Tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác quản lý rủi ro hoạt động của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 37 - 86)

hàng thƣơng mại

Để đánh giá hiệu quả công tác QLRRHĐ của các NHTM, cần thiết lập các tiêu chí đánh giá cụ thể cho từng yếu tố. Trên cơ sở ma trận QLRRHĐ từ tổ chức KPMG Internation (Tổ chức chuyên cung cấp các dịch vụ Kiểm toán, thuế và tƣ vấn quốc tế) đƣa ra cho các ngân hàng về cách đo lƣờng mức độ tổn thất và tần suất xảy ra RRHĐ, việc đánh giá hiệu quả công tác quản lý RRHĐ dựa vào các tiêu chí sau đây:

1.2.4.1. Tiêu chí về tần suất và mức độ xảy ra rủi ro

Hình 1.2 Ma trận rủi ro hoạt động

Qua hình 1.2 nêu trên ta thấy ma trận rủi ro đƣợc đo lƣờng bằng tần suất xảy ra rủi ro (khả năng hay số lần xuất hiện rủi ro) và mức độ ảnh hƣởng (là mức độ tổn thất khi có rủi ro xảy ra), đƣợc thể hiện bằng thang điểm từ 1 đến 5 và sử dụng phƣơng pháp thẻ tính điểm.

Điểm rủi ro = Điểm tần suất của sai lỗi x điểm ảnh hƣởng Kết quả:

Điểm từ 1-4: rủi ro ở mức thấp (màu xanh) Điểm từ 5-8: rủi ro ở mức trung bình (màu vàng) Điểm từ 9-12: rủi ro ở mức đáng kể (màu nâu) Điểm từ 15-25: rủi ro ở mức nghiêm trọng (màu đỏ)

Tần suất xuất hiện xảy ra càng cao thì chứng tỏ ngân hàng chƣa kiểm soát, giảm thiểu đƣợc các rủi ro đã đƣợc nhận diện và từng xảy ra trƣớc đó. Nếu NHTM xuất hiện nhiều loại rủi ro có nguy cơ gây tổn thất lớn cho ngân hàng thì cũng đồng nghĩa với việc công tác quản lý rủi ro của ngân hàng đó chƣa tốt.

1.2.4.2. Tiêu chí về giá trị tổn thất

Tổn thất là một tiêu chí rõ ràng để đánh giá công tác QLRRHĐ của một ngân hàng. Việc đánh giá dựa trên các tổn thất xảy ra: giá trị, tần suất, phạm vi xảy ra tổn thất.

Giá trị tổn thất đƣợc tính toán nhƣ sau:

Giá trị tổn thất thực tế = Giá trị tổn thất danh nghĩa + chi phí gia tăng – các giá trị giảm trừ

Trong đó:

 Chi phí gia tăng = chi phí phục hồi + chi phí truy đòi + chi phí pháp lý + chi phí khác

 Chi phí phục hồi: là chi phí phải trả để khắc phục sự cố rủi ro (những chi phí sửa chữa khắc phục sau cháy, nổ ,…).

 Chi phí truy đòi: là chi phí có liên quan đến việc thu hồi những tài sản đã bị mất.

 Chi phí pháp lý: là các khoản chi phí phải thanh toán liên quan đến khiếu nại, khiếu kiện, các chi phí tố tụng khác

 Các giá trị giảm trừ = bảo hiểm + cán bộ tự bù đắp + khách hàng hoàn trả + giảm trừ khác

 Bảo hiểm: là các khoản đƣơc các công ty bảo hiểm chi trả cho sự cố rủi ro.

1.2.4.3. Tiêu chí về trích lập dự phòng rủi ro

Dự phòng rủi ro là số tiền đƣơc trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với tổ chức tín dụng. Nếu số dƣ quỹ dự phòng rủi ro lớn thì cũng có nghĩa là ngân hàng đang ẩn chứa rủi ro cao, đặc biệt là tỷ lệ quỹ dự phòng cho RRHĐ chiếm phần trăm cao so với các dự phòng rủi ro khác hoặc cao hơn so với quy định chung của HĐQT ngân hàng từng thời kỳ thì việc QLRRHĐ chƣa thật sự hiệu quả.

