M ục l ục
2. Lời xin lỗi của người Nhật trong phim và hội thoại tự nhiên
Phần này chúng ta sẽ tìm hiểu hành động xin lỗi của người Nhật thông qua hai mẫu hội thoại4 trong phim truyền hình và một mẫu hội thoại thực tế dưới đây.
Văn cảnh (5): Phim truyền hình:”Vẫn có ngày mai” (Asa ga aru sa) tập 4
Nhân vật: Hamata (Nam, trên 30 tuổi), Trưởng phòng Hashimoto (Nam, trên 50 tuổi), Trưởng văn phòng (Nam, trên 50 tuổi)
Địa điểm: Phòng trưởng văn phòng
43 Văn cảnh:
Chủ cửa hàng mỳ Golden và cấp dưới của Hamata tên Fujii có xung đột. Vì lý do đó, chủ của hàng nói rằng sẽ không ký vào bản cam kết với công ty của Hamata, hơn thế nữa còn lớn tiếng nói rằng Fujii là đồ ngu, Hamata giận dữ định đánh chủ cửa hàng mỳ. Vì lý do đó, Hamata và cấp trên của anh ta trưởng phòng Hashimoto bị trưởng văn phòng gọi lên.
Hamata: (xếp hai tay phía trước người và cúi đầu 90 độ) Em xin lỗi (cúi đầu như thế trong vòng 3 giây)
Trưởng văn phòng: (tức giận) Khách hàng thông báo sẽ ngừng thương lượng đấy.
Trưởng phòng Hashimoto: (xếp hai tay trước người và cúi nhẹ đầu, vừa cúi đầu vừa nói) Thành thật xin lỗi. Là do tôi quản lý không thấu đáo.
Câu hỏi:
a) Tại sao Hamata lại định đánh chủ tiệm mỳ?
__________________________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________ b) Tìm hai lời xin lỗi trong đoạn hội thoại trên.
__________________________________________________________________ __________________________________________________________________ c) Tại sao Hamada lại xin lỗi?
__________________________________________________________________ __________________________________________________________________ d) Tại sao Trưởng văn phòng Hashimoto lại xin lỗi?
__________________________________________________________________ __________________________________________________________________ e) Em có nghĩ rằng trưởng văn phòng Hashimoto nên xin lỗi hay không? Hãy đánh giá
theo 5 mức độ sau đây.
44 Tại sao em cho là như vậy?
__________________________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________ Văn cảnh (6): Phim truyền hình “Vợ 3 sao” tập 6 (yome ha mitsuboshi)
Nhân vật: Miyuki (nữ, 24 tuổi), Yasuhara (Nam, 20-30 tuổi) Địa điểm: Nhà của Miyuki
Văn cảnh:
Vì Yasuhara nhòm trộm nhà mình nên Miyuki hiểu nhầm anh ta là người không đàng hoàng và tóm lấy tay anh ta hét lớn. Thực ra, Yasuhara là đồng nghiệp của chị dâu Miyuki.
Miyuki: (vẻ mặt rất nghiêm trọng, chống hai tay xuống chiếu cúi đầu) thật là quá vô lễ với anh.
Câu hỏi:
a) Miyuki xin lỗi với thái độ như thế nào?
__________________________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________
b) Mức độ của lời xin lỗi đó là cao hay thấp. Hãy đánh giá theo 5 mức sau đây. Hoàn toàn không cảm thấy có lỗi 1 2 3 4 5 Cảm thấy vô cùng có lỗi
c) Tại sao em lại có đánh giá như vậy trong b)?
__________________________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________
d) Theo em tại seo Miyuki lại xin lỗi như vậy?
45
__________________________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________
e) Ở đất nước em, trong hoàn cảnh như thế này mọi người sẽ hành động như thế nào? Nếu không giống người Nhật thì theo em tại sao lại như thế? Hãy viết suy nghĩ của mình xuống dưới đây
__________________________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________ Văn cảnh (7): Lời xin lỗi trong hội thoại tự nhiên của người Nhật
Người đối thoại: C: Khách hàng, S: Nhân viên bán hàng
Địa điểm nói chuyện: Trung tâm mua sắm A, quầy bán đồ trang sức Văn cảnh:
Vì đồ trang sức đã mua không có giấy đảm bảo xuất xứ từ Ý nên người mua đang nói chuyện đòi trả lại hàng.
1C Cái này có giấy đảm bảo xuất xứ không? 2S Giấy chứng nhận xuất xứ ạ?
3C Vâng
4S Chúng tôi sẽ cấp cho những khách hàng có thẻ vàng. 5C Ủa, vừa rồi, lúc tôi hỏi nhân viên nam của cửa hàng thì 6C anh ta nói có giấy đảm bảo mà.
7S A, vâng.
