4. Phương pháp nghiên cứu
3.1.3 Nhận xét về hàm lượng phthalate trong bụi không khí tại Hà Nội
3.1.3.1 Nhận xét về sự thay đổi của hàm lượng phthalate trong bụi không khí tại các khu vực khảo sát giữa ngày và đêm
Từ kết quả xác định hàm lượng phthalate trong 48 mẫu bụi không khí tại 2 vị trí khảo sát là đường Phạm Văn Đồng và làng Phú Đô trong mùa hè (5/2018) và mùa đông (11/2018), tổng lượng phthalate trung bình được tìm thấy tại khu vực làng Phú Đô cao gấp khoảng 1,45 – 1,5 lần so với khu vực đường Phạm Văn Đồng (Hình 3.1). Điều này có thể do trong khu vực dân cư đông đúc tại làng Phú Đô có nhiều các dụng cụ, vật dụng bằng nhựa là các nguồn thải các nguồn thải phthalate đáng kể ra môi trường; Thêm vào đó, khu vực đường Phạm Văn Đồng có vị trí thông thoáng hơn khu vực Làng Phú Đô với mật độ xây dựng lớn làm cho các chất ô nhiễm trong khu vực làng Phú Đô khó bị phân tán hơn khu vực đường Phạm Văn Đồng.
Hình 3. 1: Nồng độ trung bình của phthalate tại AP1 và AP2 trong tháng 5 và 11/2018
Sáng Tối Sáng Tối Sáng Tối Sáng Tối
Mùa Hè (5/2018) Mùa Đông (11/2018)
Trong cả 2 mùa, tại khu vực đường Phạm Văn Đồng chỉ có sự biến thiên nhẹ về nồng độ của phthalate trong bụi không khí giữa ngày và đêm (tổng nồng độ phthalate ban ngày lớn hơn khoảng 21,5 - 23,4% so với ban đêm), trong khi đó nồng độ phthalate cao hơn hẳn vào ban đêm so với ban ngày tại khu vực làng Phú Đô (tổng nồng độ phthalate ban đêm lớn hơn khoảng 46,3 - 52,2% so với ban ngày) (Hình 3.1). Điều này có thể do ban đêm tại đường Phạm Văn Đồng, mật độ giao thông ít hơn ban ngày nên lượng bụi không khí và phthalate phát tán vào bụi không khí ít hơn ban ngày.
Ba phthalate được sử dụng nhiều nhất trong hoạt động sản xuất công nghiệp là di(2- ethylhexyl)phthalate (DEHP), di-n-butyl phthalate (DBP) and di-iso-butyl phthalate (DiBP) được phát hiện trong 100% mẫu bụi được phân tích, và đóng góp hơn 97,5% tổng hàm lượng phthalate được phát hiện.
3.1.3.2 So sánh xu hướng thay đổi của hàm lượng phthalate trong bụi không khí tại Hà Nội giữa mùa đông và mùa hè
Từ kết quả so sánh hàm lượng trung bình của các phthalate trong bụi không khí tại Hà Nội trong mùa hè (5/2018) và mùa đông (11/2018), hàm lượng của tất cả 5 phthalate được tìm thấy trong mùa đông đều lớn hơn so với mùa hè từ 1,37 đến 3,38 lần. Trong đó, tổng hàm lượng phthalate trung bình trong mùa đông cao hơn mùa hè 1,66 lần, và đối với DMP là 3,38 lần, đối với DEP là 1,75 lần, DIBP là 1,64 lần, DBP là 1,87 lần và DEHP là 1,37 lần (Hình 3.2).
Bảng 3. 5: Nồng độ phthalate trung bình trong bụi không khí tại Hà Nội trong mùa hè và mùa đông
Thời gian DMP DEP DIBP DBP DEHP
Mùa Hè
(5/2018) 0,57 3,14 36,76 30,87 25,71
Mùa Đông
Hình 3. 2: So sánh hàm lượng trung bình của các phthalate trong bụi không khí tại Hà Nội trong mùa hè và mùa đông
Xu hướng hàm lượng phthalate trong bụi không khí tỷ lệ nghịch với nhiệt độ môi trường này cũng giống với các nghiên cứu trước đây trên thế giới, như ở Cộng hòa Séc năm 2016 [58], Thiên Tân, Trung Quốc năm 2013 [60] và Pari, Pháp năm 2006 [61].
Theo các nghiên cứu trước đây, nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do các nguyên nhân sau:
Trong mùa hè, cùng với cường độ ánh sáng mặt trời mạnh đã làm gia tăng các phản ứng quang hóa của các gốc tự do trong không khí, từ đó làm giảm nồng độ phthalate trong không khí và bụi không khí [61].
