Đánh giá chung về TNSP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương từ trường vật lí 11​ (Trang 84 - 126)

8. Bố cục của luận văn

3.6. Đánh giá chung về TNSP

Bảng 3.4: Thống kê năng lực giải quyết vấn đề của ba trường

Phiếu HT 1 (%) Phiếu HT 2 (%) Phiếu HT 3 (%)

Mức 1 5,0% 3,3% 0%

Mức 2 38,0% 27,3% 11,6%

Mức 3 42,1% 52,9% 66,9%

Mức 4 14,9% 16,5% 21,5%

Hình 3.4. Biểu đồ xếp loại năng lực GQVĐ của HS trong đợt TNSP

Qua quá trình theo dõi, phân tích diễn biến các giờ học trên lớp, trao đổi với giáo viên, trao đổi với học sinh trong đợt thực nghiệm, qua thu thập, phân tích và xử lí số liệu qua phiếu học tập, chúng tôi có một số nhận định sau đây:

1. TNSP đã thực hiện được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. Việc vận dụng bài tập thực tế trong dạy học chương Từ Trường Vật lý 11 có tác dụng góp phần vào sự phát triển các thành tố của năng lực GQVĐ nói riêng và phát triển năng lực GQCĐ nói chung cho HS. Kết quả TNSP cho thấy các thành phần của năng lực GQVĐ của HS đã có những tiến bộ hết sức rõ rệt qua từng bài học. Phiếu học tập sau có kết quả cao hơn phiếu học tập trước, tỷ lệ HS đạt được yêu cầu của các mức 3, 4 đều tương đối cao và tăng dần qua từng bài. Tuy nhiên số bài làm TNSP còn chưa nhiều (do thời gian làm đề tài thạc sĩ không nhiều) nên dẫn đến những kết quả tiến bộ của học sinh sau TNSP vẫn chưa thực sự rõ ràng.

Vận dụng bài tập thực tế trong các tiến trình DH còn góp phần tích cực hóa hoạt động nhận thức ở người HS, tạo điều kiện thuận lợi cho HS lĩnh hội những kiến thức mới, phát triển tư duy và các kĩ năng cơ bản cần thiết về vật lí.

Các biện pháp mà chúng tôi đề xuất trong bài học là hoàn toàn phù hợp với học sinh THPT và góp phần nâng cao chất lượng dạy học.

Từ những nhận định trên, chúng tôi cho rằng đề tài “Sử dụng bài tập thực tiễn

nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học Vật lí 11 chương “Từ trường”” có tính khả thi và có thể phát triển, nhân rộng không chỉ trong

dạy học chương “Từ trường” vật lí 11 mà còn có thể vận dụng vào việc giảng dạy các chương khác của chương trình vật lí THPT.

KẾT LUẬN CHUNG

Kết luận

Với đề tài này tôi đã hoàn thành được các công việc sau:

- Nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận của phương pháp dạy học sử dụng bài tập thực tế. Thiết kế, xây dựng hệ thống các bài tập thực tế phù hợp với đặc điểm tình hình, khả năng nhận thức của HS. Đã vận dụng được phương pháp dạy học sử dụng bài tập thực thế vào phát triển năng lực GQVĐ cho HS. Việc vận dụng phương pháp dạy học này có thể thực hiện được ở nhiều cấp học (trung học cơ sở, THPT).

- Chúng tôi đã điều tra, khảo sát thực tế GV, HS việc vận dụng đổi mới phương pháp giảng dạy nói chung, việc vận dụng phương pháp dạy học có sử dụng bài tập thực tế nhằm phát triển năng lực GQVĐ ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.

- Đã soạn thảo 02 tiến trình dạy học ở phần kiến thức “Từ trường” của chương trình vật lí lớp 11 phù hợp với logic nội dung, trình độ nhận thức của HS theo hướng phát triển năng lực GQVĐ của HS.

- Đã thực nghiệm sư phạm 2 tiến trình dạy học đã soạn thảo tại 03 trường THPT với kết quả khả quan.

- Kết quả của thực nghiệm cho thấy các tiến trình bài học được xây dựng đều có tính khả thi. Phương pháp dạy học học có sử dụng bài tập thực tế nhằm phát triển năng lực GQVĐ được sử dụng trong các tiến trình DH có tác dụng phát triển năng lực GQVĐ cho HS. Việc thực hiện các thành tố của năng lực GQVĐ giúp HS có những tiến bộ hết sức rõ rệt qua từng bài học.

