Xử lý kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng solidworks và cosmos motion trong việc mô phỏng máy khoan hố trồng cây lắp sau máy kéo bông sen 8​ (Trang 63 - 69)

Kết quả đo được lưu vào các tệp giữ liệu dạng ASCII trong phần mềm Catman. Kết quả nghiên cứu thực nghiệm được xử lý bằng phần mềm Catman. Dưới đây là một trong những kết quả đo mômen xoắn trên trục mũi khoan khi khoan một hố ở đất rừng núi Luốt.

Hình 5.8: Kết quả đo mômen xoắn trên trục mũi khoan

Từ kết quả thu được với việc ứng dụng phần mềm Kaleidagraph xác định được mômen xoắn lớn nhất tác dụng lên trục mũi khoan là 310Nm, giá trị trung bình thường gặp là 180Nm.

Kết luận chương 5:

Bằng phương pháp đo tenzô với việc ứng dụng bộ thu phát không dây và thiết bị Spider 8 đã tiến hành thực nghiệm đo mômen xoắn trên trục mũi khoan. Kết quả được mômen xoắn lớn nhất tác dụng lên trục mũi khoan là 310Nm, giá trị trung bình thường gặp là 180Nm. Đây là thông số đầu vào quan trọng cho việc khảo sát ứng suất biến dạng của mũi khoan và chi tiết khác của máy khoan hố trồng cây lắp trên máy kéo Bông Sen – 8.

MO MEN XOAN -40 -30 -20 -10 0 10 0 5 10 15 20 Thoi gian,s M o m e n ,d a N m

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Kết luận

1. Bằng phần mềm Solidworks chúng tôi đã xây dựng được mô hình 3 D của đầu máy kéo Bông sen 8 và tất cả các chi tiết của máy khoan hố trồng cây với dẫn động cơ khí lắp trên máy kéo Bông sen 8 theo thiết kế của đề tài trọng điểm cấp Bộ “Nghiên cứu thiết kế chế tạo và thử nghiệm thiết bị chuyên dùng lắp với nguồn động lực cỡ nhỏ để đào hố trồng cây, phát thực bì phục vụ trồng và chăm sóc rừng”.

2. Đề tài đã lắp ráp và mô phỏng việc tháo lắp các cụm máy có kết cấu tương đối phức tạp của máy khoan hố trồng cây với dẫn động cơ khí lắp sau máy kéo Bông sen 8 như: Cụm puly vấu, cụm hộp giảm tốc bánh răng côn, cụm cơ cấu khoan. Các cụm máy được mô phỏng mang tính trực quan, thuận lợi cho việc chỉ đạo gia công lắp ghép và chuyển giao kỹ thuật.

3. Bằng Cosmosmotion đã mô phỏng động bộ phận truyền động cho cơ cấu khoan và máy khoan hố trồng cây lắp sau máy kéo Bông sen 8. Cơ cấu và máy được mô phỏng giúp cho việc hướng dẫn cấu tạo, nguyên lý hoạt động của máy trong chuyển giao kỹ thuật một cách trực quan, dễ hiểu; ngoài ra còn cho phép xác định các thông số động học của các cơ cấu và máy.

4. Bằng Cosmosworks với lệnh Cosmosxpress Analyis wizard đã phân tích ứng suất, biến dạng bộ phận làm việc là mũi khoan của máy khoan hố trồng cây. Kết quả này làm căn cứ cho việc hoàn thiện thêm về mặt kết cấu của mũi khoan theo hướng tăng bền và độ cứng vững.

5. Bằng nghiên cứu thực nghiệm đã xác định được mô men cản tác dụng lên trục mũi khoan làm tài liệu gốc cho việc mô phỏng động và phân tích ứng suất, biến dạng của bộ phận làm việc này.

Khuyến nghị

- Các mô hình 3D và kết quả mô phỏng của đề tài có thể dùng ngay cho việc chỉ đạo gia công chế tạo và chuyển giao công nghệ máy khoan hố trồng cây lắp sau máy kéo Bông sen 8.

