 11 Độ ấm KK TB(%) 89 87 89 86 81 72 73 78 86 88 87 87 12 Độ ấm KK tối thấp(%) 74 76 74 67 55 52 54 58 66 71 73 73 13 Tổng lượng bốc hơi 52.0 41.1 52.1 71.8 111.4 153.3 187.6 143.8 77.1 66.1 60.9 60.5
Nguồn: Trung tâm khí tượng Thuỷ văn Quảng Bình, 2007
Nhìn chung, khí hậu Quảng Bình có sự phân mùa rõ rệt, mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 và kéo dài đến tháng 3 năm sau. Trong khi đó mùa khơ hạn thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8. Thời kỳ này lượng mưa chỉ xấp xỉ 20-21% lượng mưa cả năm. Đặc biệt, đây là thời kỳ có nhiệt độ khơng khí và lượng bốc hơi cao nhất trong năm. Đây cũng là thời kỳ gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh nhất nên khoảng thời gian này có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao nhất trong năm.
Tuy nhiên, sự phân hóa mạnh mẽ của những nhân tố hình thành khí hậu đã làm cho mức độ khô hạn các khu vực trong tỉnh có sự khác biệt rõ rệt. Xu hướng chung là càng xuống thấp và càng về phía Đơng thì mức độ khơ hạn càng nghiêm trọng. Điều này đã gây nên sự khác biệt về nguy cơ cháy rừng khác nhau ở các khu vực trong tỉnh.
3.1.4. Thủy văn
Quảng Bình là tỉnh có mạng lưới sơng ngịi phân phố khá đều trong tồn quốc, mật độ sơng ngịi vùng đồi núi khoảng 1km/km2, ở đồng bằng khoảng 0,5km/km2. Tính từ Bắc vào Nam Quảng Bình có một số con sơng chính.
- Sơng Roon: có chiều dài 30km, diện tích lưu vực khoảng 261km2, độ rộng bình quân lưu vực khoảng 12,7 km.
- Sơng Gianh: có tổng chiều dài 188km, diện tích lưu vực khoảng 4.680km2, độ rộng bình quân lưu vực 38,6km.
- Sơng Lý Hịa: có tổng chiều dài 22km, diện tích lưu vực khoảng 177km2. - Sơng Dinh: có chiều dài 37km, diện tích lưu vực khoảng 212km2, độ rộng bình quân lưu vực 45km.
- Sơng Nhật Lệ: có chiều dài 96km, diện tích lưu vực khoảng 2.647km2. -Sơng Kiến Giang: có chiều dài 69km.
- Sơng Long Đại: có chiều dài 55km.
Nhìn chung hệ sơng ngịi Quảng Bình ngắn và dốc dó đó về mùa mưa lũ thoát nước khá nhanh. Nguồn nước chủ yếu của các con sơng do mưa lũ chiếm từ 75 – 80%, cịn hệ thống nước ngầm cung cấp từ 20-25% nên mùa khô phần nào bị hạn chế ảnh hưởng. Bên cạnh hệ thống sơng ngịi, Quảng Bình là một trong những tỉnh có nhiều ao hồ nằm rải rác khắp các huyện, thành phố. Tồn tỉnh có 160 hồ lớn, nhỏ với tổng diện tích mặt nước trên 5.600ha. Trong đó có 10 hồ lớn nhất tỉnh có dung tích mực nước bình thường trên 190 triệu m3.
3.1.5. Tài ngun đất.
Quảng Bình có diện tích tự nhiên là 8.052km2, trong đó đất gị đồi khoảng 170 nghìn ha. Đây là đặc điểm thuận lợi trong phát triển các loại cây công nghiệp, lâm nghiệp và chăn ni. Tồn tỉnh có 633.000 ha đất lâm nghiệp, trong đó có 447.837 ha đất rừng tự nhiên với nhiều khu rừng nguyên sinh, độ che phủ khoảng 62%. Vùng đất cát ven biển có diện tích rộng lớn là điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, xây dựng các khu công nghiệp, khu kinh tế và du lịch.
