Hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề trong dạy học vật lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh trong dạy học các lực cơ vật lí 10 (Trang 25)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.3. Hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề trong dạy học vật lí

Để hướng dẫn HS GQVĐ, theo tác giả Nguyễn Đức Thâm (2002),có các cách hướng dẫn như sau [15]:

- Hướng dẫn tìm tòi quy về kiến thức, phương pháp đã biết:

Thoạt mới tiếp xúc với vấn đề cần giải quyết HS không thấy ngay mối quan hệ của nó với những cái đã biết, không thể áp dụng ngay một quy tắc, một định luật hay một cách làm đã biết mà cần phải tìm tòi bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để tìm ra dấu hiệu tương tự với cái đã biết. Kiểu hướng dẫn này thường gặp khi HS vận dụng kiến thức đã biết nhưng chưa có phương pháp, quy trình hữu hiệu.

- Hướng dẫn tìm tòi sáng tạo từng phần:

Kiểu hướng dẫn này thường được sử dụng khi nghiên cứu tài liệu mới, HS được giao nhiệm vụ phát hiện những tính chất mới, những mối liên hệ có tính quy luật mà trước đây HS chưa biết hoặc chưa biết đầy đủ.

- Hướng dẫn tìm tòi sáng tạo khái quát:

Ở kiểu hướng dẫn này, GV chỉ hướng dẫn HS xây dựng phương hướng chung GQVĐ, còn việc vạch kế hoạch chi tiết và thực hiện kế hoạch đó HS tự làm. Kiểu hướng dẫn này, đòi hỏi ở HS không những tính tự lực cao mà còn phải có vốn kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vững vàng và có một số kinh nghiệm hoạt động sáng tạo. Nói cách khác, kiểu hướng dẫn này áp dụng cho HS khá và giỏi.

Tóm lại: để GQVĐ trong dạy học vật lí, GV cần hướng dẫn HS liên hệ vấn đề với các kiến thức đã biết. Nếu gặp một vấn đề lớn có thể chia tách thành các vấn đề nhỏ hơn để dễ giải quyết. Ngoài ra đối với HS khá giỏi, GV chỉ cần hướng dẫn HS xây dựng phương hướng chung GQVĐ, còn việc vạch kế hoạch chi tiết và thực hiện kế hoạch đó HS tự làm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh trong dạy học các lực cơ vật lí 10 (Trang 25)