Rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS trong dạy học công thức, quy tắc ở chủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh lớp 5 trong dạy học chủ đề số thập phân (Trang 46)

9. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS trong dạy học công thức, quy tắc ở chủ

các em đã có nhưng được gọi bằng một khái niệm mới, HS hình thành và phát biểu được khái niệm, từ đó rèn luyện kĩ năng tư duy bằng các thao tác so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa.

2.2.2. Rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS trong dạy học công thức, quy tắc ở chủ đề số thập phân số thập phân

2.2.2.1. Mục đích của biện pháp

Giúp HS

- Hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức.

- Biết vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập và giải quyết các tình huống trong thực tiễn.

- Rèn luyện và phát triển các thao tác tư duy trong học tập, trong cuộc sống.

2.2.2.2. Cơ sở khoa học của biện pháp

Ở trường tiểu học, HS được làm việc nhiều với các thuật giải như cộng, trừ, nhân, chia số tự nhiên, phân số và số thập phân. Do đó, trong dạy học nên cho HS biết nhiều hình thức thể hiện của một quy tắc, tạo điều kiện thuận lợi cho HS nắm vững nội dung của quy tắc đó. Khi dạy học quy tắc, phương pháp thường được hình thành theo hai con đường:

- Thông báo tri thức phương pháp trong quá trình hoạt động.

- Tập luyện cho HS những hoạt động ăn khớp với những quy tắc, phương pháp mà GV mong muốn HS thực hiện.

2.2.2.3. Nội dung và cách tiến hành biện pháp

Bước 1. Tổ chức cho HS trải nghiệm kiến thức đã có hoặc khai thác kinh nghiệm sống, vốn sống của HS

Khai thác vốn sống, kinh nghiệm sống hoặc kiến thức đã có của HS để tổ chức cho HS trải nghiệm. HS huy động kiến thức vào giải quyết vấn đề làm cơ sở cho việc kiến tạo kiến thức mới. GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cá nhân hoặc hoạt động nhóm trong quá trình trải nghiệm.

GV thiết kế, tổ chức các hoạt động học tập để tạo cơ hội cho HS được tự mình kiến tạo kiến thức cho bản thân. Tạo ra các tình huống để HS được học tập, được chia sẻ, trao đổi, thảo luận với các bạn cùng lớp trong quá trình học tập, phát hiện kiến thức mới. GV cần phát huy được khả năng tư duy của HS trong quá trình học tập, tránh truyền thụ tri thức một chiều.

Bước 3. Thực hành, luyện tập kiến thức vừa hình thành và liên kết với các kiến thức đã có

Trên cơ sở kiến thức đã có, GV tổ chức cho HS được thực hành, luyện tập các kiến thức vừa hình thành và liên kết với kiến thức đã có. GV cần tổ chức các hình thức học tập để HS được suy nghĩ giải quyết vấn đề, được nói lên suy nghĩ của mình về vấn đề cần giải quyết. Qua đó góp phần phát triển kĩ năng tư duy cho HS.

2.2.2.4. Những lưu ý khi thực hiện biện pháp

- Khi tổ chức cho HS trải nghiệm cần thiết kế các tình huống tạo được hứng thú học tập của HS, giúp HS có được tâm thế thoải mãi chuẩn bị cho việc tiếp nhận kiến thức mới.

- Tổ chức các hoạt động trải nghiệm giúp HS huy động kiến thức đã có vào các hoạt động, những kiến thức đó là cơ sở cho việc lĩnh hội kiến thức mới.

- Khi hình thành quy tắc, phương pháp cần trình bày rõ các bước trong những ví dụ cụ thể một cách nhất quán trong một thời gian thích đáng.

2.2.2.5. Ví dụ minh hoạ

Ví dụ 1. Rèn kĩ năng tư duy cho HS khi dạy bài “So sánh hai số thập phân”

(Toán 5)

Bước 1. Tổ chức cho HS trải nghiệm kiến thức đã có hoặc khai thác kinh nghiệm

sống, vốn sống của HS

HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập sau:

PHIẾU HỌC TẬP

3,18m = ………. cm 7 10 m = …. dm 18 1000 m = … mm 215,45dm2 = ………. cm2 0,687m = …. mm 0,56kg = …… g

Đại diện nhóm trình bày kết quả phiếu học tập và giải thích cách thực hiện. GV nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện phiếu học tập.