Bầu không khí ít biến động trong mùa đông có thể làm chậm quá trình khuếch tán của các chất ô nhiễm trong không khí, trong khi gió mùa hè có khả năng làm loãng, dịch chuyển các chất ô nhiễm trong không khí dẫn tới việc hàm lượng phthalate trong không khí xung quanh khu vực có nguồn thải cao [61].
0 20 40 60 80 100 120 140 160 180
DMP DEP DIBP DBP DEHP Tổng nồng
độ
Trong mùa đông, việc đốt than, đốt nhựa với mục đích sưởi ấm là một trong những nguồn phát sinh phthalate đáng kể vào không khí, làm nồng độ phthalate trong không khí và bụi không khí tăng cao trong mùa này [58],[60],[61].
Trong mùa đông, áp suất hơi giảm có thể làm tăng hàm lượng phthalate trong pha hạt [61].
3.1.3.3 So sánh hàm lượng phthalate trong bụi không khí tại Hà Nội và trên thế giới a. So sánh hàm lượng phthalate trong bụi không khí ngoài trời tại Hà Nội và trên thế giới
Nồng độ phthalate trong bụi không khí tại Hà Nội năm 2018 trong nghiên cứu này được so sánh với kết quả khảo sát tại Thượng Hải, Trung Quốc năm 2014 [57] và Thiên Tân, Trung Quốc năm 2013 [60]. Nồng độ phthalate trong bụi không khí tại các thành phố lớn trên thế giới được thể hiện trong bảng 3.6.
Bảng 3. 6: Nồng độ phthalate trong bụi không khí tại các thành phố lớn trên thế giới
Thành Phố Hà Nội (2018) Thượng Hải (2014) [57]
Thiên Tân (2013) [60] Nồng độ PAEs trong bụi
không khí (ng/m3) 128,8 191,8 199,4
Hình 3. 3: So sánh hàm lượng phthalate trong bụi không khí của các thành phố lớn trên thế giới. 128.8 191.8 199.4 0.0 50.0 100.0 150.0 200.0 250.0
Hà Nội 2018 Thượng Hải 2014 Thiên Tân 2013
Hàm lượng phthalate trong bụi không khí tại Hà Nội ở mức thấp hơn so với các thành phố lớn khác thế giới. Thấp hơn thành phố Thượng Hải và Thiên tân, Trung Quốc 1,5 lần (Hình 3.3).
Hàm lượng của DEHP, DIBP và DBP (ba phthalate chiếm tỷ lệ cao nhất trong bụi không khí tại Hà Nội) cũng được ghi nhận là thành phần phthalate chính được tìm thấy trong các mẫu bụi không khí ở nhiều thành phố lớn trên thế giới như Thiên Tân [7],[60], Châu Giang [10], Thượng Hải [57], Nam Kinh, Trung Quốc [63], và Pari, Pháp [61].
Tại các thành phố trên và thành phố Hà Nội, đều có chung đặc điểm là những thành phố có sự phát triển mạnh của công nghiệp với nhiều khu công nghiệp nằm trong và ngoại ô thành phố. Chất thải từ các khu công nghiệp, đặc biệt là từ các nhà mắt sản xuất nhựa là nguồn thải PAEs rất lớn tại các khu vực này.
b. So sánh hàm lượng phthalate trong bụi không khí ngoài trời và trong nhà tại Hà Nội
Để so sánh giữa hàm lượng phthalate trong bụi không khí ngoài trời và trong nhà tại Hà Nội, luận văntiến hành so sánh hàm lượng phthalate trung bình trong bụi không khí ngoài trời với hàm lượng hàm lượng phthalate trung bình trong bụi không khí trong nhà tại Hà Nội năm 2017 [67]. Nồng độ phthalate trong bụi không khí ngoài trời và trong nhà tại Hà Nội được thể hiện trong bảng 3.7.
Bảng 3. 7: Nồng độ phthalate trong bụi không khí ngoài trời và trong nhà tại Hà Nội Nồng độ PAE (ng/m3) Bụi không khí ngoài trời Bụi không khí trong nhà [67] DMP 1,25 39,5 DEP 4,33 376 DIBP 48,58 224 DBP 44,29 133 DEHP 30,43 187 Các PAEs khác 0,00 80,5 Tổng nồng độ 128,8 1040
Hình 3. 4: So sánh hàm lượng phthalate trong bụi không khí ngoài trời và trong nhà tại Hà Nội.
Hàm lượng phthalate có trong bụi không khí trong nhà lớn hơn đáng kể (8 lần) so với bụi không khí ngoài trời. Trong đó, DEHP, DBP, DIBP cũng vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số phthalate được phát hiện. Tuy nhiên, nồng độ DEP (phthalate được sử dụng nhiều trong các loại mỹ phẩm) trong bụi không khí trong nhà cao hơn hẳn so với ngoài trời (cao hơn gấp 86,9 lần).