Tài nguyên đất được chia làm hai hệ chính: Đất phù sa ở vùng đồng bằng và hệ pheralit ở vùng đồi, núi với 15 loại và các nhóm đất chính như nhóm đất cát, đất phù sa và nhóm đất đỏ vàng. Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm hơn 80% diện tích tự nhiên, chủ yếu địa hình đồi núi phía Tây, đất cát chiếm 5.9%, đất phù sa chiếm 2.8% diện tích.
3.1.6. Tài nguyên rừng.
Quảng Bình nằm trong khu vực có tính đa dạng sinh học cao với hệ động, thực vật đa dạng và phong phú với nhiều nguồn gen quý hiếm. Đặc trưng cho Đa dạng sinh học ở Quảng Bình là vùng Karst Phong Nha – Kẻ Bàng.
Về động vật: có 493 lồi, 67 lồi thú, 48 lồi bị sát, 297 lồi chim, 61 lồi cá … có nhiều lồi q hiếm như: Gấu, Sao la, Mang lớn, Voọc Hà Tĩnh, Gà lôi lam đuôi trắng, Gà lôi lam mào đen, Trĩ sao…
Về thực vật: Với diện tích rừng 486.688ha, trong đó có 447.837 ha rừng tự nhiên, 38.851 ha rừng trồng, trong đó có 17.397ha rừng thơng nhựa. Thực vật ở Quảng Bình đa dạng về giống lồi với 138 họ, 401chi, 640 loài khác nhau. Rừng Quảng Bình có nhiều lồi q như: Lim, Gụ, Mun, Huỷnh và nhiều lồi mây tre, lâm sản q khác. Quảng Bình là nơi có trữ lượng gỗ lớn so với cả nước khoảng 31 triệu m3.
3.2. Điều kiện kinh tế – xã hội
3.2.1. Dân số và lao động.
Dân số trung bình năm 2006 của tỉnh Quảng Bình là 846.020 người, trong đó nử chiếm 50,5% tổng số dân. Dân số thành thị là 115.159 người, chiếm 13,8%. Nhịp độ tăng dân số bình quân giai đoạn 2002 – 2006 là 0.8%/năm.
Dân cư trên địa bàn tỉnh gồm 16 dân tộc, chủ yếu là người Kinh, chiếm trên 94%. Dân tộc ít người chủ yếu thuộc nhóm ngơn ngữ Việt Mường như : Arem, Mã Liềng, Sách, Rục và nhóm ngơn ngữ Mon Khơ Me. Dân tộc ít người chủ yếu sống ở 2 huyện miền núi là Minh Hóa, Tun Hóa và phía Tây của các huyện Bố Trạch, Quảng Ninh, Lệ Thủy. Các dân tộc này có phong tục tập qn lạc hậu, trình độ văn hóa thấp, tỷ lệ học sinh đi học khoảng 30%.
Mật độ dân số phân bố không đều giữa các huyện trong tỉnh, trong đó huyện Minh Hóa có mật độ dân số thưa nhất 31người/km2; thành phố Đồng Hới có mật độ dân cư đơng nhất 648 người/km2, mật độ dân số thưa dần từ Đông sang Tây.
Lao động ngành nông – lâm – ngư chiếm 72,2%, công nghiệp và xây dựng 11,4% còn lại là lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ 16,4 %.
Lực lượng lao động đông nhưng số lao động có chun mơn kỹ thuật cịn thấp. Theo số liệu thống kê năm 2004, số lao động có chun mơn kỹ thuật
đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân chỉ chiếm khoảng 14% so với tổng số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế. Trong khi đó tỷ lệ lao động qua đào tạo của cả nước khoảng 25%.
3.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.
