Mục đích và phương pháp điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương từ trường vật lí 11​ (Trang 30 - 31)

8. Bố cục của luận văn

1.4.1.Mục đích và phương pháp điều tra

Mục đích điều tra

- Tìm hiểu Thực trạng tổ chức dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề đối với học sinh trường THPT CLC Hừng Vương, THPT Việt Trì và THPT Vũ Thê Lang tỉnh Phú Thọ.

+ Giáo viên có thường xuyên áp dụng phương pháp này trong dạy học vật lí không?

+ Kết quả ra sao? Khả năng GQVĐ của HS đang ở mức độ nào trong thang đo năng lực GQVĐ?

- Những khó khăn gặp phải (đối với giáo viên và học sinh) khi tổ chức dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề.

- Biết được khó khăn và thuận lợi của học sinh khi học về chủ đề “Từ trường” – vật lí 11. Từ đó, có thể biết được trình độ năng lực GQVĐ của HS, tránh được những sai lầm thường mắc phải trong dạy và học định hướng phát triển năng lực GQVĐ.

- Xác định được hướng dạy phù hợp, nguyên tắc để xây dựng những bài tập TT sao cho vừa đảm bảo tính sư phạm, tính TT mà vẫn đảm bảo nội dung kiến thực vật lí nhằm khơi dậy hứng thú, say mê của HS, giúp HS tự lực, tích cực học tập và góp phần phát triển năng lực GQVĐ cho các em.

- Tìm hiểu được mức độ nắm vững kiến thức vật lí của học sinh ở lớp dưới từ đó xác định kiến thức xuất phát của học sinh trước khi học chủ đề “Từ trường” – vật lí 11. - Tìm hiểu mức độ quan tâm, hứng thú của học sinh đối với môn vật lí nói chung. - Tìm hiểu cách thức tổ chức dạy học của các GV khác, tình hình vận dụng những bài tập TT trong quá trình dạy học của GV, trang thiết bị của trường và việc sử dụng trang thiết bị trong quá trình dạy học.

Những kết quả tìm hiểu được về tình hình dạy và học là một cơ sở để chúng tôi xây dựng nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và nội dung các bài tập TT trong

Đồng thời với đó là phải phù hợp với trình độ nhận thức, phát huy được tính tích cực, tự lực của học sinh, phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của trường và bồi dưỡng lòng yêu thích của học sinh đối với môn vật lí.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trong dạy học chương từ trường vật lí 11​ (Trang 30 - 31)