- Do số lượng bài làm thực nghiệm còn chưa nhiều nên dẫn đến những kết quả tiến bộ của học sinh sau TNSP vẫn chưa thực sự rõ ràng.

- Việc dạy học theo phương học có sử dụng bài tập thực tế nhằm phát triển năng lực GQVĐ HS có một số hạn chế:

- Cả GV và HS đều phải đầu tư rất nhiều thời gian và công sức cho quá trình dạy học. - Nhìn chung, việc vận dụng phương pháp nhằm phát triển năng lực GQVĐ trong dạy học tốn nhiều thời gian hơn so với quy định của chương trình kiến thức chung.

- Lớp học quá đông nên việc tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động trong các góc và việc đánh giá năng lực vật lí của HS rất khó khăn.

Kiến nghị

1. Tăng cường cơ sở vật chất và trang thiết bị, đồ dùng dạy học (thiết bị hỗ trợ dạy học và tăng số lượng bộ dụng cụ cho một bài thí nghiệm để tạo điều kiện cho HS có thể thực hiện thí nghiệm).

2. Điều chỉnh số lượng HS trong mỗi lớp từ 25 - 30 HS tạo điều kiện cho việc tổ chức hoạt động học tập của HS theo nhóm, tạo điều kiện để GV có thể theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá hoạt động của các nhóm và của từng HS.

3. Cần động viên, khuyến khích GV tự nghiên cứu thêm về năng lực năng lực GQVĐ và các phương pháp dạy học mới, đặc biệt là phương pháp dạy có sử dụng những bài tập thực tế để phát triển năng GQVĐ cho HS. Có chính sách hỗ trợ cho GV về thời gian để GV vận dụng phương pháp dạy học này được hiệu quả hơn.

Chúng tôi sẽ tiếp tục triển khai hướng đề tài ở các bài khác của chương trình vật lý phổ thông từ đó có thể thiết kế các bài dạy tốt hơn, góp phần tích cực vào việc triển khai chương trình dạy học theo hướng tiếp cận năng lực trong dạy học vật lý ở trường phổ thông.

Với những kết quả trên, luận văn đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục đích đề ra.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Hà Lan Anh (2019), “Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh khi tổ chức dạy học chương Các định luật bảo toàn – Vật lý 10”, Luận văn thạc sĩ, Đại

học Sư Phạm – Đại học Thái Nguyên.

[2]. A. V. Muraviep (1978), Dạy thế nào cho học sinh tự lực nắm kiến thức Vật lý,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[3]. Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI về

đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.

[4]. Hoàng Hòa Bình (2015), Năng lực và cấu trúc của năng lực , Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 117, tháng 6 năm 2015.

[5]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình THPT môn Vật lí cấp THPT, NXB Giáo dục.

[6]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiế thức kĩ

năng trong chương trình giáo dục phổ thông, Tài liệu tập huấn giáo viên.

[7]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010) - Dự án Việt-Bỉ, Dạy và học tích cực, Một số kĩ thuật và phương pháp dạy học tích cực, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[8]. Nguyễn Thúc Cảnh (2018), “Nghiên cứu xây dựng hệ thống bài tập có nội dung

thực tế trong giảng dạy cơ học cho học sinh trung học phổ thông”, Tạp chí Khoa

học và Công nghệ, số 183.

[9]. Nguyễn Văn Giang (2009), Tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực, sang tạo

của HS trong dạy học chương “Sự bảo toàn chuyển hóa năng lượng ở vật lí lớp 9”, luận án tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội 1.

[10]. Dương Thị Hồng Hạnh (2015), Phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thong qua dạy học chương sự điện li - Hóa học lớp 11 nâng cao, Luận văn

thạc sĩ, Đại học Giáo Dục - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

[11]. Lê Thị Thu Hiền, Lê Hoàng Phước Hiền (2017), “ Xây dựng và sử dụng bài tập

gắn với thực tiễn trong dạy học vật lý nhằm phát triển năng lực vận dụng kiến thức của học sinh trung học phổ thông”, Tạp chí Giáo dục, số 405.

[12]. Phùng Thị Hiền (2015), “Rubric-công cụ đánh giá năng lực người học”, Tạp chí Giáo dục, số Đặc biệt.

[13]. Nguyễn Mạnh Hùng (2005), Tổ chức và định hướng hoạt động học tự chủ, sáng

tạo trong dạy phần “Các định luật bảo toàn” Vật lí 10 THPT, Luận án tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội.

[14]. Nguyễn Kì (1995), Phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, NXBGD, Hà Nội.

