Kết luận chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh trong dạy học các lực cơ vật lí 10 (Trang 72 - 83)

8. Cấu trúc luận văn

3.7. Kết luận chương 3

Qua quá trình TNSP chúng tôi rút ra một số nhận xét như sau:

- Tiến trình dạy học ba đơn vị kiến thức: Lực hấp dẫn, Lực đàn hồi, Lực ma sát trong “Các lực cơ” - Vật lí 10 mà chúng tôi đã thiết kế là khả thi, phù hợp với đối tượng HS và tình hình thực tế ở trường phổ thông.

- Việc thiết kế tiến trình dạy học theo dạy học GQVĐ giúp học sinh hứng thú hơn trong học tập. Qua đánh giá định tính, chúng tôi thấy HS đã tích cực chủ động hơn trong quá trình tìm hiểu các kiến thức mới; hơn nữa, do tự giải quyết được vấn đề mà mình còn chưa rõ bằng các suy luận và TN thực tế nên HS tự tin hơn vào bản thân mình.

- Trong tiến trình dạy học này HS được thực hiện các hành vi của NLTN: tự thiết kế các TN, thực hiện các TN đó và rút ra kết luận chính là các kiến thức mới. Qua mỗi bài học, học sinh được rèn luyện các hành vi của NLTN, từ đó NLTN của HS được nâng lên.

Lực hấp dẫn Lực đàn hồi Lực ma sát Lê Thị Ly Chu Minh Ngọc Hoàng Mai Nương Hoàng Thanh Mỹ Vũ Thảo Vân Nông Văn Hưng Nông Thu Hường Hà Văn Hiển Lâm Hoàng Sơn Đinh Lý Quỳnh Trang

- Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học chúng tôi nhận thấy còn có một số khó khăn như sau:

+ Để thiết kế được các tiến trình dạy học theo dạy học GQVĐ phù hợp với HS cần nhiều thời gian để chuẩn bị, GV cần nắm rõ các giai đoạn của dạy học GQVĐ và vận dụng phù hợp. Ngoài ra, do HS bước đầu làm quen với dạy học GQVĐ nên GV cần chỉ rõ các giai đoạn và cách thức GQVĐ cho HS.

+ Do điều kiện về thiết bị còn hạn chế nên việc thiết kế các TN còn chưa được đa dạng. Cần khuyến khích HS thiết kế các TN đơn giản.

+ Kĩ năng thực hành của HS còn yếu nhất là đối với các em HS miền núi, trình độ của HS không đồng đều. Do vậy, việc đặt ra mục tiêu về năng lực phải phù hợp với đối tượng HS. Việc phát triển NLTN của HS cần thực hiện một cách chậm và chắc chắn.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Qua quá trình thực hiện các nhiệm vụ đề tài, chúng tôi thu được kết quả nghiên cứu sau đây:

- Trong chương 1, đã nghiên cứu cơ sở lí luận về NLTN của HS trong dạy học vật lí và cơ sở lí luận của dạy học GQVĐ.

- Trong chương 2 chúng tôi đã xác định mục tiêu dạy học bám sát chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời đặt ra các mục tiêu phát triển NLTN phù hợp với HS. Vận dụng cơ sở lí luận đã nghiên cứu thiết kế tiến trình xây dựng kiến thức và tiến trình dạy học cho ba bài: Lực hấp dẫn, Lực đàn hồi, Lực ma sát trong đó chú trọng tổ chức các hoạt động nhằm phát triển NLTN của HS. Dự kiến cách đánh giá NLTN của HS trong khi học các kiến thức đó.

- Qua quá trình TNSP đã chứng tỏ tính khả thi của ba tiến trình dạy học trong việc phát triển NLTN của HS.

Tuy đạt được một số kết quả nghiên cứu như trên, song chúng tôi nhận thấy cần tiếp tục hoàn thiện và phát triển đề tài. Một số nhiệm vụ đặt ra là:

- Tiếp tục phân tích, sửa đổi, bổ sung các tiến trình dạy học đã thiết kế để phát triển tốt hơn nữa NLTN của HS.

- TNSP trên phạm vi rộng hơn, ở nhiều đối tượng HS khác nhau để đánh giá mức độ phát triển NLTN của HS được chính xác hơn.

Kiến nghị

- Để phát triển được NLTN của HS, các nhà trường cần trang bị đầy đủ dụng cụ TN cơ bản, đồng thời khuyến khích GV và HS tự thiết kế các đồ dùng dạy học và thiết bị TN cần thiết.

