4. Phương pháp nghiên cứu
1.2.1 Tình hình nghiên cứu các hợp chất phthalate trong không khí và bụi không
không khí.
1.2.1 Tình hình nghiên cứu các hợp chất phthalate trong không khí và bụi không khí. khí.
1.2.1.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới.
Rất nhiều nghiên cứu trên thế giới đã được thực hiện về ô nhiễm phthalate trong không khí và bụi không khí trong nhà và ngoài trời. Có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu dưới đây.
Zhu và cộng sự [7] đã nghiên cứu nồng độ, nguồn gốc, và đánh giá rủi ro của phthalate trong bụi không khí xung quanh (PM2.5 và PM10) tại Tianijn, Trung Quốc. Kết quả cho thấy, DEHP và DBP là nhóm chất được tìm thấy trong hầu hết các mẫu phân tích với nồng độ trung bình trong bụi PM10 là 10,79 và 2,24 ng/m3, trong bụi PM2.5 là 6,26 và 1,93 ng/m3. Tổng nồng độ phthalate phát hiện được trong mùa hè lớn hơn mùa đông đáng kể. Phthalate trong bụi không khí tại Tainijn phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp (sản xuất nhựa, các thiết bị y tế), các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, mĩ phẩm,…
Wang và cộng sự [10] phân tích phthalate trong mẫu bụi không khí trong nhà và xung quanh thu thập tại 2 đô thị lớn vùng châu thổ sông Châu Giang, Trung Quốc. Nồng độ của phthalate trong bụi không khí xung quanh dao động trong khoảng từ 1.70-869 µg/g trong đó di-2-ethylhexyl phthalate được phát hiện với tần suất và nồng độ cao nhất. Bước đầu đánh giá rủi ro phơi nhiễm của phthalate tới sức khỏe con người thấy rằng phthalate đi vào cơ thể con người chủ yếu qua đường hít thở và ăn uống.
Jing và cộng sự (2014) đã tiến hành nghiên cứu ô nhiễm các hợp chất phthalate trong PM2.5 và PM10 ở khu vực ngoại ô của Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc thải [57]. Kết quả cho thấy, dimethyl phthalate (DMP), diethyl phthalate (DEP), di-n-butyl
phthalate (DBP), di-iso-butyl phthalate (DIBP), benzyl butyl phthalate (BzBP), và di(2-ethylhexyl) phthalate (DEHP) được phát hiện trong bụi PM2.5 với tổng nồng độ các chất được phát hiện nằm trong khoảng từ 13.3-186 ng/m3 (trung bình 59.8 ng/m3) và 10.1 - 445 ng/m3 (trung bình 132 ng/m3) trong PM10. DEHP, DBP, and DIBP là các phthalate chính được tìm thấy trong tất cả các mẫu bụi. DEHP được phát hiện phần lớn ở các hạt bụi thô (kích thước bụi giữa PM2.5 và PM10), trong khi đó DMP, DEP, DBP, DIBP, và BzBP được phát hiện chủ yếu trong các hạt bụi mịn (PM2.5). Nồng độ của phathalate trong trong mùa hè lớn hơn trong mùa đông và nồng độ của DEHP và BzBP tỷ lệ thuận với khối lượng của bụi và thành phần các chất hữu cơ chứa trong bụi. Nghiên cứu của R˚uˇziˇcková và cộng sự (2016) về phthalate trong bụi PM2.5 tại vùng Moravian-Silesian, Cộng hòa Séc cho thấy tỷ lệ phân bổ của phthalate trong PM2.5 vào mùa hè và mùa đông là như nhau theo thứ tự: DEHP > DnBP > DIBP > DEP. Nồng độ phthalate đo được trong mùa đông cao hơn mùa hè (khoảng 5-10 lần), nguyên nhân là do đốt nhựa phục vụ mục đích sưởi ấm vào mùa đông và do sự phân hủy của phthalate bởi quá trình quang hóa bị giảm do giảm cường độ ánh sáng mặt trời [58].
Quintana-Belmares và cộng sự (2018) cũng tiến hành nghiên cứu 8 phthalate (DEP, DnBP, DiBP, BzBP, DEHP, DiNP, DiDP, DPHP) trong bụi PM2.5 và PM10 tại khu vực đô thị thành phố Mexico nhằm đánh giá các tác động của chúng tới sức khỏe con người [59]. Kết quả cho thấy 2 nhóm chất phthalate được coi là nhóm chất phá vớ nội tiết (DEHP và DnBP) được phát hiện trong bụi với nồng độ cao và nam giới có khả năng phơi nhiễm DEHP cao (18ng/8giờ).