8S dạ, chúng tôi chỉ cấp cho khách hàng có thẻ vàng. 9C Không có giấy đảm bảo à?
10C Đảm bảo đây là hàng Ý. 11S Giấy đảm bảo là hàng Ý thì…
46 12C Không có giấy đảm bảo à?
13S Vậy, quý khách đợi một chút được không ạ? (30 giây sau)
14S Xin lỗi vì để quý khách chờ lâu. 15S Thế này ạ…
16S Đây chắc chắn là hàng Ý, không có sai đâu ạ.
17C Nói là không sai nhưng mà không có giấy đảm bảo thì cũng chẳng biết được đúng không?
18S Vâng, quả là như thế. 19S Nhưng mà…
20S Chúng tôi thành thật xin lỗi.
21S Nhưng chúng tôi có giấy bảo hành ạ…
22S Chúng tôi không cấp giấy bảo đảm hàng xuất xứ từ Ý cho từng món… 23S Nhưng, đây là hàng chính hiệu.
24C Tôi không biết. 25S Vâng
26S Cái này chúng tôi nhập từ Ý về 27S Thêm vào đó,
28S À, vầng, thực ra thì, hóa đơn khi nhập khẩu hàng cũng chứng nhận được cho nên… 29S Hàng này làm ở Ý là không còn nhầm lẫn gì nữa đâu ạ.
30C Không có giấy đảm bảo thì tôi không cần nữa. 31C Hãy trả lại tôi tiền.
32S Vâng. 33S Tôi rõ rồi ạ.
47 Câu hỏi.
a) Hãy tìm ra các câu xin lỗi trong đoạn hội thoại trên
__________________________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________ Khách hàng C và nhân viên S, theo bạn ai là vai trên trong đoạn hội thoại?
1) Khách hàng C là vai trên có với nhân viên bán hàng S 2) Nhân viên bán hàng S là vai trên so với khách hàng C 3) Không có quan hệ trên dưới
4) Khác
b) Thử xem mức độ lịch sự trọng lời nói của khách hàng C và nhân viên S. Theo bạn, ai dùng cách nói lịch sự hơn. Và lịch sự hơn đó thể hiện ở chỗ nào? Hãy viết cụ thể những nội dung đó xuống dưới đây
__________________________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________ __________________________________________________________________ c) Ở nước em nếu xảy ra một việc tương tự trong trung tâm mua sắm thì khách hàng
và nhân viên bán hàng có cư xử như vậy không? Nếu không thì họ sẽ cư xử như thế nào. Em hãy viết cụ thể xuống phần dưới đây.
1) Có dùng 2) Không dung
3) Tùy từng trường hợp
Nếu chọn đáp án 2) hay 3) ở phần trên thì theo bạn họ xử sự như thế nào? Hãy viết nội dung em nghĩ vào phần dưới đây.
__________________________________________________________________ __________________________________________________________________
48
BÀI 3
KHEN
Khen là “Hành động ngôn từ dùng để đánh giá đối phương một cách khẳng định5”. Tuy nhiên đối tượng khen, cách khen, chức năng của hành động khen, phản ứng với lời khen sẽ khác nhau trong từng nền văn hóa, đặc biệt, khi các chủ thể giao tiếp đến từ các nền văn hóa khác nhau thì đây là một hành động dễ gây hiểu nhầm. Hala Mahmoud Abd Elazim (2011: 4) chỉ ra rằng lời khen của người Nhật trong xã hội Ả Rập có khả năng trở thành bạo lực ngôn từ và đưa ra trải nghiệm thực tế như sau.
Khi tôi còn làm phiên dịch cho người Nhật và người Ai Cập ở một côn ty lớn, trong một cuộc họp lãnh đạo người Nhật đã chào các lãnh đạo người Ai Cập. Lãnh đạo người Nhật nói “Nhờ có sự nỗ lực của các kỹ sư công ty xx và cô phiên dịch xuất sắc, xinh đẹp mà dự án lần này đã thành công” khiến phiên dịch như tôi rất khó xử. Ở Ai Cập, đôi khi lời khen dành cho một phụ nữ không phải là người trong gia đình hay người thân thiết sẽ bị coi là bạo lực ngôn từ. Việc một phụ nữ được một người đàn ông không phải là người trong gia đình khen những thứ thuộc về bẩm sinh sẽ làm cho người xung quanh cảm thấy khó xử.
Trong bài này, chúng ta vừa đi lấy ví dụ về lời khen của người Nhật vừa suy nghĩ về sự khác biệt văn hóa xoay quanh lời khen đó tập trung vào ý kiến của Hala Mahmoud Abd Elazim (như trên). Tiếp theo, từ những ví dụ của徐燕 (2012), 山路 (2003) (2009) chúng ta sẽ tìm hiểu về những lời khen dễ gây hiểu nhầm của người Nhật.