Bước 2. Tổ chức HS hoạt động kiến tạo kiến thức

Hoạt động 1. Hình thành quy tắc so sánh hai số thập phân a) So sánh 8,1m và 7,9m

HS hoạt động nhóm thực hiện các thao tác sau: - Đổi số đo đại lượng sang đơn vị dm.

- So sánh hai số đo đại lượng có đơn vị là dm.

- Sau khi so sánh, đổi về đơn vị mét và kết luận kết quả so sánh được. Đổi : 8,1m = 81dm; 7,9m = 79dm

Ta có 81dm > 79dm tức là 8,1m > 7,9m. Vậy 8,1m > 7,9m

- HS hoạt động toàn lớp, nhận xét về kết quả 8,1 > 7,9. GV dẫn dắt HS:

+ Nêu phần nguyên và phần thập phân của số 8,1 và 7,9. + Nhận xét phần nguyên của hai số 8,1 và 7,9

+ Nêu kết quả so sánh hai số 8,1 và 7,9.

Bước đầu GV cho HS nhận xét: khi hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.

HS đọc cá nhân nội dung sau:

Hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.

HS hoạt động cặp đôi chia sẻ nội dung vừa đọc. Sau đó mỗi HS lấy 2 số thập phân có phần nguyên khác nhau và thực hiện đố bạn so sánh hai số đó, giải thích cách so sánh.

b) So sánh 35,7m và 35,698m

- HS hoạt động toàn lớp nêu phần nguyên và phần thập phân của hai số thập phân trong ví dụ; Nhận xét về phần nguyên của hai số thập phân này.

GV giúp HS thấy được khi phần nguyên của hai số thập phân giống nhau thì so sánh phần thập phân của hai số thập phân đó.

- HS hoạt động cá nhân đọc nội dung sau: Phần thập phân của 35,7m là 7 10 m = 7dm = 700mm Phần thập phân của 35,698m là 698 1000 m = 698mm Mà 700mm > 698mm (700 > 698 vì ở hàng trăm có 7 > 6) Nên: 7 10 m > 698 1000 m. Do đó 35,7m > 35,698m.

Vậy: 35,7 > 35,698 (phần nguyên bằng nhau, hàng phần mười có 7 > 6) - HS hoạt động cặp đôi chia sẻ nội dung vừa đọc.

- HS hoạt động toàn lớp trả lời câu hỏi.

Khi phần nguyên của hai số thập phân bằng nhau, ta so sánh số thập phân đó như thế nào?

- HS hoạt động cá nhân đọc nội dung sau:

Trong hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, số thập phân nào có hàng phần mười lớn hơn thì số đó lớn hơn.

HS hoạt động cặp đôi chia sẻ nội dung vừa đọc với bạn.

Mỗi HS lấy 1 ví dụ về hai số thập phân có phần nguyên giống nhau, phần thập phân khác nhau rồi đố bạn so sánh.

Hoạt động 2. Rút ra quy tắc so sánh hai số thập phân Muốn so sánh hai số thập phân ta có thể làm như sau:

- So sánh các phần nguyên của hai số đó như so sánh hai số tự nhiên, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì số đó lớn hơn.

- Nếu phần nguyên của hai số thập phân đó bằng nhau thì so sánh phần thập phân, lần lượt từ hàng phần mười, hàng phần trăm, hàng phần nghìn, …; đến cùng một hàng nào đó, số thập phân nào có chữ số ở hàng tương ứng lớn hơn thì số đó lớn hơn. - Nếu phần nguyên và phần thập phân của hai số đó bằng nhau thì hai số đó bằng nhau.

- HS hoạt động cặp đôi chia sẻ nội dung vừa đọc; lấy ví dụ 2 số thập phân có phần nguyên giống nhau, hàng phần mười giống nhau, hàng phần trăm khác nhau và cùng nhau so sánh.

- HS hoạt động toàn lớp: nêu quy tắc so sánh hai số thập phân. Thực hiện so sánh hai số thập phân sau và giải thích cách làm: 35,628 và 35,618; 501,27 và 501,279

Bước 3. Thực hành, luyện tập kiến thức vừa hình thành và liên kết với các kiến

thức đã có

Bài 1. So sánh hai số thập phân

a) 48,97 và 51,02 b) 96,4 và 96,38 c) 0,7 và 0,65

- HS hoạt động cá nhân suy nghĩ và trình bày kết quả bài 1 vào vở. 1 HS trình bày bảng phụ.

