Một số giải pháp nâng cao khả năng phòng cháy, chữa cháy rừng trên

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp PTNT (Trang 80)

trên kết quả phân vùng trọng điểm cháy rừng cho tỉnh quảng Bình.

Trên cơ sở tài liệu thu thập được trong quá trình điều tra và các quy luật biến đổi phân hóa địa hình, khí hậu, trạng thái rừng và điều kiện kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng ở Quảng Bình. Đề tài đề xuất một số nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động PCCCR như sau:

4.5.1.Nhóm giải pháp về kỹ thuật.

Các giải pháp về khoa học kỹ thuật cần hướng vào dự báo và phát hiện sớm các đám cháy, tăng mức ẩm ướt của rừng để giảm khả năng hình thành đám cháy, giảm tốc độ và ngăn chặn sự lây lan các đám cháy từ khi mới hình

thành, tạo được những hệ sinh thái rừng có khả năng chống chịu lửa tốt, cụ thể như sau:

- Kết quả nghiên cứu và thực tế cho thấy trạng thái Ib, Ic và rừng trồng thông ở các xã: Thanh Trạch, Hải Trạch, Vạn Trạch, Cự Nẫm của huyện Bố Trạch; Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Kim của huyện Quảng Trạch, các xã: Trường Thuỷ, Văn Thuỷ, Thái Thuỷ của huyện Lệ Thuỷ; các xã: Dân Hoá, Trọng Hoá của huyện Minh Hoá, xã Sơn Hoá của huyện Tuyên Hoá có nguy cơ cháy rất cao, thấp nhất là rừng gỗ IIIa1, IIIa2 và rừng gỗ tái sinh IIa, IIb.

+ Đối với rừng trồng thông cần cải tạo theo hướng nâng cao khả năng chống cháy, cần phải lựa chọn những loài cây có tính chống chịu lửa và phù hợp với điều kiện lập địa tại khu vực nghiên cứu như: Keo lá tràm, Keo tai tượng, Dâu da đất, Keo dậu, Cây dầu mè (Jatropha curcas)...

+ Đối với trạng thái IB, IC thực hiện các biện pháp lâm sinh tổng hợp: khoanh nuôi xúc tiến tái sinh kết hợp với trồng rừng bổ sung nhằm tạo ra kết cấu rừng khó cháy.

- Đối với khu vực có diện tích rừng trồng tập trung như: Thông, Bạch đàn, Keo …ở các vùng trọng điểm cháy rừng, tiến hành phân chia thành những lô riêng biệt bởi các đường băng cản lửa. Đường băng có thể là đường băng trắng hoặc đường băng xanh tùy vào loại rừng và điều kiện địa hình.

- Tiến hành xây dựng bản đồ vùng khí tượng của tỉnh để chọn các trạm khí tượng phù hợp, sao cho mỗi vùng có một trạm khí tượng đại diện, nghiên cứu hiệu chỉnh hệ số lượng mưa (k) phù hợp với khu vực nghiên cứu để có dự báo lửa rừng chính xác. Từ đó tập trung lực lượng cũng như phương tiện hợp lý cho khu có nguy cơ cháy rừng cao.

- Đối với các khu vực Bố Trạch, Minh Hoá, Lệ Thuỷ… cần tiến hành quy vùng sản xuất nương rẫy. Vùng quy hoạch phải được xác định rõ trên bản đồ và ngoài thực địa. Khi làm nương rẫy trong vùng phải tuân thủ nghiêm ngặt

4.5.2. Nhóm giải pháp về kinh tế.

- Tăng mức đầu tư kinh phí PCCCR ở những khu vực có nguy cơ cháy cao thuộc khu vực các xã: Thanh Trạch, Hải Trạch, Vạn Trạch, Cự Nẫm của huyện Bố Trạch, các xã Quảng Đông Quảng Phú, Quảng Kim của huyện Quảng Trạch, các xã: Trường Thuỷ, Văn Thuỷ, Thái Thuỷ của huyện Lệ Thuỷ, các xã: Dân Hoá, Trọng Hoá của huyện Minh Hoá, xã Sơn Hoá của huyện Tuyên Hoá, xã Lộc Ninh và phường Đồng Sơn của Thành phố Đồng Hới ... đối với các loại rừng dễ cháy như rừng Thông, rừng Keo, trạng thái Ib, Ic.

- Xây dựng cơ chế quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho PCCCR có hiệu quả ở những vùng trọng điểm cháy trên địa bàn tỉnh.

- Điều chỉnh tăng mức khoán bảo vệ rừng, ưu tiên hình thức khoán BVR cho đối tượng là cộng đồng và các hộ đồng bào dân tộc sống gần rừng phổ biến hoạt động nương rẫy thuộc khu vực các xã Thượng Trạch, Sơn Trạch( huyện Bố Trạch), xã Dân Hoá, Trọng Hoá ( huyện Minh Hoá).