[15]. Ngô Thị Mai (2013), “Xây dựng và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm nâng cao

hiệu quả dạy học và bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học ở trường trung học phổ thông”, Tạp chí Diễn đàn Trao đổi, số 11.

[16]. Nguyễn Thế Khôi (1995), Một phương pháp xây dựng hệ thống bài tập phần động lực học lớp 10 THPT nhằm giúp học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề, Luận án Phó Tiến sĩ Vật lý, Trường Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[17]. Nguyễn Thị Lan Phương, “Đề xuất khái niệm và chuẩn đầu ra của năng lực giải

quyết vấn đề với học sinh trung học phổ thông”, Viện khoa học giáo dục, Việt Nam.

[18]. Từ Đức Thảo (2014), Bồi dưỡng năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho HS

trung học phổ thong trong dạy học hình học, Luận án tiến sĩ, Đại học Vinh.

[19]. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp

dạy học vật lí ở trường phổ thông, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[20]. Phạm Hữu Tòng (2001), Lí luận dạy học vật lý ở trường phổ thông trung học,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

[21]. X.E Camenetxki – V.P Ôrêkhốp (1975) Phương pháp giải bài tập vật lí ở trường

THPT (Методика решения задач по физике в средней школе), Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Website [22]. http://dangcongsan.vn/cpv/index.h [23]. https://dangbo.lhu.edu.vn/]. [24]. https://moet.gov.vn/tintuc/pages/ct-gdpt-tong-the.aspx?ItemID=4944 [25]. http://www.moj.gov.vn/vbpq

Phụ lục 1

MỘT SỐ BÀI TẬP THỰC TẾ KHÁC

Bài tập 13: Ở nơi nào trên trái đất cả hai đầu của kim nam châm đều chỉ về phương Bắc?

Bài tập 14: Khi một vật không di chuyển thì không có công cơ học. Vậy năng lượng cung cấp cho một nam châm điện tiêu hao làm gì?

Bài tập 15: Khi chuẩn bị những chuyến bay lên bắc cực người ta thường chú ý đến việc đảm bảo sự định hướng cho máy bay khi ở gần cực, vì la bàn nam châm thông thường ở đây ít có tác dụng? Vì sao?

Bài tập 16: Bếp từ được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Tại sao bếp từ lại làm nóng được nước hoặc đồ ăn?

Bài tập 17: Cuộn dây sơ cấp của một máy biên áp có dạng tròn gồm nhiều vòng dây được đặt trong không khí. Bằng Bằng phần mềm “phyphox” trên smartphone người ta đo được cám ứng từ ở tâm vòng dây vào khoảng 6,28.10-6 T. Bằng ampe kế người ta đo được cường độ dòng điện chạy qua cuộn dây là 0,4A. Biết bán kính của vòng dây là R = 5cm. Xác định số lượng vòng dây của cuộn sơ cấp đó

Bài tập 18: Thanh nam châm điện bên trong chuông điện có dạng ống dây dẫn hình trụ dài 5cm,đường kính 1cm. Một dây dẫn có vỏ bọc cách điện dài 300m được quấn đều theo chiều dài ống dây. Cho dòng điện có I = 0,5A chạy qua dây. Ống dây đặt trong không khí và không có lõi thép. Xác định cảm ứng từ tại một điểm P trên trục ống dây của nam châm điện đó.

Bài tập 19: Một electron chuyển động từ nguồn phát đến đập vào màn hình bên trong bóng hình của một chiếc tivi (dạng bóng hình). Coi chuyển động của electron là chuyển động đều với vận tốc 8.106 m/s. Từ trường bên trong bóng hình được tạo thành từ cuộn dây được quấn quanh cổ bóng hình, độ lớn của cảm ứng từ là 0,025T. Coi từ trường này không đổi. Biết phương chuyển động của electron hợp với phương của cảm ứng từ B một góc 600. Xác định lực Lorenxơ tác dụng lên electron đó.

Hình 2.2. Cấu tạo của động cơ điện một chiều

Bài tập 20: Trong động cơ điện một chiều (hình 2.2) dòng điện có khả năng làm quay roto để sinh công cơ học. Vậy, cơ chế của quá trình biến đổi từ điện năng thành cơ năng trong động cơ điện một chiều là gì? Hãy giải thích cơ chế của quá trình đó?

