Cấu trúc của cụm khung đỡ đầu máy gồm hộp số và khung đỡ.
Tấm khung đỡ đầu máy được xây dựng bằng cách dùng các lệnh thiết kế kim loại tấm. Ta vẽ tiết diện tấm khung đỡ, sau đó vào Insert Sheet Metal. Chọn mặt phẳng làm việc, tiếp đó vào Insert Sheet Metal chọn Edge Flange để vẽ tấm gấp phía trên và tấm gấp phía dưới. Chọn mặt phẳng làm việc trên hai tấm gấp, vẽ tiết diện 3 lỗ, sau đó dùng lệnh Cut – Extrude để tạo 3 lỗ.
Tiếp theo để vẽ tấm nối hai tấm khung đỡ đầu máy, ta vẽ biên dạng của chi tiết sau đó dùng lệnh Extrude để vẽ được tấm khung nối hai tấm khung đỡ đầu máy.
Để lắp ráp các chi tiết này lại với nhau ta vào Assembly, chọn các ràng buộc thích hợp trong lệnh Mate, kết quả cho ta cụm khung đỡ đầu máy thể hiện ở hình 3.2.
Hình 3.2: Cụm khung đỡ đầu máy.
Các chi tiết của cụm hộp số được thiết kế bằng cách vẽ tách ra từng phần sau đó ghép lại với nhau. Mỗi phần được xây dựng mô hình 3D bằng cách tạo biên dạng 2D, dùng các lệnh Extrude, Cut, Loft, Fillet, Champer, Revolve trên thanh công cụ kết hợp với việc tạo các mặt phẳng làm việc.
Sau khi xây dựng được mô hình 3D của từng phần hộp số, bánh xe, ghi chúng lại thành những file có phần mở rộng là “*.Sldprt” bằng lệnh Save. Để lắp ráp các chi tiết này thành một cụm, ta cũng vào môi trường lắp ráp, chọn các ràng buộc của lệnh Mate để lắp ráp các chi tiết này lại với nhau ta được cụm hộp số hình 3.3.
Các chi tiết khác của máy kéo cũng được xây dựng bằng các lệnh trên thanh công cụ, kết quả cho ở hình 3.4.
a. Cần số b. Bánh sau c. Bánh đà
Hình 3.4: Cấu trúc các chi tiết còn lại của máy kéo. 3.1.3. Xây dựng mô hình 3D máy kéo Bông Sen – 8.
Mô hình 3D đầu máy kéo Bông Sen – 8 được xây dựng bằng cách vào môi trường lắp ráp, chọn các ràng buộc thích hợp để lắp cụm đầu máy, khung đỡ, hộp số, bánh xe lại với nhau hình 3.5.