Xây dựng mô hình 3D hộp giảm tốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng solidworks và cosmos motion trong việc mô phỏng máy khoan hố trồng cây lắp sau máy kéo bông sen 8​ (Trang 37 - 42)

Hộp giảm tốc bánh răng côn có nhiệm vụ truyền mômen xoắn từ trục nằm ngang sang trục thẳng đứng vuông góc với mặt đất và tăng mômen quay. Bằng phần mềm Solidworks tôi đã xây dựng được mô hình 3D các chi tiết của hộp giảm tốc, sau đó lắp ráp chúng lại với nhau thành hộp giảm tốc.

Để vẽ bánh răng côn lớn, sau khi thiết lập môi trường bản vẽ, vào Design Library, chọn Toolbox. Sau đó kích đúp vào Iso, chọn PowerTransmition, tiếp theo nhắp chuột phải vào Gear chọn Create Part, xuất hiện menu ta khai báo các thông số của bánh răng côn đã thiết kế trước đây như góc nghiêng 350, chiều dài côn ngoài 105mm, module vòng ngoài 5.71mm, chiều rộng vành răng 26,25mm, tỷ số truyền 5.14, số răng 36, đường kính chia ngoài 206mm, góc côn chia 790, chiều cao răng ngoài 10mm, chiều cao đầu răng ngoài 3mm, chiều cao chân răng ngoài 7mm, đường kính đỉnh răng ngoài 208mm, đường kính vòng chia trung bình 208mm, góc ăn khớp 

= 200. Chọn mặt phẳng phác thảo dùng các lênh phác thảo 2D để vẽ biên dạng của phần moayơ và các lỗ bulông lắp ghép. Sau đó dùng lệnh Cut – Extrude để tạo khoảng trống moayơ và các lỗ lắp bulông ghép vành răng với moayỏ. Bánh răng côn lớn vẽ được giới thiệu ở hình 3.14.

Hình 3.14: Bánh răng côn lớn

Mô hình bánh răng côn nhỏ được xây dựng một cách tương tự như vẽ bánh răng côn lớn cùng modul 5,71 chỉ khác là khai báo các thông số như góc

răng 7, đường kính chia ngoài 40mm, góc côn chia 110, chiều cao răng ngoài 10mm, chiều cao đầu răng ngoài 7mm, chiều cao chân răng ngoài 3mm, đường kính đỉnh răng ngoài 54mm, đường kính vòng chia trung bình 35mm, góc ăn khớp  = 200. Mô hình bánh răng côn nhỏ cho ở hình 3.15

Hình 3.15: Bánh răng côn nhỏ

Để vẽ moayơ bánh răng côn lớn, vẽ tiết diện của moayơ bằng cách chèn bản vẽ AutoCAD 2D vào mặt phẳng phác thảo, vẽ đường Centerline làm trục đối xứng. Dùng lệnh Revolve để tạo khối đặc tròn xoay. Chọn mặt phẳng phác thảo vẽ 8 lỗ, dùng lệnh Cut - Extrude tạo được 8 lỗ. Chọn mặt phẳng phác thảo là mặt đầu trục, vẽ tiết diện của rãnh then hoa sau đó dùng lệnh Cut - Extrude để tạo rãnh then hoa. Mô hình 3D của cụm moayơ và trục bánh răng côn lớn cho ở hình 3.16.

Hình 3.16: Moayơ bánh côn lớn

Mô hình 3D của trục then hoa xây dựng bằng cách vẽ tiết diện của trục then hoa trong mặt phẳng phác thảo, sau đó dùng lệnh Extrude được trục then

hoa. Tiếp theo dùng lệnh Champer để vát đầu trục then hoa. Mô hình 3D trục then hoa cho ở hình 3.17.

Hình 3.17: Trục then hoa

Để xây dựng mô hình 3D cụm thân đỡ các ổ trục, trong mặt phẳng phác thảo vẽ tiết diện thân đỡ và đường Centerline làm trục quay, sau đó dùng lệnh Revolve tạo khối tròn xoay 3D. Chọn mặt phẳng phác thảo là mặt bích lắp ráp vẽ hai hình chữ nhật là biên dạng hai tấm đỡ, sau đó dùng lệnh Extrude để tạo hai tấm. Chọn mặt phẳng phác thảo trên mặt tấm đỡ, vẽ biên dạng tròn có đường kính bằng đường kính vòng ngoài ổ bi, dùng lệnh Cut – Extrude để tạo hốc lắp ổ bi trục bánh côn lớn. Chọn mặt phẳng phác thảo là mặt bích lắp ráp, dùng lệnh Circle và công cụ Circular Pattern tạo biên dạng 8 lỗ tròn. Sau đó dùng lệnh Cut – Extrude để tạo 8 lỗ. Mô hình 3D thân đỡ trục vào có dạng như hình 3.18.

` Trục bánh côn nhỏ được vẽ bằng cách vẽ biên dạng các tiết diện ngang của trục rồi dung lệnh Extrude để đùn lên khoảng cách bằng chiều dài đoạn trục hình 3.19

Hình 3.19. Trục bánh côn nhỏ

Căn cứ vào các kích thước của vỏ hộp, bằng các lệnh Extrude, Cut – Extrude ta vẽ mô hình 3D của vỏ hộp hình 3.20.

Hình 3.20: Vỏ hộp giảm tốc

Để xây dựng mô hình 3D giá đỡ hộp giảm tốc tôi vẽ các biên dạng trong mặt phẳng phác thảo 2D, sau đó dùng lệnh Extrude để tạo ra hình khối 3D; dùng lệnh Cut – Extrude tạo các lỗ lắp bu lông. Giá đỡ hộp giảm tốc vẽ được giới thiệu ở hình 3.21.

Hình 3.21: Giá đỡ hộp giảm tốc

Sau khi xây dựng mô hình 3D các chi tiết của hộp giảm tốc bánh răng côn, tôi lắp cụm hộp giảm tốc bánh răng côn như sau:

Vào môi trường lắp ráp, ta nhấn nút Browse trong hộp thoại Insert Component. Khi đó hộp thoại Open xuất hiện. Ta dẫn tới thư mục chứa các chi tiết của hộp giảm tốc đã tạo trước đó, chọn vỏ hộp và nhấn Open. Bằng cách chọn nút Insert Component trên thanh công cụ Assembly. Khi đó hộp thoại Insert Component xuất hiện, ta nhấn nút Browse. Ta dẫn tới mục chứa các chi tiết đã tạo trước đó, để tải các chi tiết còn lại của hộp giảm tốc như các ổ bi, trục, các bánh răng côn vào môi trường lắp ráp hình 3.22

Nhấp chọn nút lệnh Mate trên thanh công cụ Assembly khi đó hộp thoại Mate xuất hiện. Chọn đối tượng, sau đó chọn các ràng buộc Coincident, Distance để lắp ráp các chi tiết lại với nhau. Mô hình 3D hộp giảm tốc bánh răng côn sau khi lăp ráp cho ở hình 3.23.

Hình 3.23: Mô hình 3D hộp giảm tốc bánh răng côn sau khi lắp ráp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng solidworks và cosmos motion trong việc mô phỏng máy khoan hố trồng cây lắp sau máy kéo bông sen 8​ (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)