- Căn cứ Quyết định số: 599/QĐ- UBND ngày 21/12/1992 của UBND tỉnh Quảng Bình về việc Ban hành cấp dự báo cháy rừng. Tại 6 vùng trọng điểm cháy rừng đã được xác định trên bản đồ, đề nghị các cơ quan ban ngành có liên quan cần tập trung kính phí triển khai các biện pháp tổ chức thực hiện công tác PCCCR theo cấp cháy như sau:

Cấp

cháy Tuyên truyền Tổ chức lựclượng Phương tiệnchữa cháy

Dự báo, cảnh báo

I - Tập trung vàonhững tháng trọng điểm mùa cháy. - Hình thức tuyên truyền: pa nô, áp phích, biển báo, biển cẩm - Lực lượng BVR thôn

bản - Phương tiệnlà dụng thô sơ như cào cuốc, cành cây, dao phát, bình bơm, can nhựa

- Theo dõi kết quả cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên đại truyền hình trung ương

- Khi cấp cháy vượt quá cấp IV tăng cường tuần tra.

Cấp II

- Lực lượng thôn bản kết hợp lực lượng của xã

- Theo dõi kết quả cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên đại truyền hình trung ương.

- Tăng cường tuần tra, phát hiện lửa rừng khi cấp cháy vượt quá cấp IV.

Cấp III -thường xuyên liênTuyên truyền tục trong mùa cháy.

- Hình thức tuyên truyền: pa nô, áp phích, tờ bướm, tờ rơi, đài truyền thanh, giáo dụ trong trường học. - Tăng cường phối hợp với các bang ngành đoàn thể như: Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, hội nông dân.

- Lực lượng cộng đồng kết hợp với lực lượng chuyên trách trong thời kỳ có nguy cơ cháy rừng cao - Phương tiện là dụng thô sơ như cào cuốc, cành cây, dao phát, bình bơm, can nhựa.. kết hợp với máy cơ giới.

- Theo dõi kết quả cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên đại truyền hình trung ương và kết quả dự báo của địa phương.

- Trong thời kỳ cấp cháy vượt quá cấp III: thường xuyên tuần tra, phát hiện lửa rừng. Trực chòi canh 18/24 giờ trong ngày.

Cấp IV - Lực lượng cộng đồng kết hợp với lực lượng chuyên trách trong cả mùa cháy - Phương tiện là dụng thô sơ như cào cuốc, cành cây, dao phát, bình bơm, can nhựa.. kết hợp với máy cơ giới và những thiết bị chuyên dụng chữa cháy có hiệu quả cao

- Theo dõi kết quả cảnh báo nguy cơ cháy rừng trên đại truyền hình trung ương và kết quả dự báo của địa phương.

- Trong mùa cháy thường xuyên tuần tra, phát hiện lửa rừng. Trực chòi canh 24/24 giờ trong ngày. Cấp V - Lực lượng chuyên trách thường trực trong cả mùa cháy kết hợp lực lượng cộng đồng

4.5.3.Nhóm giải pháp về xã hội

- Hoàn thiện thể chế - chính sách liên quan đến PCCCR. Chú trọng xây dựng hương ước liên quan đến quản lý rừng và PCCCR ở thôn, bản thuộc vùng trọng điểm cháy thuộc khu vực các xã Thanh Trạch, Vạn Trạch, Cự Nẫm ( huyện Bố Trạch), Trường Thuỷ, Văn Thuỷ, Thái Thuỷ ( huyện Lệ Thuỷ)…

- Tại địa bàn các xã trọng điểm cháy rừng như: Thanh Trạch, Hải Trạch, Vạn Trạch, Cự Nẫm của huyện Bố Trạch, các xã Quảng Đông Quảng Phú, Quảng Kim của huyện Quảng Trạch, các xã: Trường Thuỷ, Văn Thuỷ, Thái Thuỷ của huyện Lệ Thuỷ, các xã: Dân Hoá, Trọng Hoá của huyện Minh Hoá, xã Sơn Hoá của huyện Tuyên Hoá, xã Lộc Ninh và phường Đồng Sơn của Thành phố Đồng Hới ... cần chú trọng công tác xây dựng lực lượng quần chúng đông đảo, tại chỗ để tích cực tham gia phòng cháy, chữa cháy rừng tại chỗ. Hàng năm có tổ chức huấn luyện về kỹ thuật nghiệp vụ phòng và chữa cháy rừng cho lực lượng này.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục phổ cập trong các cộng đồng về việc phòng cháy, chữa cháy rừng. Đây là một giải pháp được đánh giá có hiệu quả cao nhất hiện nay. Bởi vì các vụ cháy rừng trên thế giới nói chung và địa bàn tỉnh Quảng Bình nói riêng chủ yếu là do con người gây ra. Mặt khác, tuyên truyền giáo dục là tác động vào ý thức của con người, đó là yếu tố động trong các yếu tố ảnh hưởng đến cháy rừng.

