Rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS trong dạy học hình thành khái niệm số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh lớp 5 trong dạy học chủ đề số thập phân (Trang 41 - 46)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS trong dạy học hình thành khái niệm số

phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và định hướng đổi mới giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục Toán học nói riêng;… Đặc biệt các biện pháp phải thực hiện được, đảm bảo tính khả thi thực tiễn dạy học môn Toán ở trường tiểu học.

2.2. Rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS lớp 5 trong dạy học chủ đề Số thập phân

2.2.1. Rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS trong dạy học hình thành khái niệm số thập phân phân

2.2.1.1. Mục đích của biện pháp

Biện pháp nhằm:

- Giúp GV có năng lực hướng dẫn HS phát triển kĩ năng tư duy trong quá trình dạy học hình thành khái niệm số thập phân.

- Giúp HS hiểu và nắm chắc khái niệm số thập phân qua việc tổ chức các hoạt động học tập để HS tự kiến tạo kiến thức cho bản thân.

- Rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS trong dạy học khái niệm số thập phân.

2.2.1.2. Cơ sở khoa học của biện pháp

Khái niệm toán học được hình thành cho HS tiểu học dựa trên phép suy luận quy nạp không hoàn toàn. Xuất phát từ một số những đối tượng riêng lẻ như vật thật, mô hình, hình vẽ, GV dẫn dắt HS phân tích, so sánh, trừu tượng để tìm ra dấu hiệu đặc trưng của khái niệm thể hiện ở những trường hợp cụ thể này, từ đó đi đến một cách hiểu tường minh về khái niệm.

2.2.1.3. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Các khái niệm toán học là trừu tượng đối với HS tiểu học. Do đó để phù hợp với nhận thức, sự phát triển tư duy của HS lớp 5 thì GV nên khai thác các tình huống có vấn đề để thiết kế hoạt động học tập. Nội dung của biện pháp đề cập đến thiết kế các

hoạt động học tập để giúp HS hiểu sâu, nhớ lâu kiến thức đồng thời phát triển năng lực, kĩ năng tư duy cho HS trong quá trình học tập.

Dạy học hình thành khái niệm ở tiểu học chủ yếu theo con đường quy nạp, do đó có thể hình thành khái niệm cho HS qua các bước sau:

Bước 1. Tổ chức cho HS phát hiện được sự tồn tại hoặc tác dụng của một loại đối tượng nào đó qua các ví dụ cụ thể

GV nêu vấn đề, tổ chức HS hoạt động phát hiện vấn đề cần giải quyết. HS có thể hoạt động cá nhân đọc yêu cầu sau đó hoạt động cặp đôi hoặc hoạt động nhóm để xác định vấn đề cần giải quyết.

Bước 2. Phân tích, so sánh nêu đặc điểm chung của đối tượng đang được xem xét

Tổ chức cho HS thực hiện tìm giải pháp trên cơ sở huy động kiến thức đã có, biến đổi đối tượng hoạt động. GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi hoặc hoạt động nhóm. Khi tổ chức cho HS hoạt động nhóm, GV cần quan sát, đánh giá được mức độ tích cực hoạt động của từng cá nhân HS. GV cần có sự hỗ trợ kịp thời khi các nhóm gặp khó khăn trong quá trình hoạt động.

GV tổ chức cho HS trình bày giải pháp vào bảng nhóm và đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận. Các thành viên trong nhóm có thể bổ sung để kết quả thảo luận được trình bày một cách đầy đủ, giải thích những vấn đề mà các nhóm khác hoặc GV đề nghị.

Bước 3. Hình thành kiến thức mới

GV gợi mở để HS bước đầu nhận biết được kiến thức mới bằng cách nêu tên và các đặc điểm đặc trưng của khái niệm.

HS phát hiện ra kiến thức, GV chuẩn hoá lại kiến thức.

2.2.1.4. Những lưu ý khi thực hiện biện pháp

- Khi thiết kế các hoạt động học tập trong dạy học hình thành khái niệm cần phù hợp với đối tượng HS, giúp HS lĩnh hội được kiến thức một cách tốt nhất.

- Cần có hệ thống câu hỏi dẫn dắt, hỗ trợ những HS hoặc nhóm HS gặp khó khăn trong quá trình hoạt động lĩnh hội kiến thức.

Ví dụ 1. Rèn luyện kĩ năng tư duy qua dạy học bài “Khái niệm số thập phân”

(Toán 5)

Bước 1. Tổ chức cho HS phát hiện được sự tồn tại hoặc tác dụng của một loại đối tượng nào đó qua các ví dụ cụ thể

HS thực hiện ví dụ sau:

Điền số thích hợp vào chỗ chấm:

1dm = …. m; 1cm = … m; 1mm = …. m

GV yêu cầu HS nhận xét khi viết các số đo từ dm, cm, mm về đơn vị là mét. Khi chuyển đơn vị đo từ đơn vị bé sang đơn vị lớn ta sử dụng các phân số thập phân.