- Trong bài Lực hấp dẫn, TN đo lực hấp dẫn khó thực hiện do thiếu về thiết bị và hạn chế về thời gian trên lớp, do vậy việc thiết kế tiến trình dạy học còn chưa có nhiều hoạt động để phát triển NLTN của HS. Rất mong các cấp quản lí quan tâm và cung ứng các thiết bị để có thể thực hiện TN đó.

- Về phía GV, cần tiếp tục tự bồi dưỡng và tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS, đáp ứng chương trình giáo dục mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2016), Vận dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong tổ chức dạy học theo phương pháp thực nghiệm chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10 theo định hướng phát triển năng lực sáng tạo cho HS THPT miền núi, Luận

văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Thái Nguyên.

2. Nguyễn Văn Biên (2013), “Xây dựng chuyên đề TN mở để bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho HS THPT chuyên”, Tạp chí giáo dục.

3. Lương Duyên Bình (Tổng chủ biên) (2006), Sách giáo khoa Vật lí 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chuẩn kiến thức kĩ năng Vật lí 10.

5. Lý Vũ Duy (2000), Tổ chức các tình huống có vấn đề khi dạy chương “Các lực cơ

học” ở lớp 10 trường THPT , Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Thái Nguyên.

6. Trần Quang Hiệu (2013), Xây dựng và sử dụng một số TN chương “Động lực học

chất điểm” Vật lí 10 theo tiến trình dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, Luận

văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Thái Nguyên.

7. Nguyễn Ngọc Hưng, Nguyễn Xuân Thành, Nguyễn Anh Thuấn (2014), Hướng dẫn sử

dụng thiết bị TN ở trường THPT chuyên, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Khải (Chủ biên), Nguyễn Duy Chiến, Phạm Thị Mai Lý (2008), luận dạy học vật lý ở trường phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội.

9. Nguyễn Công Khanh (2013), Phát triển năng lực và tư duy kĩ thuật, NXB ĐHSP

Hà Nội

10. Đặng Thị Kim Liễu (2015), Tổ chức dạy học theo trạm chủ đề “Các lực cơ học”

- Vật lí 10 nâng cao, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Thái Nguyên.

11. Nguyễn Khánh Linh (2018), Tổ chức hoạt động ngoại khóa vật lí lớp 11 "thí nghiệm về phản xạ và khúc xạ ánh sáng" theo hướng phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Thái Nguyên.

12. Nghị quyết Hội nghị trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW.

13. Phạm Xuân Quế, Ngô Diệu Nga, Nguyễn Văn Biên, Nguyễn Anh Thuấn, Thạch Thị Đào Liên, Nguyễn Văn Nghiệp, Nguyễn Trọng Sửu (2014), Hướng dẫn dạy

học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực HS cấp trung học phổ thông môn Vật lí , Vụ giáo dục trung học.

14. Tài liệu tập huấn “Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát

triển năng lực HS cấp THPT môn Vật lí”, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội tháng

6 năm 2014.

15. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế (2002), Phương pháp

dạy học vật lí ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

16. Trần Thị Thanh Thư (2016), Biện pháp hình thành năng lực thực nghiệm cho sinh

viên sư phạm vật lí, Tạp chí khoa học, số 4 (82), Đại học Sư phạm TPHCM.

17. Nguyễn Anh Thuấn (2018), Bài giảng chuyên đề Dạy học phát triển năng lực,

Đại học Sư phạm Hà Nội.

18. Phạm Hữu Tòng (2005), Lí luận dạy học Vật lí 1, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 19. Đỗ Hương Trà (2011), Các kiểu tổ chức dạy học hiện đại trong dạy học Vật lí ở

trường phổ thông, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

20. Đinh Anh Tuấn (2015), Bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho HS trong dạy học chương “Cảm ứng điện từ”, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Vinh.

21. Nguyễn Quang Uẩn (2003), Tâm lý học đại cương, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 22. Đặng Thị Uyên (2015), Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Động lực học

chất điểm” - Vật lí 10 theo lí thuyết kiến tạo với sự hỗ trợ của bản đồ tư duy ,

Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Thái Nguyên.

23. Đặng Văn Vịnh (2016), Xây dựng chuyên đề dạy học theo định hướng phát triển

năng lực cho HS phần “Lực đàn hồi” Vật lí 10, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP

Thái Nguyên.