- HS hoạt động nhóm thảo luận, thống nhất kết quả. Đại diện nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận.

- HS hoạt động toàn lớp: Nhận xét kết quả bài tập 1 ở bảng phụ và giải thích cách làm ở từng ý.

HS nhận xét. GV nhận xét, đánh giá kết quả làm bài của HS.

Bài 2. Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn

6,375; 9,01; 8,72; 6,735; 7,19

Đây là dạng bài toán quen thuộc với HS. Để thực hiện được yêu cầu của bài toán, bản chất HS sẽ sử dụng quy tắc so sánh hai số thập phân.

- HS hoạt động cặp đôi sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn. - HS hoạt động nhóm trao đổi, thống nhất kết quả. Đại diện nhóm lên bảng trình bày kết quả bài tập.

- HS nhận xét bài làm và giải thích cách làm.

- GV nhận xét, đánh giá kết quả và yêu cầu HS nêu lại quy tắc so sánh hai số thập phân.

Bài 3. Viết các số sau theo thứ tự từ lớn đến bé

0,32; 0,197; 0,4; 0,321; 0,187

Tổ chức hoạt động tương tự như bài 2.

Ví dụ 2. Rèn kĩ năng tư duy cho HS khi dạy bài “Cộng hai số thập phân” (Toán 5)

Bước 1. Tổ chức cho HS trải nghiệm kiến thức đã có hoặc khai thác kinh nghiệm

sống, vốn sống của HS

- HS hoạt động nhóm chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” trong thời gian 2 phút. Yêu cầu: Xếp các số thập phân theo thứ tự từ lớn đến bé. Nhóm nào xếp được nhiều và đúng thì chiến thắng.

Bước 2. Tổ chức HS hoạt động hình thành quy tắc cộng hai số thập phân.

Hoạt động 1. Hình thành quy tắc cộng hai số thập phân.

a) Ví dụ 1. Đường gấp khúc ABC có đoạn thẳng AB dài 1,84m và đoạn thẳng BC dài 2,45m. Hỏi đường gấp khúc đó dài bao nhiêu mét?

- HS đọc cá nhân nội dung ví dụ, xác định cái đã cho và cái cần tìm. - HS suy nghĩ, thảo luận nhóm để thực hiện tính.

Nếu HS gặp khó khăn, GV có thể dẫn dắt bằng hệ thống câu hỏi để HS phát hiện ra cách thực hiện tính qua việc đổi đơn vị đo.

HS thực hiện các thao tác sau:

15,6 15,06 51,06 51,60 25,16 25,26 25,61 25,62 15,16 15, 26 21,26 12,26 21,6

- Thực hiện tính độ dài đường gấp khúc ABC với đơn vị đo là cm.

- Đổi kết quả thu được từ cm sang m. Kết luận độ dài đường gấp khúc ABC theo đơn vị đo là mét. Đổi: 1,84m = 184cm; 2,45m = 245cm. Thực hiện phép tính 184 + 245 429 Ta có 184cm + 293cm = 429cm Vậy: 1,84 + 2,93 = 4,29

- Đại diện nhóm trình bày kết quả thực hiện tính 1,84 + 2,93 = 4,29 - HS đọc cá nhân nội dung sau:

Thông thường ta đặt tính rồi làm như sau:

1,84 + 2,45 4,29

- Thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên.

- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

HS hoạt động cặp đôi chia sẻ nội dung vừa đọc với bạn, nói cho bạn nghe và nghe bạn nói.

HS hoạt động toàn lớp nêu lại cách thực hiện phép cộng hai số thập phân. b) Ví dụ 2. Tính 15,9 + 8,75= ?

- HS hoạt động cặp đôi thực hiện đặt tính và tính trên cơ sở cách cộng hai số thập phân được nêu ở ví dụ 1.

- HS hoạt động nhóm thống nhất kết quả và nêu cách thực hiện. - HS đọc cá nhân nội dung sau:

Thông thường ta đặt tính rồi làm như sau:

15,9 + 8,75

24,65

- Thực hiện phép cộng như cộng các số tự nhiên.

- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với các dấu phẩy của các số hạng.

