Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh trong dạy học các lực cơ vật lí 10 (Trang 67 - 71)

8. Cấu trúc luận văn

3.6.1. Đánh giá định tính

Qua việc vấn đáp, quan sát, ghi chép và ghi hình các hoạt động của HS, chúng tôi có những đánh giá định tính như sau:

a) Hoạt động dạy học “Lực hấp dẫn”

- GV đưa ra tình huống quả táo rơi xuống đất và video chuyển động của các hành tinh quanh Mặt Trời, của Mặt Trăng quanh Trái Đất. HS phát hiện ra được có lực hút lẫn nhau. Xác định được vấn đề cần tìm hiểu về độ lớn của lực hấp dẫn dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

- GV yêu cầu đề ra giả thuyết. HS còn lúng túng. GV hỗ trợ đề xuất giả thuyết. - Hành vi mô tả bố trí TN của HS đã chỉ ra được các dụng cụ tuy nhiên đa số còn thiếu yếu tố để cho thanh cân bằng.

- Hành vi xử lí số liệu: các số liệu xử lí đúng tuy nhiên còn chậm. Qua bảng số liệu HS đã rút ra được kết luận về độ lớn lực hấp dẫn.

Hình 3.1. HS xử lí số liệu lực hấp dẫn

- HS vận dụng xác định gia tốc trọng trường.

Nhận xét: đây là bước đầu HS làm quen với dạy học GQVĐ. Dưới sự hướng dẫn của GV, các HS đã hoàn thành được các nhiệm vụ học tập đề ra, biết được cách GQVĐ và quy trình thiết kế TN. Các em đã nghiêm túc, chủ động trong quá trình học tuy nhiên việc hoàn thành các nhiệm vụ còn chậm so với dự kiến.

b) Hoạt động dạy học “Lực đàn hồi”

- HS qua tiến hành TN với các vật dụng (lò xo, cao su, tấm đệm, bóng bay) đã phát hiện ra sự xuất hiện lực đàn hồi và đặt ra được câu hỏi về đặc điểm lực đàn hồi (liên hệ với bài lực hấp dẫn). HS tích cực, thích thú vì được thực hành với các vật dụng gần gũi.

- HS đề ra giả thuyết về phương, chiều nhưng chưa chỉ rõ từng trường hợp với sợi dây, lò xo và tấm đệm. Dưới sự gợi ý của GV đã chỉ rõ phương, chiều của lực đàn hồi trong từng trường hợp. Từ kinh nghiệm thực tế đề được giả thuyết về độ lớn lực đàn hồi của lò xo.

- GV chia nhóm thiết kế TN với lò xo. Các HS đã chủ động, thực hiện đúng các bước. HS Ly và Hường lên trình bày thiết kế phương án TN rõ ràng, nhanh chóng. Còn một số hạn chế như: HS Ly cách tiến hành TN viết: treo gia trọng vào lực kế và quan sát độ biến dạng, HS Hường thiếu cách tiến hành: đo độ biến dạng.

Hình 3.2. HS trình bày thiết kế TN về lực đàn hồi

- Tiến hành TN: Các nhóm HS tiến hành TN nhanh chóng, có sự hoạt động nhóm tốt.

Hình 3.3. HS tiến hành TN về lực đàn hồi

- HS xử lí số liệu và rút ra kết luận về đặc điểm của lực đàn hồi

- HS vận dụng biểu diễn lực đàn hồi và xác định độ cứng của lò xo, so sánh, rút ra nhận xét.

Nhận xét: Ở tiết thứ hai này, HS đã tích cực và chủ động hơn trong các hoạt động, HS từ tình huống xuất phát đã tự phát hiện vấn đề và xác định được mục đích TN. Năng lực thiết kế phương án TN đã theo đúng các bước từ lựa chọn dụng cụ, mô tả bố trí, cách tiến hành và dự kiến kết quả. Bước đầu nhận thấy các em đã có tiến bộ trong việc thiết kế phương án TN. Việc tiến hành và xử lí số liệu còn cần sự hướng dẫn của GV (xác định trọng lực bằng lực kế)

b) Hoạt động dạy học “Lực ma sát”

- GV đưa ra tình huống đẩy thùng hàng, HS phát hiện ra sự xuất hiện các loại lực ma sát, nhanh chóng đặt ra được câu hỏi về đặc điểm của lực ma sát.

- HS đề ra giả thuyết về lực ma sát. GV khái quát hóa trong trường hợp ngoại lực không song song với mặt tiếp xúc.

- HS chủ động thiết kế các phương án TN để kiểm tra giả thuyết về phương, chiều, độ lớn của lực ma sát. HS Lê Thị Ly đề xuất được phương án TN đo độ lớn lực ma sát theo phương án 2: kéo sàn di chuyển đều còn lực kế và vật đứng yên.

- HS tích cực tiến hành TN với từng loại lực ma sát theo nhóm. Đo được độ lớn lực ma sát. Kiểm tra: độ lớn lực ma sát tỉ lệ với áp lực, không phụ thuộc vận tốc, diện tích tiếp xúc, phụ thuộc bản chất và tình trạng bề mặt.

Hình 3.4. HS tiến hành TN đo lực ma sát

- GV đưa ra công thức tính lực ma sát, thông báo hệ số ma sát - HS nêu các ví dụ về tác dụng có lợi, có hại của lực ma sát.

- GV yêu cầu HS xác định hệ số ma sát nghỉ với các dụng cụ có sẵn. - HS vận dụng xác định hệ số ma sát nghỉ.

- Nhận xét: Ở tiết cuối, HS đã thành thạo và chủ động hơn trong các hoạt động dạy học GQVĐ. Do biết cách tự thiết kế TN nên HS đã hình dung được các công việc phải làm, việc tiến hành TN trở nên nhanh chóng. Đặc biệt, các em đã tự tin và linh hoạt hơn trong các hoạt động thực nghiệm. Qua đánh giá định tính, chúng tôi nhận thấy NLTN của HS đã có biểu hiện tiến bộ qua các tiết dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh trong dạy học các lực cơ vật lí 10 (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)