Dựa vào tình huống truyện và tính cách của nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học nêu vấn đề với các tác phẩm truyện ngắn 1930 1945 trong chương trình ngữ văn THPT (Trang 48 - 52)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.1.Dựa vào tình huống truyện và tính cách của nhân vật

Cốt truyện, nhân vật và phương thức kể chuyện là ba yếu tố tạo nên đặc trưng của tác phẩm tự sự. Nĩi đến cốt truyện và nhân vật, khơng thể khơng nĩi đến vai trị của tình huống, tính cách. Một số nhà lý luận cho rằng: “Tính cách

là những thuộc tính và phẩm chất tương đối ổn định và vững bền của một loại phẩm hạnh xã hội, một kiểu tư duy, một dạng tình cảm tâm lý”. Tính cách

thời kỳ lịch sử. Tính cách nhân vật trong truyện ngắn giai đoạn 1930- 1945 rất phức tạp nhiều yếu tố tâm lý tốt xấu.

Để tính cách vận động, phát triển, nhà văn đặt tính cách trong tình huống, bởi đĩ là “Những sự kiện cĩ ý nghĩa thử thách đối với số phận, đối với những đặc điểm bản chất của tính cách. Ở đĩ tính cách buộc phải hành động, phải phơi bày diễn biến tâm lý của nĩ, phải bộc lộ thái độ tư tưởng, tình cảm của nĩ đối với các tính cách khác.”

Như vậy, vai trị chính của tình huống là vận động phát triển tính cách. Tính cách là phương tiện bộc lộ chủ đề; chỉ khi tính cách được vận động phát triển thì tư tưởng chủ đề mới được biểu hiện. Nam Cao để cho nhân vật chính của mình xuất hiện trong tình huống cơ đơn, muốn được giao tiếp với mọi người qua tiếng chửi lớp lang. Từ cao xuống thấp, từ xa đến gần'' Hắn vừa đi vừa chửi. bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi... Hắn chửi trời, đời, chửi cả làng Vũ Đại, chửi những người khơng chửi nhau với hắn rồi chửi đến đứa chết mẹ nào đã đẻ ra thân hắn...'' Qua tiếng chửi đã nĩi lên tính cách, số phận của nhân vật Chí Phèo và gĩp phần bộc lộ tư tưởng chủ đề của thiên truyện.

Hay như tình huống cho chữ trong tác phẩm'' Chữ người tử tù'' của

Nguyễn Tuân. Ơng đã để cho nhân vật của mình cho chữ vào những giây phút cuối cùng của một đời con người, Huấn Cao vẫn hướng đến cái đẹp và biết cảm hĩa người khác bằng cái đẹp. Rõ ràng Huấn Cao được Nguyễn Tuân miêu tả rất kĩ cả về hành động và tính cách, đã lột tả được chủ đề của tác phẩm. Cĩ thể coi tư tưởng chủ đề được bộc lộ qua tính cách và tính cách vận động phát triển trong tình huống là nguyên tắc trình bày nghệ thuật của tác phẩm.

Tuy nhiên trên thực tế, khi phân tích tác phẩm tự sự, hầu như học sinh khơng đề cập tình huống, đặc biệt là khơng nhận thức được vai trị của tình huống đối với tính cách, bởi thế nhiều tình huống cĩ giá trị nghệ thuật bị bỏ qua. Nếu hỏi học sinh tình huống: Tại sao nĩi cảnh cho chữ trong tác phẩm lại được coi là cảnh xưa nay chưa từng cĩ? thì khơng ít học sinh sẽ lúng

túng. Sự bất cập về kiến thức lý luận cũng như thiếu kinh nghiệm phân tích, cảm thụ văn học của học sinh đã tạo cho tình huống tác phẩm trở thành vấn đề cần chú ý trong tiếp nhận của các em. Vấn đề tiếp nhận là tiền đề để vận dụng vào dạy học tác phẩm truyện ngắn.

