Bài tập phát triển khả năng đề xuất và lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương từ trường vật lí 11​ (Trang 43 - 46)

8. Bố cục của luận văn

2.2.2.Bài tập phát triển khả năng đề xuất và lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề

Bài tập 4: Trong bóng hình của màn hình CRT dòng electron chuyển động từ catot đến đập vào các điểm ảnh trên màn hình, quá trình này làm phát sáng những điểm ảnh, nhờ đó màn hình mới hiển thị những hình ảnh. Vậy, để điều khiển dòng electron đập vào những điểm ảnh nhất định thì người ta phải làm thế nào? Hãy giải thích cơ chế của quá trình đó?

 Mục đích của BT

- Giúp HS biết cách thu thập thông tin, xử lí thông tin liên quan tới vấn đề chuyển động của dòng electron trong bóng hình của màn hình CRT.

- Tìm ra kiến thức, phương pháp vật lí hoặc liên môn cần cho quá trình GQVĐ liên quan đến chuyển động của dòng electron trong bóng hình của màn hình CRT.

- Đề xuất và lựa chọn được giải pháp giải quyết được vấn đề đặt ra.

 Phân tích hiện tượng vật lí có trong bài

Trong quá trình dòng electron chuyển động từ anot tới bề mặt màn hình hiển thị, dòng chuyển động này bị điều khiển bởi từ trường gây bởi những cuộn dậy đặt quanh ống phóng.

 Chỉ ra các dữ kiện và ẩn số

- Dữ kiện đầu bài cho: dòng chuyển động của electron, cuộn dây quấn quanh cổ của ống phóng

- Yếu tố cấn tìm: Xác định nguyên nhân người ta điều khiển được dòng chuyển động

 Huy động những kiến thức liên quan.

Từ trường, đường sức từ trường, tương tác của electron với từ trường ngoài

 Lập luận giải

- Người ta có thể điều khiển được dòng chuyển động của electron vì người ta đã dùng từ trường ngoài.

- Khi electron chuyển động trong từ trường ngoài, nó sẽ chịu tác dụng bởi lực Lorenxơ. Bằng việc điều khiển cường độ, phương chiều tác dụng của từ trường ngoài mà ta có thể điều khiển dòng electron quét qua những điểm ảnh mong muốn trên màn hình.

 Khả năng sử dụng BTTT trong DH nhằm phát triển NL GQVĐ của HS

Bài tập này có thể được sử dụng nhằm phát triển khả năng đề xuất và lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề khi dạy học bài “Lực Lorenxơ”.

Bàitập 5:Làm thế nào để tạo được nam châm điện mạnh với điều kiện dòng điện đưa vào nam châm tương đối yếu.

 Mục đích của BT

- Giúp HS biết cách thu thập thông tin, xử lí thông tin liên quan tới độ mạnh yếu của từ trường gây bởi mọt nam châm điện.

- Tìm ra kiến thức, phương pháp vật lí hoặc liên môn cần cho quá trình GQVĐ liên quan đến độ mạnh yếu của từ trường gây bởi một nam châm điện.

- Đề xuất và lựa chọn được giải pháp nhằm thu được một nam châm điện mạnh với điều kiện dòng điện đưa vào nam châm tương đối yếu.

 Phân tích hiện tượng vật lí có trong bài

Khi dòng điện chạy trong cuộn dây quấn trên lõi sắ non thì dòng điện đó sẽ sinh ra từ trường. Từ trường này có thể hút được những vật làm từ sắt trong phạm vi tác dụng của từ trường mà nó sinh ra.

 Chỉ ra các dữ kiện và ẩn số

- Dữ kiện đầu bài cho: Từ trường được sinh ra từ cuộn dây điện quấn trên lõi sắt non có dòng điện chạy qua.

- Yếu tố cấn tìm: Xác định nguyên nhân gây ra từ trường, từ trường đó phụ thuộc vào những yế tố nào. Ta có thể chế tạo được một nam châm điện mạnh nếu dòng điện cũng cấp có cường độ tương đối yếu không?

 Huy động những kiến thức liên quan. Từ trường, các yếu tố ảnh hưởng đến từ trường.

 Lập luận giải

- Ta có thể chế tạo được một nam châm điện tương đối mạnh nếu dòng điện đi vào tương đối yếu.

- Có hai yếu tố ảnh hưởng đến độ mạnh, yếu của từ trường gây bởi một nam châm điện. Yếu tố thứ nhất là cường độ dòng điện. yếu tố thứ ha là số vòng dây của cuộn dây. Bằng cách tăng số lượng vòng dây ta có thể tạo ra được một nam châm điện có từ trường đủ mạnh.

 Khả năng sử dụng BTTT trong DH nhằm phát triển NL GQVĐ của HS

Bài tập này có thể được sử dụng nhằm phát triển khả năng đề xuất và lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề khi dạy học bài “Từ Trường”.

Bài tập 6: Nam châm khi bị nung đỏ có còn hút được sắt không? Vì sao?

 Mục đích của BT

- Giúp HS biết cách thu thập thông tin, xử lí thông tin liên quan tới điều kiện tồn tại từ rường của nam châm.

- Tìm ra kiến thức, phương pháp vật lí hoặc liên môn cần cho quá trình GQVĐ liên quan đến độ mạnh yếu của từ trường gây bởi một nam châm.

- Đề xuất và lựa chọn được giải pháp nhằm chỉ ra mối liên hệ giữa sự tồn tại của từ tính và nhiệt độ của thanh nam châm.

 Phân tích hiện tượng vật lí có trong bài

Khả năng tác dụng từ tính của nam châm phụ thuộc vào nhiệt độ của thanh nam châm đó.

 Chỉ ra các dữ kiện và ẩn số

- Dữ kiện đầu bài cho: Từ trường được sinh ra từ một thanh nam châm.

- Yếu tố cấn tìm: Xác định khi nhiệt độ của thanh nam châm tăng lên cao thì nó còn giữ được từ tính nữa không?

 Huy động những kiến thức liên quan. Từ trường, các yếu tố ảnh hưởng đến từ trường.

 Lập luận giải

- Từ tính của một thanh nam châm phụ thuộc vào nhiệt độ của thanh nam châm ấy. Khi thanh nam châm tăng cao thì làm từ tính của nó bị mất dần, do đó khi nhiệt độ tăng cao thanh nam châm không còn có khả năng hút được sắt.

 Khả năng sử dụng BTTT trong DH nhằm phát triển NL GQVĐ của HS

Bài tập này có thể được sử dụng nhằm phát triển khả năng đề xuất và lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề khi dạy học bài “Từ Trường”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương từ trường vật lí 11​ (Trang 43 - 46)