Bước 2. Phân tích, so sánh nêu đặc điểm chung của đối tượng đang được xem xét GV giới thiệu: 1 10 m còn được viết thành 0,1m; 1 100 m còn dược viết thành 0,01m; 1 1000 m còn được viết thành 0,001m.

GV đặt câu hỏi dẫn dắt HS rút ra được nhận xét về các phân số 1

10, 1 100, 1 1000 còn có cách viết khác. HS nhận xét: các phân số 1 10, 1 100, 1 1000 còn được viết thành 0,1; 0,01; 0,001. Bước 3. Hình thành kiến thức mới

0,1 đọc là: không phẩy một; 0,1 = 1

10

0,01 đọc là: không phẩy không một; 0,01 = 1

100

0,001 đọc là: không phẩy không không một; 0,001 = 1

1000

Các số 0,1; 0,01; 0,001 gọi là số thập phân

HS hoạt động cá nhân đọc nội dung trên.

- GV yêu cầu HS đọc các số thập phân 0,1; 0,01; 0,001. - GV đặt câu hỏi: Các số 0,1; 0,01; 0,001 được gọi là số gì? GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, hoàn thành phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP Điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu) Mẫu: 3dm = 3

10 m = 0,3m.

5dm = … m = …. m ; 7cm = … m = … m 9mm = …. m = …. m

Đại diện nhóm báo cáo kết quả thực hiện phiếu học tập. GV đặt câu hỏi dẫn dẵn HS nhận xét được: Các phân số 5

10; 7

100; 9

1000 còn được viết thành 0,5; 0,07; 0,009.

HS hoạt động cá nhân đọc nội dung sau:

0,5 đọc là: không phẩy năm; 0,5 = 5

10

0,07 đọc là: không phẩy không bảy; 0,07 = 7

100

0,009 đọc là: không phẩy không không chín; 0,009 = 9

1000

Các số 0,5; 0,07; 0,009 cũng gọi là số thập phân

HS hoạt động cặp đôi: Nói cho bạn nghe về nội dung vừa đọc và nghe bạn nói. HS hoạt động toàn lớp:

- GV yêu cầu HS đọc các số thập phân 0,5; 0,07; 0,009. - GV đặt câu hỏi: Các số 0,5; 0,07; 0,009 được gọi là số gì?

HS hoạt động cặp đôi: Mỗi HS viết ra hai số thập phân và đố bạn đọc. Đổi vai cùng thực hiện.

Ví dụ 2. Rèn kĩ năng tư duy qua dạy học bài “Khái niệm số thập phân (tiếp theo”

(Toán 5)

Bước 1. Tổ chức cho HS phát hiện được sự tồn tại hoặc tác dụng của một loại

đối tượng nào đó qua các ví dụ cụ thể

Ví dụ: Điền hỗn số thích hợp vào chỗ chấm:

HS hoạt động nhóm thực hiện điền số vào chỗ chấm. Đại diện nhóm báo cáo kết quả. HS hoạt động toàn lớp: Thống nhất kết quả hỗn số cần điền vào chỗ chấm và giải thích cách làm.

GV nhận xét và chốt kết quả.

Bước 2. Phân tích, so sánh nêu đặc điểm chung của đối tượng đang được xem xét

2 7 10 m được viết thành 2,7m. 8 56 100 m được viết thành 8,56m 0m và 195 1000 m được viết thành 0,195m

2,7 m đọc là: hai phẩy bảy mét.

8,56m đọc là: tám phẩy năm mươi sáu mét. 0,195m đọc là: không phẩy một trăm chín mươi lăm mét.

Các số 2,7; 8,56; 0,195 cũng là số thập phân.

HS hoạt động cá nhân đọc nội dung.

HS hoạt động cặp đôi: Chia sẻ nội dung vừa đọc.

HS hoạt động toàn lớp: Trả lời câu hỏi của GV về nội dung vừa đọc.

Bước 3. Hình thành kiến thức mới

Mỗi số thập phân gồm hai phần: phần nguyên và phần thập phân, chúng được phân cách bởi dấu phẩy.

Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân.

HS hoạt động cá nhân đọc nội dung trên.

HS hoạt động cặp đôi chia sẻ nội dung vừa đọc. HS hoạt động toàn lớp trả lời câu hỏi:

- Mỗi số thập phân gồm những phần nào? (phần nguyên và phần thập phân). - Nêu vị trí của phần nguyên và phần thập phân so với dấu phẩy? (Những chữ số ở bên trái dấu phẩy thuộc về phần nguyên, những chữ số ở bên phải dấu phẩy thuộc về phần thập phân).

- Xác định phần nguyên và phần thập phân của số thập phân sau: 26,78; 421,208; 217,296; 68,9.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh lớp 5 trong dạy học chủ đề số thập phân (Trang 41 - 46)