24. Vụ Giáo dục Trung học (2014), Hướng dẫn dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực HS cấp trung học phổ thông, Tài liệu tập

huấn, Hà Nội.

25. Vụ Giáo dục Trung học (2013), Modul số 18: Phương pháp dạy học tích cực, Tài

26. Xavier Roegiers (1996, Người dịch: Đào Trọng Quang, Nguyễn Ngọc Nhị), Khoa

sư phạm tích hợp hay làm thế nào để phát triển các năng lực ở nhà trường, Nxb

Giáo dục.

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1. PHIẾU KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG VẬN DỤNG DẠY HỌC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ TRONG DẠY HỌC “CÁC LỰC CƠ” – VẬT LÍ 10

NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM

(Phiếu này dùng cho nghiên cứu khoa học, không dùng vào việc đánh giá giáo viên. Kính mong các thầy cô trả lời bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời lựa chọn)

Câu 1: Thầy (cô) đã tiếp cận và thực hiện dạy học giải quyết vấn đề (GQVĐ) chưa?

A. Chưa tiếp cận với phương pháp này

B. Có biết nhưng chưa bao giờ áp dụng vào dạy học C. Có biết và thỉnh thoảng áp dụng vào dạy học D. Thường xuyên sử dụng phương pháp này

Câu 2: Những khó khăn thầy cô gặp phải khi vận dụng dạy học GQVĐ?

A. Tốn nhiều thời gian để chuẩn bị B. Không đủ thời gian thực hiện trên lớp C. Không đủ phương tiện để thực hiện

D. HS không thực hiện được các bước của quá trình học

Câu 3: Mức độ vận dụng dạy học GQVĐ trong dạy học “Các lực cơ” - Vật lí 10

A. Không bao giờ B. Rất ít

C. Thỉnh thoảng D. Thường xuyên

Câu 4: Việc vận dụng phương pháp dạy học GQVĐ trong dạy học “Các lực cơ” – Vật lí 10 khó khăn nhất đối với học sinh là:

A. Không phát hiện được vấn đề B. Không đề xuất được giả thuyết C. Không thiết kế được thí nghiệm D. Không tiến hành được thí nghiệm

Câu 5: Mức độ hào hứng, tích cực của học sinh khi học kiến thức “Các lực cơ” theo phương pháp dạy học GQVĐ?

A. Thấp B. Trung bình C. Cao

Câu 6: Trong quá trình dạy học, các thầy cô quan tâm nhất đến:

A. Kết quả học sinh đạt được qua bài kiểm tra B. Kiến thức truyền đạt cho học sinh

C. Kĩ năng mà học sinh đạt được D. Sự phát triển năng lực học sinh

Câu 7: Các thầy cô có thường sử dụng phương pháp thực nghiệm trong dạy học vật lí?

A. Không bao giờ B. Ít khi

C. Thường xuyên D. Rất thường xuyên

Câu 8: Các khó khăn mà thầy (cô) gặp phải trong việc phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh?

A. Không đủ dụng cụ thí nghiệm B. Kĩ năng thực hành của học sinh yếu C. Tốn nhiều thời gian cho việc thực hành

D. Không định lượng được mức năng lực thực nghiệm của học sinh

Câu 9: Các thầy (cô) thường đánh giá năng lực thực nghiệm của học sinh thông qua hình thức nào?

A. Quan sát B. Bài kiểm tra

C. Câu hỏi vấn đáp D. Bảng tiên chí đánh giá năng lực thực nghiệm

Câu 10: Trong dạy học phần kiến thức “Các lực cơ” – Vật lí 10 thầy (cô) thường thực hiện:

A. Cho học sinh đọc thí nghiệm trong sách giáo khoa B. Chiếu video các học sinh cho học sinh xem

C. Tiến hành các học sinh cho học sinh quan sát D. Hướng dẫn học sinh thiết kế và tiến hành học sinh

Thầy (cô) đánh giá chung về mức độ năng lực thực nghiệm của học sinh sau khi học xong kiến thức “Các lực cơ” – Vật lí 10 (tích vào ô tương ứng)

Năng lực thực nghiệm Mức độ

Yếu Trung bình Khá Tốt

1. Xác định mục đích thí nghiệm 2. Thiết kế phương án thí nghiệm 3. Tiến hành phương án thí nghiệm đã thiết kế

4. Phân tích kết quả và đánh giá thí nghiệm

PHỤ LỤC 2. PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH VỀ VIỆC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THỰC NGHIỆM SAU KHI HỌC XONG PHẦN KIẾN THỨC