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các ban ngành Kiểm lâm, Công An, Quân Đội, Đoàn Thanh Niên, Mặt trận tổ quốc....có cam kết phân công trách nhiệm, lực lượng tham gia đảm nhận phù hợp với địa bàn và lĩnh vực công tác.

- Xã hội hóa công tác phòng cháy, chữa cháy rừng: bằng nhiều hình thức làm cho cộng đồng hiểu, biết, nắm được những kiến thức khoa học và văn bản pháp luật của nhà nước về bảo vệ rừng, các nội quy, quy ước, cột mốc, biển báo, biển cấm…..phải được viết bằng cả chữ dân tộc. Đào tạo cán bộ tại chỗ

để làm công tác phòng cháy, chữa cháy để tuyên truyền, phổ biến cho dân hiểu, dân biết, dân làm, dân bàn và dân kiểm tra.

Trên cơ sở điều tra, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng và qua thực tế của công tác phòng cháy tại Quảng Bình. Đề tài xác định lịch hoạt động công tác PCCCR cho tỉnh Quảng Bình như sau:

TT Tháng

Công việc 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

1 Tổng kết rút kinh nghiệm 2 Kiện toàn BCH và lực lượng 3 Dự báo lửa rừng

3 Tu sửa các công trình 4 Tuyên truyền, giáo dục 5 Trực PCCCR

6 Trực cảnh báo lửa rừng 7 Thanh tra kiểm tra 8 Chuẩn bị phương tiện 9 Huấn luyện và diễn tập

Chương 5

Kết luận, tồn tại và kiến nghị

5.1. Kết luận.

Từ phân tích kết quả nghiên cứu của đề tài phân vùng trọng điểm cháy rừng ở Quảng Bình, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Mùa cháy rừng ở Quảng Bình theo kết quả điều tra xảy ra từ tháng 4 đến hết tháng 8, nguy hiểm nhất là tháng 6 và tháng 7. Mùa cháy xác định theo chỉ số khô hạn của GS.TS Thái Văn Trừng từ tháng 3 đến tháng 7, tháng nguy hiểm nhất là tháng 7.

2. Mối quan hệ giữa nhiệt độ không khí và lượng mưa trung bình theo kinh độ, vĩ độ và độ cao được xác định theo phương trình:

T == - 174.774 + 1.722 KD + 0.785 ( VD - 13.2)2 - 0.69 (H/100) R= -4364.899 - 35.975VD + 0.53H - 25.821KD R=0.9

Có thể sử dụng phương trình trên để tính nhiệt độ không khí và lượng mưa trung bình cho các điểm ở Quảng Bình khi biết kinh độ, vĩ độ và độ cao.

3. Số ngày P đạt cấp IV và V tính đến 30 tháng 8, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiệt độ và lượng mưa (R=0.87). Vì vậy, có thể xác định chỉ số P theo nhiệt độ và lượng mưa trung bình cho các điểm khác ở Quảng Bình theo phương trình:

N=72.9716 + 3.1527T - 0.7294R; R = 0.87

4. Trạng thái rừng có kích thước lớn nhất là rừng gỗ trạng thái IIIa1, IIIa2 với đường kính trung bình đạt: 31,7cm, chiều cao trung bình đạt 15.1m và nhỏ nhất là rừng trồng Cao su với đường kính trung bình 13,3cm và chiều cao trung bình đạt 7,9m.

Trạng thái rừng có độ tàn che thấp nhất là rừng phi lao (0.53), cao nhất là rừng gỗ (0.84); tỷ lệ che phủ của cây bụi thảm tươi lớn nhất là trạng thái rừng IIIa1, IIIa2 (90%), thấp nhất là rừng trồng phi lao (20%).

5. Độ ẩm vật liệu cháy có sự biến động trong thời gian điều tra. Độ ẩm vật liệu cháy biến động theo tháng và lượng mưa trong khu vực. Nếu không mưa thì độ ẩm vật liệu cháy biến động ít. Những khu vực có mưa thì độ ẩm vật liệu cháy biến động lớn. Hệ số biến động của vật liệu cháy dao động từ 10% đến 57%, cao nhất trạng thái rừng trồng keo tại khu vực Tuyên Hoá (57), thấp nhất là trạng thái rừng Thông ở Lệ Thuỷ, Đồng Hới (10%) và Bố Trạch (11%). Ngoài ra, độ ẩm VLC còn phụ thuộc vào trạng thái rừng và và khu vực phân bố