Dẫn dắt học sinh tìm hiểu hình tượng Chí Phèo, giáo viên cĩ thể đặt câu hỏi: “Tại sao Nam Cao khơng để cho nhân vật xuất hiện theo cách giới thiêu

truyền thống đi từ ngoại hình, tính cách... mà lại để cho nhân vật xuất hiện bằng tiếng chửi?” Đặt câu hỏi vào tình huống Chí muốn được giao tiếp hay nĩi khác đi

là Chí đang cơ đơn là nêu ra vấn đề nghệ thuật tạo tình huống, đồng thời định hướng cho học sinh tìm tịi khám phá dụng ý tạo tình huống. Bằng cách nêu vấn đề và định hướng tiếp nhận như trên, học sinh sẽ hiểu được mục đích Nam Cao dự báo về một số phận bất hạnh, người đọc sẽ hứng thú tìm hiểu tiếp.

Cũng như trường hợp trên, nếu đặt câu hỏi nêu ra tình huống cho chữ của Huấn Cao, học sinh sẽ thấy được tính cách, phẩm chất khí phách luơn giữ cho thiên lương trong sáng của nhân vật. Nĩi cách khác là thấy vai trị, tác dụng của nghệ thuật tạo tình huống tác phẩm.Ngồi khả năng định hướng, dẫn dắt học sinh khám phá vai trị của tình huống, câu hỏi cịn kích thích tâm lý, địi hỏi học sinh giải quyết một tình huống mới.

Bên cạnh tình huống thiên về chức năng phát triển tính cách, cịn cĩ tình huống bộc lộ ý nghĩa tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Những tình huống này thường là “tình huống lạ”, dường như “vơ lý”, “trái khốy”, “ngược đời”, dễ gây ra những thắc mắc ở học sinh.

Chí Phèo của Nam Cao cĩ tình huống là: Như mọi ngày Chí triền miên say, '' Ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dạy vẫn cịn say...đập đầu, rạch

mặt, giết người trong lúc say để rồi say nữa say vơ tận.''. Chưa bao giờ hắn tỉnh

để thấy mình tồn tại ở trên đời bởi vì '' Những cơn say của hắn tràn từ cơn say

này sang cơn say khác thành những cơn dài mênh mang''. Hắn quay lưng lại

cái cớ để tác giả gửi gắm tư tưởng nghệ thuật. Tình huống của nhân vật cịn là chất men kích thích khiến bạn đọc cĩ nhiều trăn trở nghĩ suy.

Trong tình huống truyện '' Chữ người tử tù '' kể về cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao- một tử tù sắp bị chém, nhưng lại cĩ tài viết chữ đẹp - và viên quan coi ngục ( nơi Huấn Cao bị đưa đến để đợi ngày ra pháp trường). Xét về bình diện chính trị họ là những con người đối đầu thậm chí cĩ thể coi nhau như kẻ thù. Nhưng hai con người đĩ lại trở thành tri âm tri kỉ của nhau vì cĩ cùng một sở nguyện và tấm lịng yêu cái đẹp. Nhà văn Nguyễn Tuân xây dựng được một tình huống truyện khác thường, làm sáng lên chủ đề truyện: Ngợi ca cái Đẹp của nhân cách thiên lương, khẳng định sức mạnh của cái Đẹp.

Điểm qua một vài tình huống tác phẩm, cĩ thể nĩi tình huống nào cũng cĩ vấn đề, cũng hàm chứa ý đồ nghệ thuật của nhà văn và vấn đề nào đặt ra từ tác phẩm cũng đều cĩ thể trở thành tình huống tiếp nhận của học sinh. Sở dĩ cĩ điều này là do bản thân học sinh cịn hạn chế về trình độ nhận thức, chưa tinh tế, nhạy bén trong cảm thụ tác phẩm nghệ thuật, đồng thời chưa cĩ thĩi quen tìm tịi khám phá những hình thức nghệ thuật tạo tình huống lạ. Khi gặp phải tác phẩm cĩ tình huống là phần lớn học sinh khơng phát hiện được ý đồ nghệ thuật của nhà văn, các em khơng hiểu tác giả đặt nhân vật vào tình huống lạ để làm gì? Tác giả Nguyễn Tuân đặt nhân vật của mình vào mối quan hệ trái ngược nhau, trái khốy như vậy nhằm mục đích gì? Từ thực tế vướng mắc trong hoạt động tiếp nhận của học sinh và cũng từ vai trị tác dụng của nghệ thuật tạo tình huống, giáo viên sử dụng câu hỏi nêu vấn đề trong giờ dạy tác phẩm văn chương nĩi chung và truyện ngắn giai đoạn 1930- 1945 nĩi riêng là cần thiết.

