Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến nguy cơ cháy rừng ở Quảng

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp PTNT (Trang 52 - 54)

Bình.

Các nhân tố tự nhiên tác động gián tiếp và chi phối đến cháy rừng. Đề tài tiến hành phân tích ảnh hưởng của một số nhân tố tự nhiên đến nguy cơ cháy rừng ở Quảng Bình.

4.2.1. Vĩ Độ

Quảng Bình có giới hạn vĩ độ từ: 17o05’đến 18o05’ vĩ độ Bắc. Đây là khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nền nhiệt độ cao. Đặc điểm này đã quy định chế độ khí hậu ở Quảng Bình có mùa đông lạnh, hanh khô và mùa hè nóng gay gắt. Như vậy, tình hình cháy rừng có liên quan đến vĩ độ của địa phương.

4.2.2. Kinh độ

Quảng Bình có giới hạn Kinh độ từ: 105o36’ đến 106o59’ độ Kinh đông. Sự phân hóa theo Kinh tuyến đã ảnh hưởng nhiều đến sự phân hóa khí hậu ở địa phương. Về mùa đông, những khu vực núi cao có nhiệt độ thấp, khô hanh kéo dài. Trong khi đó, mùa hè nóng bức kèm theo đó là ảnh hưởng mạnh mẽ của gió Lào.

Vì vậy, Kinh độ cũng là một yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến điều kiện khí hậu từ đó ảnh hưởng tới cháy rừng ở Quảng Bình.

4.2.3. Độ cao

Quảng Bình với tổng diện tích tự nhiên 8.052,2 km2, trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp chiếm 77%. Điều kiện địa hình có sự phân hóa mạnh từ Đông sang Tây. Khu vực có độ cao trung bình lớn nhất toàn tỉnh là các huyện phía Tây: Minh Hóa, Tuyên Hóa, Bố Trạch. Khu vực có độ cao thấp nhất là các huyện: Lệ Thủy, Quảng Ninh và Đồng Hới.

Độ cao ở Quảng Bình giảm dần từ Tây sang Đông và có sự phân hóa mạnh từ 30 – 1300m.

Sự phân hóa về độ cao là nhân tố quan trọng gây nên sự phân hóa về điều kiện thời tiết, thổ nhưỡng từ đó dẫn đến sự phân hóa nguy cơ cháy rừng trong toàn tỉnh.

4.2.4. Độ dốc

Quảng Bình có sự phân hoá khá lớn về độ dốc giữa các khu vực. Những vùng thấp thường có độ dốc nhỏ. Khu vực Đồng Hới, Quảng Ninh và Lệ Thuỷ có độ dốc nhỏ nhất, thường dưới 70. Vùng núi cao có độ dốc lớn như: Minh Hoá, Tuyên Hoá và khu vực phía tây của huyện Bố Trạch ... có độ dốc từ 200

trở lên.

Độ dốc khác nhau đã góp phần tạo nên những kiểu thảm thực vật khác nhau ở các khu vực và ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng và mức độ khó khăn

4.2.5. Hướng phơi

Quảng Bình có 2 hướng phơi chính là hướng đông và hướng tây. Hướng phơi là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phân bố của bức xạ và chịu ảnh hưởng khác nhau của các luồng gió chính. Các khu vực có hướng phơi về phía Đông như Đồng Hới, Bố Trạch, Quảng Trạch thường khô nóng hơn so với các khu vực có hướng phơi về phía Tây như: Minh Hoá, Tuyên Hoá. Do đó, hướng phơi cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng ở Quảng Bình.

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp PTNT (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)