Nội dung của truyện ngắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học nêu vấn đề với các tác phẩm truyện ngắn 1930 1945 trong chương trình ngữ văn THPT (Trang 27 - 29)

8. Cấu trúc luận văn

1.2.2. Nội dung của truyện ngắn

Truyện ngắn là hình thức tự sự cỡ nhỏ, nĩ gắn với tiểu thuyết hơn cả bởi hình thức tự sự tái hiện cuộc sống đương thời. Nội dung thể loại truyện ngắn cĩ thể rất khác nhau: Đời tư, thế sự, hay sử thi, nhưng cái độc đáo của nĩ lại là ngắn. Truyện ngắn cĩ thể kể cả một cuộc đời hay đoạn đời, một sự kiện hay một chốc lát trong cuộc sống nhân vật, nhưng cái chính của truyện ngắn khơng phải ở hệ thống sự kiện, mà ở cái nhìn tự sự đối với cuộc đời… Truyện ngắn nĩi chung khơng phải vì truyện của nĩ ngắn, mà vì cách nắm bắt cuộc sống của thể loại. Tác giả truyện ngắn thường hướng tới khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan niệm nhân sinh hay đời sống tâm hồn con người. Chính vì vậy trong truyện ngắn thường rất ít nhân vật, ít sự kiện phức tạp. Chỗ khác biệt quan trọng giữa tiểu thuyết và truyện ngắn là một, nếu nhân vật chính của tiểu thuyết thường là một thế giới, thì nhân vật truyện ngắn là một mảnh nhỏ của thế giới. Truyện ngắn khơng nhằm tới việc khắc họa những tính cách điển hình cĩ cá tính đầy đặn và nhiều mặt trong tương quan với hồn cảnh. Nhân vật truyện ngắn thường hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội, ý thức xã hội hoặc trạng thái tồn tại của con người. Mặt khác, do đĩ, truyện ngắn lại cĩ thể mở rộng diện tích nắm bắt các kiểu loại nhân vật đa dạng trong

cuộc sống, chẳng hạn như chức nghiệp, xuất thân, gia hệ, bạn bè… những kiểu loại mà trong tiểu thuyết thường hiện ra thấp thống trong các nhân vật phụ.

Trên đây là những đặc trưng chung nhất về mặt nội dung của thể loại truyển ngắn. Chúng tơi muốn đi sâu vào một khía cạnh làm nên đặc điểm thể loại của truyện ngắn, đĩ là chất thơ trong truyện ngắn. Thơng thường, người ta chỉ chú ý đến tính chất tự sự (kể chuyện) của truyện ngắn, tệ hơn là coi truyện ngắn như là một thứ văn xuơi nơm na. Đĩ là một quan niệm sai lầm. Truyện ngắn đích thực khơng bao giờ là những chuyện vặt vãnh mà mỗi chi tiết dù nhỏ bé cũng tiềm ẩn hơi thở của thời đại, nỗi đau, niềm vui của nhân thế…

Những cách tân, sáng tạo của các nhà văn bậc thầy về truyện ngắn đã khẳng định rằng, truyện ngắn, về tạng chất của nĩ rất gần với thơ, thậm chí cĩ thể nĩi một cách khơng đến nỗi quá đáng rằng, truyện ngắn là một dạng cấu trúc đặc biệt của thơ. Cĩ thể lấy những truyện ngắn của K.Pauxtơpxki là sự chứng minh rõ ràng ý đặc trưng này: được cảm hứng trữ tình sâu lắng dẫn dắt, những câu truyện rất giản dị mà Pauxtơpxki kể ra đã mất đi cái chất nơm na ngày thường của nĩ mà lấp lánh cái cấu trúc kỳ ảo của những tứ thơ thể hiện những nỗi niềm ưu tư, trắc ẩn về số phận con người, thời đại… Chất thơ trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam trước tiên tỏa ra từ cảnh vật quê hương được khắc họa bằng ngịi bút miêu tả tài hoa của tác giả : “…Khi tiếng

trống thu khơng gọi buổi chiều, phương Tây đỏ rực như lửa cháy, tre làng cắt hình rõ rệt lên nền trời…” Chất thơ cịn tỏa ra trong cách tác giả miêu tả hồn

người, tinh tế trong việc nắm bắt những rung cảm tinh tế nơi tâm hồn nhân vật, tác giả dường như hĩa thân vào nhân vật Liên, cảm nhận được những tác động rất nhẹ nhàng của cảnh vật vào tâm trạng. Cĩ thể nỏi Hai đứa trẻ là một bài thơ trữ tình trọn vẹn mang trong mình sự trìu mến đối với cảnh vật và long thương cảm đối với những kiếp người bình thường, nhỏ bé của Thạch Lam. Người ta nĩi truyện ngắn của Nguyễn Tuân thường bao gồm những cảnh miêu tả hào hùng xen lẫn những giấc mơ vời vợi. Truyện ngắn'' Chữ người tử tù'' cĩ cái chất thơ mênh mang của bong dáng người khởi nghĩa, làm nền cho hành tung,

hoạt động dữ dội của đám người hảo hán, những tay giang hồ phĩng khống, những khách ngang tàng.

Cần lưu ý rằng, chất thơ được nĩi đến ở đây phải được hiểu là chất trữ tình sâu lắng của những trạng huống, của những tâm trạng nhân vật trong truyện ngắn ( chứ khơng phải là những sự cầu kỳ trong câu văn, sự lịe loẹt trong tả cảnh…), là sự cao đẹp của tư tưởng thẩm mỹ khả dĩ cĩ sức mạnh chắp cánh và nâng cao tâm hồn người đọc thốt khỏi sự níu kéo của cái trần tục ở đời thường, đặng vươn tới những ý tưởng đầy nhân văn và sáng tạo. Với ý nghĩa đĩ, chất thơ của truyện ngắn chính là cái tâm trong sáng mà đầy nặng sự ưu thời mẫn thế của nhà văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học nêu vấn đề với các tác phẩm truyện ngắn 1930 1945 trong chương trình ngữ văn THPT (Trang 27 - 29)