6. Nguyên nhân gây cháy rừng lớn nhất ở Quảng Bình là do đốt nương làm rẫy và đốt dọn vệ sinh rừng chiếm 71.3%. Nguyên nhân này xuất phát từ đặc điểm về phong tục tập quán và điều kiện kinh tế của các hộ gia đình sống trong và gần rừng

7. Phân cấp nguy cơ cháy theo trạng thái rừng ở tỉnh Quảng Bình được chia thành 3 cấp. Cấp ít nguy hiểm (Cấp I) có giá trị Ect nhỏ hơn 0,18, bao gồm các trạng thái rừng tương ứng: rừng gỗ IIIa1, IIIa2, rừng gỗ IIa, IIb và rừng trồng cao su, phi lao. Cấp nguy hiểm (Cấp II) có giá trị Ect từ 0.19 đến 0.5, bao gồm các trạng thái rừng: Keo, Bạch đàn và rừng hỗn giao nứa gỗ. Cấp rất nguy hiểm (Cấp III) có giá trị Ect lớn hơn 0.5, bao gồm các trạng thái rừng trồng thông và trạng thái Ib,Ic.

8. Phân vùng trọng điểm cháy rừng của Quảng Bình theo điều kiện khí hậu và địa hình được chia thành 5 cấp.

9. Phân cấp nguy cơ cháy theo điều kiện kinh tế - xã hội: mức độ ít nguy hiểm với rừng là khu vực Quảng Ninh, Tuyên Hoá. Khu vực nguy hiểm với rừng là Minh Hoá và Lệ Thuỷ. Khu vực rất nguy hiểm là khu vực Bố Trạch.

10. Vùng trọng điểm cháy rừng của Quảng Bình phân theo tổng hợp điều kiện khí hậu, địa hình, trạng thái rừng và điều kiện kinh tế - xã hội: mức nguy cơ cháy rừng cao nhất tập trung chủ yếu ở các huyện: Bố Trạch, Lệ Thuỷ,

11. Đề tài đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên cơ sở phân vùng trọng điểm cháy: giải pháp về khoa học kỹ thuật, giải pháp về kinh tế và giải pháp xã hội.

5.2. Tồn tại.

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, do hạn chế về nhân lực, điều kiện công tác và thời gian nên đề tài còn một số tồn tại sau:

- Chưa xác định được các trạng thái rừng đại diện cho các vùng và cho các dạng địa hình khác nhau.

- Chưa thử nghiệm được tốc độ cháy của vật liệu cháy cho từng trạng thái.

- Chưa điều tra các yếu tố khí tượng thủy văn tại các điểm đại diện, đề tài căn cứ chủ yếu vào số liệu khí tượng thuỷ văn của các trạm trong tỉnh và khu vực lân cận.

- Chưa nghiên cứu toàn diện các yếu tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến nguy cơ cháy rừng.

5.3. Kiến nghị.

- Các nghiên cứu tiếp theo về phân vùng trọng điểm cháy rừng nên điều tra toàn diện về các yếu tố kinh tế - xã hội liên quan đến nguy cơ cháy, từ đó đề xuất các giải pháp hiệu quả hơn trong công tác phòng cháy, chữa cháy rừng.

- Tiếp tục nghiên cứu tốc độ cháy của vật liệu cháy cho từng trạng thái, để phân cấp nguy cơ cháy theo trạng thái.

tài liệu tham khảo

A. Tài liệu tiếng việt

1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cục Kiểm lâm (2000),Cấp dự báo báo động và các biện pháp tổ chức thực hiện phòng cháy, chữa

cháy,Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn( 2004), Chương trình hỗ trợ ngành và đối tác; cẩm nang ngành lâm nghiệp, chương trình PCCCR,

Nxb GTVT, Hà Nội

3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cục Kiểm lâm (2006), Quyết định số 1970/QĐ/BNN - KL về việc công bố hiện trạng rừng toàn quốc năm 2005.

4. Chính Phủ (2006), Nghị định số 09/2006/ NĐ - Chính Phủ quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.

5. Cục Kiểm lâm (2004), Văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về

PCCCR, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cục Kiểm lâm (2000), Văn bản pháp quy về phòng cháy, chữa cháy rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Cục Kiểm lâm (2005), Sổ tay kỹ thuật PCCCR, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

8. Cục thống kê Quảng Bình (2006), Niên giám thống kê 2006 tỉnh Quảng Bình.

9 Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình (2003),“Dự án nâng cao năng lực phòng cháy, chữa cháy rừng bổ sung cho phương án phòng cháy, chữa cháy rừng giai đoạn 2007 - 2011 tỉnh Quảng Bình”.

chữa cháy rừng tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2005 - 2010”.

11. Bế Minh Châu (2001) “Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện khí tượng

Một phần của tài liệu Bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o bé n«ng nghiöp PTNT (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)