Kiến nghị, đề xuất với Chính phủ và Bộ ngành có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 93 - 94)

Chính phủ cần chỉ đạo NHNN nhanh chóng nghiên cứu ban hành khung pháp lý, các tiêu chuẩn, điều kiện quản lý rủi ro theo Hiệp ƣớc Basel II để các NHTM nghiên cứu, có lộ trình chuẩn bị triển khai áp dụng phù hợp với điều kiện ngân hàng mình nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả cao, phát huy đƣợc tính kế thừa, học tập kinh nghiệm của các ngân hàng nƣớc ngoài.

Mặc dù tháng 3/2014, NHNN đã ban hành Dự thảo Thông tƣ Quy định về hệ thống QLRR trong hoạt động ngân hàng để xin ý kiến cá nhân, tổ chức và dự kiến có hiệu lực từ ngày 01/6/2014, chậm nhất đến ngày 1/6/2016, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phải hoàn thiện hệ thống QLRR theo quy định tại thông tƣ

này. Tuy nhiên kể từ khi soạn thảo cho đến nay vẫn chƣa đƣơc phê duyệt áp dụng chính thức. Theo dự thảo Thông tƣ, các TCTD cần báo cáo cho NHNN theo định kỳ hàng quý về tình hình rủi ro, QLRR và đột xuất trong trƣờng hợp các rủi ro này có nguy cơ gây ra tổn thất lớn hơn 5% vốn tự có TCTD, chi nhánh ngân hàng trong nƣớc trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi tổn thất xảy ra. Dự thảo thông tƣ quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phải thiết lập và vận hành hệ thống QLRR theo 4 cấu phần:

(i) Sự giám sát của HĐQT, HĐTV, ngân hàng mẹ, Ban điều hành (ii) Các văn bản về chiến lƣợc, chính sách, quy trình QLRR

(iii) Hệ thống thông tin quản lý

(iv) Kiểm toán nội bộ. Hội đồng quản trị, ngân hàng mẹ sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng và cao nhất về hệ thống QLRR của TCTD, chi nhánh.

Chính phủ và bộ ngành có liên quan cần tiếp tục rà soát để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện đồng bộ các văn bản pháp lý điều chỉnh mô hình tổ chức; hoạt động nghiệp vụ; thu chi tài chính của các Ngân hàng thƣơng mại…nhằm tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động kinh doanh của NHTM.

Cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng tình trạng nền kinh tế tiền mặt cũng nhƣ biện pháp để nâng cao tính minh bạch của các chủ thế trong nền kinh tế. Có chính sách tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng hội nhập với nền tài chính thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)