Để giúp đỡ học sinh tìm tịi, khám phá ý nghĩa “Chữ người tử tù” từ tình huống lạ, giáo viên cĩ thể đặt câu hỏi: Tại sao Nguyễn Tuân lại xây dựng một nhân vật như thầy Quản? Khao khát chữ của Huấn Cao...cĩ được chữ của Huấn Cao mà treo thì như báu vật ở trên đời... tác giả để cho họ gặp nhau trong hồn

cảnh đề lao nhằm mục đích gì? Đặt câu hỏi này là đặt ra vấn đề nghệ thuật tác phẩm và khơi ra tình huống tiếp nhận của học sinh, đồng thời định hướng cho học sinh tìm tịi, nắm bắt vai trị của tình huống lạ. Đặt ra tình huống truyện hay là nêu ra hành động cho chữ là một biện pháp kích thích tâm lý của học sinh, khiến học sinh phải tích cực đặt ra nhiều giả thiết để suy ngẫm. Chẳng hạn, việc đặt ra giả thiết Quản ngục là người tàn bạo, đánh đập các phạm nhân và khơng cĩ chút cảm nhận về cái đẹp thì liệu Huấn Cao cĩ được đề cao tài viết chữ nhanh và đep, khí phách hiên ngang, hay khơng? Sau khi suy ngẫm, loại bỏ những giả thiết ít cĩ khả năng, đồng thời dựa vào một số chi tiết trong tác phẩm, học sinh sẽ phát hiện được ý nghĩa sâu xa của tác phẩm mà tác giả gửi gắm trong tình huống. Đặt câu hỏi nêu ra tình huống của nhân vật là một hình thức hướng học sinh nắm bắt vai trị, tác dụng của nghệ thuật tạo tình huống và bước đầu tháo gỡ những vướng mắc trong nhận thức của các em. Sự vơ lý của tình huống là nhân tố kích thích tâm lý ham hiểu biết của học sinh.Tình huống thơi thúc học sinh tích cực tìm kiếm tri thức ở trong cũng như ngồi tác phẩm để phát hiện nguyên nhân dẫn đến hành động của nhân vật. Bằng hình thức tự tìm kiếm và trên cơ sở giáo viên gợi dẫn, học sinh sẽ tìm thấy ý đồ của tác giả hay tư tưởng chủ đề của tác phẩm mà tác giả ngầm giấu trong tình huống.

Tĩm lại, đặt câu hỏi nêu vấn đề vào tình huống tác phẩm là một việc làm cần thiết, cĩ cơ sở khoa học, khơng những nêu ra được vấn đề nhận thức mà cịn giải quyết được tình huống tiếp nhận của học sinh, tạo cho các em cĩ kinh nghiệm để phân tích nắm bắt ý nghĩa, tư tưởng chủ đề của tác phẩm. Ngồi ra, sử dụng câu hỏi nêu vấn đề là một biện pháp tích cực nhằm kích thích tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động tiếp nhận ở học sinh, đồng thời tạo cho các em những kỹ năng cần thiết trên cơ sở kinh nghiệm đã cĩ, vận dụng sáng tạo vào hoạt động tìm kiếm ở những tác phẩm tương tự.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học nêu vấn đề với các tác phẩm truyện ngắn 1930 1945 trong chương trình ngữ văn THPT (Trang 48 - 52)