1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ RRHĐ CỦA CÁC NHTM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC RÚT RA CHO CÁC NHTM VIỆT NAM

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại quốc tế

Rất nhiều ngân hàng trên thế giới đã áp dụng các biện pháp quản lý RRHĐ ngay sau khi Basel 2 có hiệu lực. Nhiều ngân hàng ở Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, Australia đã áp dụng cách tiếp cận đo lƣờng hiện đại. Kết quả nghiên cứu do Ủy ban Basel thực hiện đối với 121 ngân hàng tại 17 quốc gia cho đến hết năm 2008 đã kết luận rằng vốn RRHĐ của các ngân hàng sử dụng AMA thấp hơn các ngân hàng không sử dụng AMA (10,8% so với 12-18%). Một số ngân hàng sử dụng tối đa nguồn lực từ bên ngoài nhƣ ING Group thuê IBM để quản lý RRHĐ, Citibank sử dụng phần mềm CLS (continuous linked settlement) để thực hiện quản lý RRHĐ

theo các tiêu chuẩn và chính sách rủi ro và kiểm soát trên cơ sở tự đánh giá rủi ro. Hoạt động của các phòng ban, đơn vị kinh doanh đƣợc xác định, đánh giá thƣờng xuyên; từ đó các quyết định điều chỉnh và sửa đổi hoạt động để giảm thiểu RRHĐ đƣợc đƣa ra. Các hoạt động này đƣợc tài liệu hóa và công bố trong ngân hàng. Các chỉ số đo lƣờng rủi ro chính đƣợc xác định kỹ lƣỡng và cụ thể. (Lê Thanh Tâm và Phạm Bích Liên 2011).

Mô hình quản lý rủi ro theo tài liệu tƣ vấn của Deutsche Bank đƣơc cụ thế hóa trong

hình 1.3 yêu cầu các NHTM cần xác định rõ vai trò, chức năng và phân chia trách nhiệm, quyền hạn của các bộ phận trong tổng thể bộ máy cơ cấu tổ chức nhƣ sau :

Hình 1.3 Mô hình tổ chức quản lý rủi ro hoạt động theo Deutsche Bank

( Deutsche Bank 2007 )

Hầu hết các nhà quản lý ở Châu Á đều ủng hộ các mục tiêu chung của Basel 2 và tin tƣởng rằng khuôn khổ này sẽ đƣa ra những khích lệ hơn nữa để cải thiện công tác quản lý rủi ro, cũng nhƣ các thay đổi khác nhằm bổ sung cho các mục tiêu giám sát của họ. Việc thực thi Basel 2 tại một số nƣớc Châu Á cụ thể trong bảng 1.5 nhƣ sau:

Bảng 1.5 Lộ trình tiếp cận đo lƣờng rủi ro hoạt động tại một số nƣớc châu Á Quốc gia Cách tiếp cận đo lƣờng rủi ro hoạt động

Chỉ số cơ bản Phương pháp

chuẩn hóa

Đo lường tiến tiến

Hồng Kong 01/01/2007 Không áp dụng Ấn Độ 01/04/2007 Không áp dụng Nhật Bản 01/04/2007 01/04/2008 Hàn Quốc 01/01/2008 Singapo 01/01/2008 Đài Loan 01/01/2007 01/01/2008 Thái Lan 31/12/2008 31/12/2009

Trung Quốc Không áp dụng Dự kiến 2010 Không áp dụng

( Hiệp hội ngân hàng Việt Nam VNBA 2011)

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với các Ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam

Thứ nhất, cần bám sát 10 nguyên tắc vàng về quản lý RRHĐ và 25 nguyên tắc giám sát ngân hàng theo tiêu chuẩn của Ủy ban Basel 2 để NHNN và các cơ quan chức năng có thể xây dựng một môi trƣờng pháp lý vững chắc cho hoạt động quản lý rủi ro tại các NHTM. Các trụ cột của Basel 2 có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, nên việc áp dụng các qui định của Basel 2 về quản lý rủi ro hoạt động cần đƣợc tiến hành trong mối liên hệ với những trụ cột khác, nhất là yêu cầu về phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, về thanh tra giám sát, tuân thủ nguyên tắc thị trƣờng và công khai tài chính. Điều này đòi hỏi phải có sự nâng cao năng lực QLRRHĐ của ban lãnh đạo NHTM và kiểm soát vĩ mô từ Ngân hàng Nhà nƣớc, tập trung vào việc nâng cao quản trị kinh doanh và kiểm soát nội bộ NHTM cũng nhƣ năng lực thanh tra, giám sát của Thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc.