“CÁC LỰC CƠ” – VẬT LÍ 10

(Phiếu này dùng cho nghiên cứu khoa học, không dùng vào việc đánh giá học sinh. Các em học sinh trả lời bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời lựa chọn)

Câu 1: Theo em thì môn Vật lí

A. Rất khô khan, khó học vì nhiều công thức, lí thuyết B. Không hấp dẫn

C. Khá hấp dẫn

D. Rất hấp dẫn vì có thể vận dụng giải thích các hiện tượng trong cuộc sống

Câu 2: Trong quá trình học vật lí, em thích nhất hoạt động:

A. Học lí thuyết B. Làm bài tập C. Thực hành Câu 3: Em có được thường xuyên luyện tập việc đề xuất giả thuyết không?

A. Chưa bao giờ B. Thỉnh thoảng C. Thường xuyên

Câu 4: Em có biết thiết kế một phương án thí nghiệm không?

A. Không biết

B. Biết thiết kế nhưng không theo trình tự nhất định C. Biết thiết kế theo trình tự

D. Biết thiết kế theo trình tự một cách thành thạo

Câu 5: Khó khăn của em khi tiến hành một thí nghiệm?

A. Cách bố trí, lắp ráp TN B. Quá trình thu thập số liệu C. Việc tính toán số liệu D. Phân tích rút ra kết luận

Câu 6: Em có thích học phần kiến thức “Các lực cơ” - Vật lí 10 không?

Câu 7: Mức độ sử dụng thí nghiệm của các thầy cô khi dạy học phần kiến thức “Các lực cơ” – Vật lí 10?

A. Không sử dụng thí nghiệm B. Bài có bài không

C. Bài nào cũng sử dụng

Câu 8: Hình thức dạy học thí nghiệm của các thầy cô?

A. Cho đọc thí nghiệm trong sách giáo khoa B. Chiếu video các thí nghiệm

C. Tiến hành các thí nghiệm cho học sinh quan sát D. Hướng dẫn học sinh thiết kế và tiến hành thí nghiệm

Câu 9: Các em có được chế tạo thiết bị sau khi học xong kiến thức các “Các lực cơ” – Vật lí 10?

A. Không bao giờ B. Thỉnh thoảng C. Thường xuyên

Câu 10: Trong khi học mỗi phần kiến thức, các em có tự đánh giá sự phát triển năng lực của bản thân không?

A. Không đánh giá B. Thỉnh thoảng C. Thường xuyên

Em hãy tự đánh giá năng lực thực nghiệm sau khi học xong kiến thức “Các lực cơ” – Vật lí 10 (tích vào mức độ tương ứng)

Năng lực thực nghiệm Mức độ Yếu Trung bình Khá Tốt 1. Xác định mục đích thí nghiệm 2. Thiết kế phương án thí nghiệm 3. Tiến hành phương án thí nghiệm đã thiết kế 4. Phân tích kết quả và đánh giá thí nghiệm

PHỤ LỤC 3. BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN Câu A B C D 1 1/14 8/14 3/14 2/14 2 5/14 3/14 3/14 3/14 3 5/14 4/14 4/14 1/14 4 2/14 2/14 7/14 3/14 5 1/14 5/14 8/14 - 6 3/14 3/14 3/14 5/14 7 0/14 3/14 7/14 4/14 8 6/14 3/14 2/14 3/14 9 6/14 4/14 4/14 0/14 10 7/14 3/14 3/14 1/14

Thầy (cô) đánh giá chung về mức độ năng lực thực nghiệm của học sinh sau khi học xong kiến thức “Các lực cơ” - Vật lí 10 (tích vào ô tương ứng)

Năng lực thực nghiệm Mức độ Yếu Trung bình Khá Tốt 1. Xác định mục đích thí nghiệm 0 4/14 8/14 2/14 2. Thiết kế phương án thí nghiệm 3/14 9/14 1/14 0 3. Tiến hành phương án thí nghiệm đã thiết kế 1/14 8/14 2/14 3/14 4. Phân tích kết quả và đánh giá thí nghiệm 3/14 8/14 2/14 1/14

PHỤ LỤC 4. BẢNG KẾT QUẢ KHẢO SÁT ĐỐI VỚI HỌC SINH Câu A B C D 1 34/200 25/200 112/200 29/200 2 31/200 70/200 99/200 -

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực thực nghiệm của học sinh trong dạy học các lực cơ vật lí 10 (Trang 72 - 83)