Bài tập 21: Trong y học, để chụp ảnh được những lát cắt của các tổ chức nằm sâu trong cơ thể theo các hướng khác nhau người ta dùng kĩ thuật chụp ảnh cộng hưởng từ. Thông thường để thu được hình ảnh của những tổ chức trong cơ thể người ta sử dụng sóng điện từ bước sóng lớn (viba, radio) để chiếu vào những vùng đó. Người ta thu lại tín hiệu phản xạ, xử lý qua phần mềm chuyên dụng và thu được ảnh mong muốn. Phương pháp thông thường này không cho được những bức ảnh dạng lát cắt theo các hướng khác nhau. Để tăng cường tín hiệu phản xạ từ các tổ chức trong cơ thể người ta dung từ trường ngoài có cường độ lớn? Hãy giải thích cơ chế của quá trình đó?

Hình 2.3. Cấu tạo của máy chụp cộng hưởng từ

Bài tập 22: Trong quá trình chuyển động bằng tầu cao tốc. Để tăng tốc độ chuyển động của đoàn tầu người ta tìm cách chế tạo ra những động cơ có công suất lớn và giảm thiểu ma sát trong quá trình chuyển động. Một trong những phương pháp đã được sử dụng là cho đoàn tầu chạy trên “đệm từ trường”. Hãy giải thích cơ chế của quá trình này ?

Hình 2.4. Mô hình tầu cao tốc chạy trên “đệm từ”

Bài tập 23: Trong nghiên cứu về vật lý hạt nhân, để tìm hiểu về những loại hạt cơ bản người ta tăng tốc cho các chùm hạt chuyển động ngược chiều đến vao chạm vào nhau. Quá trình va chạm này sẽ giải phóng năng lượng và các loại hạt đó. Người ta dung từ trường để gia tốc cho các chùm hạt. Hãy giải thích cơ chế của quá trình này ?

Hình 2.5. Cấu tạo bên ngoài của máy gia tốc hạt

Bài tập 24: Em hãy quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra trong video clip sau. (Video clip 2.1: Máy hút đinh)

Bài tập 25: Video clip hoạt động của động cơ điện một chiều.

Bài tập 26: Bằng phần mềm phyphox cài đặt trên smartphone hãy xác định: - Độ lớn cảm ứng từ trong phòng học, ngoài hành lang, sân trường và ở nhà. - Độ lớn cảm ứng từ của một số điện thoại di động của các bạn trong lớp

Bài tập 27: Với các dụng cụ: một thước đo độ, thước đo chiều dài, một cái cân, một ampe kế, acquy, thanh kim loại và dây dẫn. Hãy thiết kế thiết bị đo cảm ứng từ của nam châm chữ U. Kiểm nghiệm lại giá trị thu được bằng việc sử dụng phần mềm phyphox.

Bài tập 28: Cho một khung dây đã biết số vòng, một khung dây không biết số vòng nhưng bạn đang muốn làm ra một khung dây giống hệt như thế, vì thế bạn cần tính toán chiều dài dây điện để quấn khung. Với bộ cân lực từ có trong phòng thí nghiệm, bạn hãy xác định chiều dài dây cần thiết.

Bài tập 29: Bạn có thể xác định cường độ dòng điện qua một dây dẫn khi không có ampe kế mà chỉ có một cái cân đòn, các quả cân, nguồn điện, thước đo, cân đồng hồ nhạy có thể cân khối lượng chính xác tới 0,1g và cả biến trở nếu bạn cần sử dụng. Bạn có thể thêm vào vật nặng khi cân.

Bài tập 30: Trong phòng học có một đoạn dây điện đang chạy qua (đoạn dây này thuộc hệ thống điện đang hoạt động). Bạn làm thế nào để nhận biết trên dây có dòng điện hay không (giả sử là điện một chiều)? Hãy trình bày mọi cách bạn có thể nghĩ ra, có thể dùng mọi dụng cụ thích hợp nhưng không được phép cắt dây? Cách nhận biết trên có đúng cho dòng điện xoay chiều hay không?

Bài tập 31: Trong tay bạn có một số nam châm vĩnh cửu (tốt nhất là nam châm hình xuyến). Thiết kế mô hình tạo ra tầu chạy trên đệm từ.

Bài tập 32: Trong tay Bạn có một số nam châm vĩnh cửu hình xuyến. Hãy thiết kế mô hình súng đại bác từ.

Bài tập 33: Trong kĩ thuật quân sự người ta thường sử dụng thủy lôi; bom từ trường. Bộ phận “nhạy cảm” quan trọng nhất của vũ khí này là một chiếc kim nam châm được nối với bộ phận gây nổ. Khi tầu chiến, xe quân sự đến gần chúng sẽ bị tiêu diệt. Với các vật dụng đơn giản Bạn hãy thiết kế mô hình của loại vũ khí này. Giải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương từ trường vật lí 11​ (Trang 84 - 126)