Shaofei Kong và cộng sự (2013) đã tiến hành nghiên cứu về sự biến đổi theo không gian và thời gian của các PAEs trong bụi PM10 và PM2.5 và ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường ở Thiên Tân, Trung Quốc. Kết quả cho thấy, nồng độ DEHP và DBP chiếm tỷ lệ cao nhất trong các PAEs được khảo sát với nồng độ trung bình khoảng 98,29 và 12,9 ng/m3 trong bụi PM10 và 75,68 và 8,72 trong bụi PM2.5. Hàm lượng PAEs trong bụi không khí có xu hướng tỷ lệ nghịch với nhiệt độ môi trường, trong mùa đông nồng độ PAEs cao hơn trong mùa xuân và mùa hè. Báo cáo cũng chỉ ra rằng, nguồn phát thải chính của PAEs ra môi trường bụi không khí tại Thiên Tân là từ
công nghiệp sản xuất mỹ phẩm, các sản phẩm chăm sóc cả nhân, chất hóa dẻo và nước thải công nghiệp [60].
Năm 2006, M.J Teil và cộng sự đã nghiên cứu sự thay đổi của phthalate trong khí quyển trong thành phố Pari, Pháp. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nồng độ phthalate trong không khí là DMP, 0.5; DEP, 10.7; DnBP, 22.2; BBP, 4.6; DEHP, 18.9; and DnOP, 0.5 ng/m3, trong đó DnBP và DEHP chiếm tỷ lệ lớn nhất [61].
Wang và cộng sự năm 2006 đã nghiên cứu sự phân phối theo mùa và không gian của các aerosols hữu cơ tại mười bốn thành phố của Trung Quốc. Kết quả cho thấy, nồng độ trung bình của phthalate trong bụi PM2.5 là 387 ng/m3, và hàm lượng phthalate trong mùa hè lớn hơn mùa đông, nguyên nhân là do sự bốc hơi tăng cường từ nhựa và sau đó là sự lắng đọng hấp phụ trên các hạt bụi không khí [62].
Wang và cộng sự năm 2008 đã nghiên cứu sự phân bố của các phthalate trong pha hạt và pha khí trong khi quyển tại Nam Kinh, Trung Quốc. Nghiên cứu đã lấy mẫu phthalate trong không khí và bụi không khí trong các tháng 4, 7, 10 năm và tháng 1 năm 2006. Kết quả cho thấy, hàm lượng trung bình của DMP, DEP, DBP, BBP, DEHP, DOP lần lượt là 1,1; 0,4; 10; 0,6; 4,6; 0,3 ng/m3. Và nồng độ của các phthalate có xu hướng giảm khi nhiệt độ môi trường tăng [63].
Phthalate cũng được nghiên cứu trong không khí và bụi không khí trong nhà, từ đó đánh giá sự phơi nhiễm của các chất đó tới sức khỏe con người. Li và cộng sự (2016) đã tiến hành nghiên cứu 7 phthalate trong bụi trong nhà lấy tại các khu kí túc xá và hộ dân tại TP. Cáp Nhĩ Tân, Trung Quốc [64]. Tổng nồng độ của phthalate trong bụi tại khu kí túc xá thấp hơn so với hộ dân, trong đó DEHP là nhóm chất phổ biến nhất được phát hiện tại các mẫu bụi thu được. Tính toán chỉ số độc hại (HI) đối với DiBP, DBP, và DEHP, nguy cơ gây ung thư (CR) đối với DEHP cho thấy nguy cơ phơi nhiễm các chất này của sinh viên sống trong kí túc xá thấp hơn hộ dân. Chỉ số CR và mức độ rủi ro của DEHP chứng minh rằng, DEHP có khả năng gây nguy hại tới sức khỏe con người thông qua hít thở.
1.2.1.2 Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, nghiên cứu và phân tích các hợp chất phthalate trong bụi không khí đô thị vẫn còn rất hạn chế. Theo tìm hiểu, đến nay phthalate chỉ được phân tích trong bụi không khí trong nhà [65],[66]. Hạnh và cộng sự [65] đã nghiên cứu phương pháp xác định phthalate từ mẫu không khí trong nhà bằng kỹ thuật sắc ký khí ghép nối khối phổ (GC/MS).
Trần và cộng sự [66] đã nghiên cứu ô nhiễm của 10 phthalate trong 97 mẫu khí trong nhà thu thập tại phía Bắc Việt Nam. Kết quả cho thấy nồng độ phthalate dao động trong khoảng 106-16.000 ng/m3, trong đó diethyl phthalate (DEP) được phát hiện với nồng độ cao nhất. Trong 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam được nghiên cứu, nồng độ phthalate trong không khí trong nhà tại Hà Nội là cao nhất.
Trần và cộng sự [67] đã nghiên cứu ô nhiễm của 9 phthalate trong mẫu bụi trong nhà thu thập tại 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam. Tổng nồng độ của phthalate dao động trong khoảng 3440 đến 106.000 ng/g (trung bình 22.600 ng/g) từ đó tính toán sự phơi nhiễm của nhóm chất này trong bụi không khí tới sức khỏe con người. Giá trị phơi nhiễm của phthalate nằm trong khoảng 19,4 đến 90,4 ng/kg-trọng lượng cơ thể.
Như vậy, các nhà khoa học tại Việt Nam cũng như trên thế giới đã thực hiện nghiên cứu ô nhiễm của phthalate trong bụi không khí và bước đầu đánh giá độc tính của chúng tới sức khỏe con người.