Địa bàn và đối tượng thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh lớp 5 trong dạy học chủ đề số thập phân (Trang 97)

9. Cấu trúc của luận văn

3.3. Địa bàn và đối tượng thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Địa bàn thực nghiệm sư phạm

Để đảm bảo mục đích và yêu cầu của thực nghiệm sư phạm, chúng tôi lựa chọn địa bàn thực nghiệm ở 02 trường Tiểu học trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

3.3.2. Đối tượng thực nghiệm sư phạm

3.3.2.1. Về đối tượng thực nghiệm

- Đối tượng thực nghiệm sư phạm là HS lớp 5 của hai trường tiểu học Yên Trung số 1, trường tiểu học thị trấn Chờ số 1 huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

Quy trình chọn mẫu:

Bước 1: Ở mỗi trường Tiểu học tổ chức dạy thực nghiệm, chúng tôi chọn hai lớp 5 có trình độ chất lượng học tập tương đương, có sự đa dạng về học lực

3.3.3.2. GV tham gia thực nghiệm sư phạm

Với mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm đã đề ra, chúng tôi chọn GV dạy thực nghiệm và đối chứng đều là những GV được đào tạo cơ bản, có trình độ Đại học, đã đứng lớp lâu năm, có năng lực sư phạm tốt.

Chúng tôi đã lựa chọn lớp thực nghiệm, lớp đối chứng và các GV tham gia giảng dạy.

Lớp Trường Số HS Họ và tên GV

Lớp thực nghiệm

5A Yên Trung số 1 36 Nguyễn Thị Bích Đào 5A 1 Thị trấn Chờ số 1 35 Nguyễn Thị Thanh Lớp đối

chứng

5B Yên Trung số 1 35 Nguyễn Thị Thuỷ 5A2 Thị trấn Chờ số 1 35 Nguyễn Thị Hương

Các GV dạy lớp đối chứng cũng có những tiêu chuẩn như các GV tham gia thực nghiệm. Như vậy sẽ đảm bảo tính khách quan giữa hai đối tượng đối chứng và thực nghiệm.

3.4. Nội dung thực nghiệm sư phạm

Để đảm bảo quy chế chuyên môn và tiến độ chương trình dạy học, các giờ thực nghiệm được tiến hành vào các giờ học chính khoa theo thời khoá biểu của nhà trường nhưng có đổi lại thứ tự các tiết dạy trong ngày để chúng tôi có thể tiến hành dự các giờ thực nghiệm. Các tiết dạy thực nghiệm là các tiết toán theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở tuần 10 đến tuần 17 của chương trình.

Ở lớp đối chứng, các tiết dạy được tiến hành bình thường theo chương trình và thời khoá biểu của nhà trường.

3.5. Nội dung đánh giá, công cụ đánh giá và xử lý số liệu

3.5.1. Nội dung đánh giá

Hiệu quả của quá trình rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS lớp 5 thông qua dạy học chủ đề số thập phân dựa trên những cơ sở sau:

Một là, kết quả học tập môn Toán của HS ở các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng sau quá trình thực nghiệm sư phạm.

Hai là sản phẩm học tập của HS.

3.5.2. Công cụ đánh giá

Để đánh giá được các nội dung đã nêu ở trên, chúng tôi sử dụng các công cụ sau:

Kiểm tra tự luận nhằm đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS. Chúng tôi tổ chức cho HS nhóm đối chứng và thực nghiệm cùng làm bài kiểm tra tự luận (đề kiểm tra giống nhau) vào các thời điểm sau thực nghiệm.

Quan sát nhằm đánh giá quá trình tư duy của HS trong giờ học. Chúng tôi quan sát các giờ dạy thực nghiệm, ghi chép cụ thể diễn biến của tiết dạy, hoạt động của GV và HS, biểu hiện của HS trong quá trình tham gia hoạt động giảng dạy ở các giờ dạy thực nghiệm. Sau mỗi giờ dạy thực nghiệm, chúng tôi tổ chức họp với nhóm dự giờ và GV tham gia dạy thực nghiệm để tiến hành nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm giờ dạy, đồng thời phân tích những biểu hiện của HS nhằm đánh giá quá trình tư duy của các em.

Phỏng vấn dưới hình thức trò chuyện nhằm tìm hiểu đánh giá của GV dạy thực nghiệm về quá trình tư duy của HS khi tham gia hoạt động giải toán đồng thời đánh giá thái độ của HS đối với hoạt động giảng dạy của GV.

