Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống phát hiện và định lượng tự động với cơ sở dữ liệu gc ms nhằm phân tích đồng thời các hợp chất sterols và phthalate trong bụi không khí tại hà nội​ (Trang 42 - 44)

4. Phương pháp nghiên cứu

1.5.3 Đặc điểm kinh tế xã hội

Tính đến năm 2017, trên địa bàn thành phố Hà Nội có khoảng 7.655 nghìn người, mật độ dân số trung bình là 2.279 người/km2, dân cư phân bố không đều, tốc độ đô thị hóa phát triển tương đối nhanh, mật độ dân số tập trung tại các quận khá cao (mật độ dân số trung bình của 12 quận là 11.220 người/km2, trong đó cao nhất là quận Đống Đa 42.171 người/km2, thấp nhất là quận Long Biên 4.840 người/km2).

Năm 2017, kinh tế của thủ đô tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, ước cả năm 2017 tăng 8,8%. Đáng chú ý, tất cả các ngành, lĩnh vực chủ yếu đều lấy lại đà tăng trưởng:

giá trị gia tăng công nghiệp – xây dựng tăng 8,4%, trong đó, riêng xây dựng tăng 9,9%, là mức tăng cao nhất trong 3 năm gần đây; thị trường bất động sản đã có sự chuyển biến. Giá trị gia tăng ngành nông nghiệp ước tăng 2%; giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản trên diện tích đất nông nghiệp ước đạt 231 triệu đồng/ha. Kinh tế Hà nội tăng trưởng cao nhờ có nhiều lợi thế, trong đó có cơ cấu kinh tế hiện đại với công nghiệp - dịch vụ chiếm tỷ trọng hơn 90% GDP. Hà Nội xếp thứ 7 trong top 10 thành phố có tăng trưởng du lịch nhanh nhất thế giới, kéo theo đó là lợi thế về dịch vụ thương mại, vận tải…

Đường Phạm Văn Đồng thuộc tuyến dường huyết mạch vành đai 3 của thành phố Hà Nội. Hai bên đường Phạm Văn Đồng là các khu đô thị lớn và khu dân cư đông đúc như: khu đô thị Ciputra, khu tập thể pháo binh, khu dân cư Xuân Đỉnh, khu đô thị Tây Hồ Tây, khu đô thị Resco, khu đô thị Cổ Nhuế, khu đô thị thành phố giao lưu, khu tập thể Đại học Ngoại ngữ. Với lượng dân cư đông đúc hai ven đường và cũng là con đường huyết mạch vẫn chuyển hàng hóa nên số lượng xe lưu thông hằng ngày là rất lớn.

Theo khảo cứu của Hội Làng nghề Việt Nam, làng Phú Đô bắt đầu làm bún từ thế kỷ 12. Và cho đến nay, tại khu vực làng bún Phú Đô, tính đến năm 2015, làng nghề có hơn 1.200 hộ với hơn 8.000 dân. Trong đó số hộ làm bún chiếm khoảng 50%, còn lại 10% số hộ sản xuất phục vụ làng nghề như: sản xuất công cụ làm bún (cơ khí), xay xát gạo, cung cấp than củi; 20% số hộ làm dịch vụ thương mại tiêu thụ các sản phẩm bún của làng; 20% số hộ còn lại làm nghề khác. Theo thống kê của UBND phương Phú Đô, hiện làng nghề có 500 hộ sản xuất và trên 650 hộ kinh doanh, mỗi ngày đưa ra thị trường khoảng 60 tấn bún, cung cấp trên 51% sản lượng bún của địa bàn thủ đô Hà Nội.

Theo khảo sát, hầu hết những gia đình sản xuất bún ở Phú Đô đều nuôi thêm lợn, bò và gia cầm. Ngành chăn nuôi tại địa phương đặc biệt phát triển do tận dụng được chất thải từ quá trình sản xuất bún.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ứng dụng hệ thống phát hiện và định lượng tự động với cơ sở dữ liệu gc ms nhằm phân tích đồng thời các hợp chất sterols và phthalate trong bụi không khí tại hà nội​ (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)