Hoạt động 2. Rút ra quy tắc cộng hai số thập phân

- Dựa trên cách thực hiện 2 ví dụ, GV tổ chức cho HS hoạt động nhóm bước đầu phát hiện ra quy tắc cộng hai số thập phân.

- HS đọc cá nhân nội dung sau:

Muốn cộng hai số thập phân ta làm như sau:

- Viết số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ số ở cùng một hàng thẳng cột với nhau.

- Cộng như cộng các số tự nhiên.

- Viết dấu phẩy ở tổng thẳng cột với dấu phẩy của các số hạng. - HS hoạt động cặp đôi chia sẻ nội dung vừa đọc với bạn.

- HS hoạt động toàn lớp nêu quy tắc cộng hai số thập phân.

- HS hoạt động cá nhân vận dụng quy tắc cộng hai số thập phân vào thực hiện phép tính 12,5 + 38,14.

- HS hoạt động toàn lớp nêu kết quả và cách thực hiện phép tính 12,5 + 38,14.

Bước 3. Thực hành, luyện tập kiến thức vừa hình thành và liên kết với các kiến

thức đã có Bài 1. Tính 58,2 + 24,3 19,36 + 4,08 75,8 + 249,19 0,995 + 0,868

- HS hoạt động cá nhân suy nghĩ và thực hiện tính. 1 HS làm bảng phụ có nội dung bài tập 1.

- HS hoạt động cặp đôi kiểm tra kết quả, nêu cách thực hiện.

- HS hoạt động toàn lớp: nhận xét bài làm trên bảng phụ và giải thích cách làm. - HS nêu lại quy tắc cộng hai số thập phân.

Bài 2. Đặt tính rồi tính:

a) 7,8 + 9,6; b) 34,82 + 9,75 c) 57,648 + 35,37

- HS hoạt động cá nhân suy nghĩ và thực hiện đặt tính vào vở.

- HS hoạt động nhóm thống nhất kết quả phép tính.

- HS hoạt động toàn lớp: GV yêu cầu 3 HS lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính. Sau đó dưới lớp nhận xét và giải thích cách làm.

- HS nêu lại quy tắc cộng hai số thập phân.

Bài 3. Nam cân nặng 32,6kg. Tiến cân nặng hơn Nam 4,8kg. Hỏi Tiến cân nặng bao

nhiêu ki-lô-gam?

- HS hoạt động cá nhân đọc đề bài toán, trả lời câu hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?

- HS thực hiện trao đổi cặp đôi: Nói cho bạn nghe cái đã cho, cái cần tìm trong bài toán và nghe bạn nói.

- HS hoạt động cá nhân trình bày bài giải vào vở. 1 HS trình bày vào bảng phụ. - HS tự xem lại cách giải, câu lời giải và kết quả phép tính.

- HS hoạt động cặp đôi đổi vở kiểm tra kết quả.

- HS hoạt động toàn lớp: nhận xét bài làm trong bảng phụ. Nêu lại quy tắc cộng hai số thập phân.

Ví dụ 3. Rèn kĩ năng tư duy cho HS khi dạy bài “Nhân một số thập phân với một số thập phân” (Toán 5)

Bước 1. Tổ chức cho HS trải nghiệm kiến thức đã có hoặc khai thác kinh nghiệm sống, vốn sống của HS

- HS hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập và bảng phụ.

PHIẾU HỌC TẬP

Bài toán: Một mảnh vườn hình chữ nhật có chiều dài 12,3m, chiều rộng 6,8

m. Hỏi diện tích của mảnh vườn đó bằng bao nhiêu mét vuông?

Cách 1. Viết số thích hợp vào chỗ chấm Đổi 12,3m = …. dm; 6,8m = … dm Diện tích của mảnh vườn là:

…..  ….. = . …… (dm2) Đổi …. dm2 = …… m2

Đáp số: ….. m2

Cách 2. Diện tích của mảnh vườn là: 12,3  6,8 = …….

…….. ……. …….. = …….

……..= ………… (m2) Đáp số: ….. m2

Sau khi HS hoàn thành phiếu học tập:

- GV dẫn dắt để HS nhận xét được cách làm thứ nhất ngắn gọn hơn, dễ thực hiện hơn vì thực hiện nhân hai số tự nhiên (đã quen thuộc), sau đó đổi sang số thập phân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh lớp 5 trong dạy học chủ đề số thập phân (Trang 46)