3.5.3. Xử lý số liệu

Kết quả các bài kiểm tra được xử lý theo phương pháp thống kê toán học và được so sánh, đối chiếu, phân tích và kiểm chứng thông qua:

- Mode: là dữ liệu có tần suất xuất hiện nhiều nhất trong một tập hợp điểm số.

- Median: là điểm nằm ở vị trí giữa trong tập hợp điểm số theo thứ tự.

- Mean: là giá trị trung bình cộng của các điểm số của một tập hợp các điểm số - Standard Deviation (SD): cho biết mức độ phân tán của các điểm số xung quanh giá trị trung bình nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của các biện pháp tác động.

- Kiểm định T - test độc lập (Independent - Samples T - test): nhằm xem xét sự khác biệt giá trị trung bình của hai nhóm (trước và sau thực nghiệm) có ý nghĩa hay không.

Trong phép kiểm chứng T - test độc lập, chúng tôi tính giá trị p, trong đó: p là xác xuất xảy ra ngẫu nhiên. Có thể kết luận sự khác nhau giữa điểm trung bình của hai

 ≤ 0,05: chênh lệch giá trị trung bình của hai nhóm xảy ra có ý nghĩa (chênh lệch xảy ra không phải do ngẫu nhiên).

 > 0,05: chênh lệch giá trị trung bình của hai nhóm xảy ra không có ý nghĩa (chênh lệch xảy ra do ngẫu nhiên).

Ngoài ra, chúng tôi còn tính mức độ chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (Standard Mean Deviation - kí hiệu SMD): cho biết chênh lệch điểm trung bình do tác động mang lại có tính thực tiễn hoặc có ý nghĩa hay không (ảnh hưởng của tác động lớn hay nhỏ), từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của các biện pháp tác động được sử dụng trong thực nghiệm.

3.6. Kết quả thực nghiệm sư phạm

Đánh giá kết quả thực nghiệm theo hai quá trình phân tích:


- Phân tích định tính: Dựa vào kết quả quan sát của nhóm dự giờ và phỏng vấn các GV tham gia dạy thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của các biện pháp mà luận văn đề xuất, đánh giá quá trình tư duy của HS, thái độ của HS đối với hoạt động giảng dạy và học tập.

- Phân tích định lượng: Phân tích kết quả các bài kiểm tra của HS nhằm rút ra các kết luận về hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.

3.6.1. Phân tích định tính

- Trong quá trình tiến hành thực nghiệm, thông qua trao đổi chuyên môn, dự giờ và tổ chức rút kinh nghiệm, chúng tôi nhận thấy các GV tham gia dạy thực nghiệm đều nhiệt tình, tâm huyết, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng và ham hiểu biết. Các GV dạy thực nghiệm sau khi nghiên cứu bài dạy do tác giả soạn đã góp ý, trao đổi cụ thể về nội dung bài dạy. Trên cơ sở mục tiêu của các tiết dạy thực nghiệm, các GV có sự chuẩn bị rất chu đáo theo đúng ý đồ của tác giả. Trước và sau mỗi giờ dạy đều có sự trao đổi ý kiến với tác giả luận văn.

- Không khí học tập tại các lớp thực nghiệm diễn ra sôi nổi, hào hứng. HS chăm chú nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ, nghiêm túc và hăng hái phát biểu dưới sự hướng dẫn của các GV. Trong các tiết học, HS thể hiện được kĩ năng tư duy trong hình thành kiến thức, qua hoạt động trải nghiệm hay hoạt động thực hành luyện tập,

qua hoạt động giải toán. Đặc biệt, trong giải toán, HS đã hiểu được việc phân tích đề toán để biết, cái đã cho, cái cần tìm và mối liên hệ giữa chúng để trên cơ sở đó tìm cách giải bài toán; HS chú ý hơn đến trình bày lời giải, kiểm tra lại lời giải bài toán cũng như xem xét, mở rộng bài toán chứ không như trước đây chỉ tập trung vào việc giải bài toán. Những điều này làm cho HS cảm thấy rất hứng thú và tự tin khi học tập môn Toán.

- Đánh giá chung, GV đều cho rằng đây là đề tài hay, nhiều nội dung thiết thực và có thể vận dụng vào quá trình dạy học ở tiểu học, đặc biệt là dạy học chủ đề số thập phân. Các GV đều nhận xét, khi thực hiện biện pháp được đề xuất trong luận văn thì các kĩ năng tư duy của HS phát triển. HS biết cách suy nghĩ trong quá trình giải quyết vấn đề để kiến tạo tri thức hoặc trong giải toán. Trong quá trình tổ chức thực nghiệm sư phạm, các GV rất hứng thú khi thực hiện các biện pháp mà luận văn đề xuất.