- Cần phân tích động lực học, ứng suất, biến dạng các cơ cấu và chi tiết của máy bằng các phần mềm khác như Adams, Ansys để so sánh và hoàn thiện thêm việc mô phỏng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Giang Ngọc Anh, Hoàng Hà, Phạm văn Tỉnh (1998), Nghiên cứu thực nghiệm để xác định mômen cản tác dụng lên mũi khoan khi khoan hố trồng cây, Chuyên đề nghiên cứu khoa học sinh viên,Trường đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

2. Nguyễn Nhật Chiêu (2005), Đo lường và khảo nghiệm máy, Tập bài giảng cho cao học, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

3. PGS.TS.Nguyễn Nhật Chiêu (2005), Nghiên cứu thiết kế chế tạo và thử nghiệm thiết bị chuyên dùng lắp với nguồn động lực cỡ nhỏ để đào hố trồng cây, phát thực bì phục vụ trồng và chăm sóc rừng, Báo cáo khoa học đề tài cấp bộ, Trường đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

4. Nguyễn Thị Diện (2003), Thiết kế máy cuốc hố trồng cây lắp sau máy kéoBông Sen – 20, Khoá luận tốt nghiệp, Trường đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

5. Hoàng Hữu Đao (2000), Nghiên cứu ảnh hưởng các thông số hình học của lưỡi khoan đến tiêu hao công suất và độ nén chặt của thành hố, Luận văn thạc sỹ kỹ thuật, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

6. Đinh thị Thu Hà (2003), Thiết kế máy khoan hố trồng cây với dẫn động thuỷ lực lắp sau máy kéo Bông sen – 20, Khoá luận tốt nghiệp, Trường đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

7. Lương Ngọc Hoàn (2008), Nghiên cứu động lực học của tay thuỷ lực bốc dỡ gỗ lắp sau máy kéo bánh hơi khi xoay cần, Luận văn thạc sỹ kỹ thuật, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

8. Đinh Thị Hợi (2009), Nghiên cứu ứng suất và biến dạng của tay thuỷ lực khi làm việc ở giai đoạn quá độ, Luận văn thạc sỹ kỹ thuật, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

9. Nguyễn Khắc Huân (2005), Nghiên cứu xác định ứng suất và biến dạng của vỏ xe khi chịu tác động va chạm bên, Luận án Tiến sỹ kỹ thuật, Học viện Kỹ thuật quân sự, Hà Nội.

10. Phan Đình Huấn, Tôn Thất Tài (2002), Xây dựng mô hình ba chiều và bản vẽ kỹ thuật bằng Inventor, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội. 11. Nguyễn Việt Hùng, Đào Hồng Bách (2003), Hướng dẫn sử dụng

Solidworkstrong thiết kế 3 chiều, NXB Xây dựng, Hà Nội.

12. Nguyễn Trọng Hữu (2006), Hướng dẫn sử dụng Solidworks, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

13. Nguyễn Trọng Hữu (2007), Mô phỏng động học trong Solidworks, NXB Hồng Đức, TP.Hồ Chí Minh.

14. Nguyễn Trọng Hữu (2008), Thiết kế sản phẩm Solidworks, NXB Thống kê, Hà Nội.

15. Nguyễn Hữu Lộc (2005), Sử dụng AutoCAD 2000, NXB Tổng Hợp TP.Hồ Chí Minh.

16. Lưu Thị Thuỳ Linh (2005), Thiết kế máy khoan hố trồng cây lắp sau máykéo Shibaura, Khoá luận tốt nghiệp, Trường đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. 17.Vương Văn Minh (2004), Thiết kế bộ phận điều khiển tự động máy khoan

hố trồng cây dẫn động thuỷ lực 180, Khoá luận tốt nghiệp, Trường đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

18. Nguyễn Văn Phái, Trương Tích Thiện, Nguyễn Tường Long, Nguyễn Định Giang (2003), Giải toán cơ kỹ thuật bằng chưong trình Ansys. NXB KHKT, Hà Nội.

19. Đinh văn Phong (2000), Phương pháp số trong cơ học .Nxb KHKT, Hà Nội 20. Nguyễn Hồng Quang (2002), Thiết kế máy khoan hố trồng cây lắp trên máy kéo bông sen – 8, Khoá luận tốt nghiệp, Trường đại học Lâm

21. PGS.TS. Nông Văn Vìn (2006), Thiết kế chế tạo và khảo nghiệm trong sản xuất máy khoan hố trồng cây lắp sau máy kéo Shibaura, Đề tài cấp nhà nước KC 07 – 26 – 06, Đại học Nông Nghiệp, Hà Nội.

22.Trần Ích Thịnh, Trần Đức Trung, Nguyễn Việt Hung (2000), Phươngpháp phần tử hữu hạn trong kỹ thuật, Trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội. TIẾNG ANH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng solidworks và cosmos motion trong việc mô phỏng máy khoan hố trồng cây lắp sau máy kéo bông sen 8​ (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)