Nền kinh tế Quảng Bình chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, dân cư nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong khi đất sản xuất nơng nghiệp cịn hạn hẹp. Hơn nữa, điều kiện tự nhiên của Quảng Bình khá khắc nghiệt là yếu tố gián tiếp hạn chế sự gia tăng thu nhập và mức sống của dân cư. Quảng Bình là tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao so với mức bình quân chung cả nước (>16%). Đời sống nhân dân, nhất là nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người cịn khó khăn. Năm 2004, tồn tỉnh có 49 xã thuộc diện nghèo, trong đó 10 xã đặc biệt khó khăn.
3.2.3. Hệ thống giao thơng.
- Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho việc khai thác và phát triển các loại hình giao thơng vận tải, Quảng Bình có tuyến đường sắt Bắc – Nam với chiều dài 172 km, đường quốc lộ 1A,12,15 đường Hồ Chí Minh với hai nhánh chạy suốt chiều dài của tỉnh; đường 20, đường 12 nối Quảng Bình với CHDCND Lào; các cảng biển Gianh, Hịn La, Nhật Lệ; sân bay Đồng Hới được khôi phục nâng cấp.
3.2.4. Y tế.
Hiện nay, các xã, phường thị trấn đều có trạm y tế. Tỉnh đã làm tốt công tác y tế dự phòng và phòng chống các bệnh xã hội nên khơng có dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn. Từng bước nâng cao chất lượng chuyên môn, tinh thần phục vụ nhân dân. Cơ sở vật chất cho khám chữa bệnh từng bước được nâng cấp, tăng cường trang bị kỹ thuật hiện đại mạng lưới y tế cơ sở được củng cố( Có 30 % số xã phương đạt chuẩn quốc gia về y tế. 62,64% trạm y tế miền xi, 50 % trạm y tế miền núi có bác sỹ).
3.2.5. Bưu chính viễn thơng.
Hệ thống bưu chính viễn thơng của Quảng Bình phát triển tương đối khá, nhiều dịch vụ mới. Hiện nay, mạng lưới bưu điện tỉnh có 1 bưu cục trung tâm, 6 bưu cục huyện, 38 bưu cục khu vực. Đến nay mạng lưới thông tin điện thoại đã phủ khắp 7 huyện, thị trên địa bàn tỉnh, 150 xã đã có điện thoại.
3.2.6. Giáo dục và đào tạo.
Tỉnh có trường Đại học Quảng Bình, 3 trường đào tạo trung học chuyên nghiệp và hệ thống các trường công nhân kỹ thuật dạy nghề, 133 trường mẫu giáo, 417 trường phổ thơng. Nhìn chung, hệ thống trường phổ thông trung học, phổ thơng cơ sở, tiểu học, mẫu giáo khá hồn chỉnh.
Tuy vậy, cơ sở vật chất ngành giáo dục vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, trang thiết bị còn thiếu và lạc hậu nhất là thiếu giáo viên có trình độ cao và trang thiết bị hiện đại đã làm hạn chế quy mô đào tạo và chất lượng đào tạo. Mạng lưới giáo dục phổ thông chưa đựoc mở rộng, làm hạn chế điều kiện học tập của thanh thiếu niên ở các vùng sâu, vùng xa.
Qua đặc điểm về tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực nghiên cứu, đề tài có một số nhận xét:
Phần lớn cuộc sống của các cộng đồng dân cư ở khu vực nghiên cứu còn rất khó khăn, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào rừng và thiên nhiên như: kiếm củi, đốt nương làm rẫy, đốt rừng lấy mật ong ...
ởvùng núi do ruộng ít, nhân dân phải canh tác nương rẫy để đảm bảo ổn định cuộc sống tại chỗ. Mặc dù chính quyền địa phương rất quan tâm đến công tác quy hoạch nương rẫy tăng năng suất cây trồng, nhưng do nhận thức còn chậm, phong tục canh tác lạc hậu nên tình trạng quảng canh, làm rẫy ngoài quy hoạch, đốt rẫy gây cháy lan vào rừng vẫn còn phổ biến, vào mùa đốt nương rẫy rất khó kiểm sốt lửa rừng.
Chương 4
Kết quả và phân tích kết quả
4.1. Đặc điểm phân bố tài nguyên rừng và tình hình cháy rừng ở Quảng