Để khẳng định tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất, chúng tôi đã tiến hành quan sát, ghi chép và theo dõi quá trình tiến bộ của một số HS trong thời gian thực nghiệm. Sau đây chúng tôi minh họa vài trường hợp cụ thể:

Họ và tên : Nguyễn Văn Hân Sinh năm : 2007

HS lớp : 5A Giới tính : Nam Dân tộc : Kinh

Nơi sinh : Yên Phong - Bắc Ninh

HS Nguyễn Văn Hân được GV chủ nhiệm đánh giá là có ý thức trong học tập, tuy nhiên chưa biết cách suy nghĩ, trao đổi và hợp tác với bạn trong học tập. Khả năng phân tích vấn đề của HS còn hạn chế. HS hay nhầm lẫn trong quá trình thực hiện tính khi giải bài toán có lời văn. Qua quan sát trong giờ học trước thực nghiệm và nhận xét của cô giáo chủ nhiệm thì HS Hân hầu như không tham gia phát biểu xây dựng bài, lúng túng trong việc sử dụng diễn đạt, trình bày một vấn đề, không thể hiện được suy

đề cần giải quyết nên GV đứng lớp quan tâm đến HS Hân nhiều hơn, mời em trả lời những câu hỏi về cách giải quyết vấn đề. Do đó, trong thời gian thực nghiệm chúng tôi thường xuyên quan tâm, động viên, khuyến khích và tạo nhiều cơ hội cho em được chia sẻ, trao đổi và suy nghĩ, phát hiện vấn đề trong các giờ học. Trong các giờ thực nghiệm, chúng tôi thường xuyên sử dụng linh hoạt các biện pháp đã đề xuất ở chương 2 trong giảng dạy.

Thường xuyên khuyến khích HS Hân trình bày suy nghĩ của mình về hướng giải quyết vấn đề. Sự tiến bộ của HS Hân được thể hiện rõ qua sản phẩm học tập, đến cuối quá trình thực nghiệm, hầu như bài làm của HS rất tốt, trình bày rõ ràng. Nhận xét của GV đứng lớp sau khi kết thúc đợt thực nghiệm về HS Hân: HS đã có biết phân tích khái quát hoá vấn đề, giải quyết được nhiệm vụ học tập nhanh hơn. HS diễn đạt suy nghĩ, trình bày phương hướng giải quyết vấn đề tốt hơn, tư duy của HS có sự thay đổi rõ rệt.

Họ và tên : Nguyễn Thị Kim Ngân Sinh năm : 2009

HS lớp : 5A Dân tộc : Kinh Giới tính : Nữ

Nơi sinh : Yên Phong, Bắc Ninh

HS Nguyễn Thị Kim Ngân được GV đứng lớp đánh giá là HS ngoan, chăm chỉ, tiếp thu nhanh. Qua khảo sát vở bài tập, quan sát trước thực nghiệm và nhận xét của cô giáo chủ nhiệm chúng tôi nhận thấy HS Ngân tiếp thu bài nhanh, có tham gia phát biểu xây dựng bài trong các giờ học toán nhưng chưa tích cực. Khả năng hợp tác, chia sẻ

trong học tập của HS Ngân còn hạn chế. Trong thời gian thực nghiệm, ngoài việc hình thành cho HS Ngân nền tảng vững chắc về kiến thức toán học thì chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến phát triển kĩ năng tư duy cho HS. Trong giờ dạy, GV luôn tạo cơ hội cho HS Ngân được trình bày vấn đề bằng ngôn ngữ nói hoặc viết khi giải quyết vấn đề toán học.

Động viên, khuyến khích HS suy nghĩ tìm ra nhiều cách giải khác nhau cho một bài toán hoặc đặt đề toán theo dữ kiện cho trước rồi giải bài toán đó.

Qua đợt thực nghiệm HS Ngân đã có sự thay đổi nhất định trong học tập. HS rất hứng thú với các giờ học toán, khi giải bài tập hoặc thực hiện nhiệm vụ học tập thì HS Ngân luôn có được kế hoạch giải nhanh và tìm được nhiều cách giải.

Bên cạnh là hình ảnh một sản phẩm học tập của HS Ngân. Bài giải trình bày sạch sẽ, ngắn gọn.

3.6.2. Phân tích định lượng

Kết thúc quá trình thực nghiệm, nhằm mục đích có thêm những nhận định đánh giá về mặt định lượng, chúng tôi tiến hành tổ chức cho HS làm bài kiểm tra và chấm điểm. Kết quả thu được của bài kiểm tra chỉ nhằm mục đích phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài, không sử dụng trong đánh giá chính thức HS. Kết quả cụ thể như sau:

*) Phân tích kết quả bài kiểm tra của lớp lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Bảng 3.1. Kết quả bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

xi

Tổng

fi (ĐC) 70 7 12 15 14 10 12 7,6

Bảng trên cho thấy điểm trung bình của lớp thực nghiệm (8,2) trội hơn so với lớp đối chứng (7,6). Lớp thực nghiệm không có HS đạt điểm 5, trong khi đó lớp đối chứng có 7 HS đạt điểm 5. Lớp thực nghiệm có 30 HS đạt điểm 9, điểm 10 trong khi đó lớp đối chứng chỉ có 22 HS. Điều này chứng tỏ các biện pháp không chỉ rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS mà còn góp phần nâng cao chất lượng dạy học. Kết quả bài kiểm tra được biểu diễn bằng biểu đồ 3.1.

Biểu đồ 3.1. Kết quả bài kiểm tra lớp thực nghiệm (TN) và và lớp đối chứng (ĐC)

Kết quả bài kiểm tra kết thúc thực nghiệm của hai lớp theo tỷ lệ phần trăm được thể hiện trong biểu đồ 3.2.

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18

Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10 Điểm TB

Lớp TN 0 6 17 18 15 15 8.2

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ phần trăm kết quả bài kiểm tra của lớp TN và lớp ĐC

Từ kết quả trên ta thấy điểm kiểm tra sau thực nghiệm của HS lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Tỷ lệ HS đạt điểm 5, điểm 6 (điểm trung bình) của lớp đối chứng là 27,1%, trong khi đó lớp thực nghiệm có 8,5% HS đạt điểm 6. Tỷ lệ phần trăm HS đạt điểm giỏi của lớp thực nghiệm là cao hơn lớp đối chứng. Chẳng hạn, tỷ lệ HS đạt điểm 9 ở lớp thực nghiệm là 21,1% trong khi đó lớp đối chứng là 14%; tỷ lệ HS đạt điểm 10 của lớp thực nghiệm chiếm 21,1% trong khi lớp đối chứng có 17,5%.

Kết quả kiểm định chứng tỏ chất lượng học tập của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng.

Kết luận chương 3

Kết quả thực nghiệm sư phạm cho phép chúng tôi đưa ra một số kết luận sau: - Việc rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS trong dạy học môn Toán nói chung và dạy học chủ đề số thập phân nói riêng là một việc làm mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao.

- Trong quá trình tổ chức thực nghiệm, nội dung các kế hoạch bài giảng bám sát nội dung của SGK và được khai thác, mở rộng và đào sâu thêm. Qua thực nghiệm sư phạm, nhiều HS đã có sự tiến bộ trong học tập biểu hiện thông qua việc tích cực, hào hứng tham gia xây dựng bài, HS tiếp thu kiến thức chủ động hơn, biết cách suy nghĩ, phân tích và tìm tòi nghiên cứu giải quyết vấn đề.

0.0% 5.0% 10.0% 15.0% 20.0% 25.0% 30.0%

Điểm 5 Điểm 6 Điểm 7 Điểm 8 Điểm 9 Điểm 10 0.0% 8.5% 23.9% 25.4% 21.1% 21.1% 10.0% 17.1% 21.4% 20.0% 14.0% 17.5% Lớp TN Lớp ĐC

- Kết quả bước đầu của quá trình thực nghiệm sư phạm cho thấy các biện pháp mà luận văn đã đề xuất là khả thi, có hiệu quả và có thể triển khai trong dạy học môn Toán ở trường Tiểu học để phát triển kĩ năng tư duy cho HS lớp 5 trong dạy học chủ đề số thập phân.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành, giả thuyết khoa học là chấp nhận được. Các biện pháp có tính khả thi trong thực tiễn dạy học chủ đề số thập phân ở trường tiểu học.

Luận văn đã hoàn thành và đạt được những kết quả sau: - Hệ thống được một phần lý luận về tư duy, kĩ năng tư duy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) rèn luyện kĩ năng tư duy cho học sinh lớp 5 trong dạy học chủ đề số thập phân (Trang 97)