Thứ hai, xây dựng ý thức về quản lý RRHĐ trong toàn hệ thống, lựa chọn các lĩnh vực vực tiên để thiết lập các chốt kiểm soát. Tất cả các nhân viên trong ngân hàng cần đƣợc đào tạo để hiểu biết và tham gia tự xác định RRHĐ, xác định nguyên nhân, đánh giá trong tất cả các rủi ro hiện có trong tất cả sản phẩm, hoạt động, quy trình và hệ thống của ngân hàng. Các chốt kiểm soát đƣợc lựa chọn dựa trên các tiêu chí: lĩnh vực có lợi nhuận cao, là nghiệp vụ cơ bản của NHTM, có thể gây tổn thất nặng nề nếu xảy ra rủi ro.

Cuối cùng, trong xu thế hội nhập và tự do hóa hoạt động ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, cần nâng cao chất lƣợng hệ thống công nghệ thông tin, tối ƣu hóa công nghệ hiện đại để nhận biết, đánh giá và phân tích RRHĐ. trên cơ sở đó sẽ tăng cƣờng năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro, có thể tự xác định đƣợc thực trạng rủi ro hoạt động theo từng lĩnh vực kinh doanh và xác định thế mạnh của ngân hàng trong từng lĩnh vực kinh doanh để định hƣớng hoạt động ngân hàng, từng bƣớc áp dụng các chẩn mực Basel 2.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Tóm lại trong chƣơng 1, tác giả đã trình bày những vấn đề nhƣ sau:

Thứ nhất, nêu tổng quan về hoạt động cũng nhƣ đặc thù của NHTM, phân loại các rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt trong quá trình hoạt động theo tiêu chuẩn Basel.

Thứ hai, tác giả đã trình bày cơ sở lý luận của rủi ro hoạt động và quản lý rủi ro hoạt động tại các NHTM.

Cuối cùng, tác giả đi sâu nghiên cứu quy trình quản lý rủi ro hoạt động, kinh nghiệm quản lý RRHĐ từ các NHTM thế giới, để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý rủi ro tại các NHTM Việt Nam.

Đây chính là nền tảng lý thuyết cho việc nghiên cứu thực trạng quản lý rủi ro hoạt động tại Vietinbank, từ đó có những nhận định, đánh giá chính xác trong quá trình áp dụng thực tế tại chƣơng 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NHTMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM: 2.1.1. Sự ra đời và phát triển của NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam:

Ngân Hàng TMCP Công Thương Việt Nam được thành lập vào năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nƣớc và có tên là ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam. Sau hai năm, ngân hàng đã được đổi tên thành ngân hàng Công thương Việt Nam với tên giao dịch quốc tế đầu tiên là Incombank, đến năm 2008, Incombank đổi tên giao dịch quốc tế chính thức là Vietinbank cho đến nay.

Vietinbank là một Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tài chính viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu(SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER quốc tế. Vietinbank đi tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam và là một trong bốn ngân hàng thương mại lớn nhất thị trường hiện nay. Với thương hiệu tốt và mối quan hệ chặt chẽ với nhiều khách hàng truyền thống, cùng với nền tảng tài chính vững mạnh, VietinBank luôn là một trong những Ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam

Vietinbank là một tập đoàn tài chính với bảy công ty con và hai công ty liên doanh hoạt động trong các lĩnh vực cho thuê tài chính, chứng khoán, quản lý quỹ, quản lý tài sản, kinh doanh vàng và đá quý, bảo hiểm, và chuyển tiền.

Tính đến năm 2014, ngân hàng hiện có vốn điều lệ là 37.234 tỷ đồng, xếp thứ nhất, và tổng tài sản là 661.132 tỷ đồng, xếp thứ hai trong hệ thống ngân hàng.

2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank:

Năm 2014, kinh tế thế giới tiếp tục có những dấu hiệu hồi phục nhƣng tốc độ còn chậm và chƣa thực sự bền vững, thị trƣờng tài chính quốc tế chứa nhiều rủi ro, lạm phát có xu hƣớng giảm, hầu hết các NHTW duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng để hỗ trợ tăng trƣởng kinh tế. Trong nƣớc, kinh tế Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích cực, NHNN đã linh hoạt chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá, thanh khoản hệ thống ngân hàng đƣợc đảm bảo, cơ cấu lại hệ thống TCTD giúp nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị NHTM, thúc đẩy tăng trƣởng và an sinh xã hội. Bám sát các mục tiêu của Chính phủ và NHNN, Vietinbank đã tiếp tục nỗ lực triển khai hoạt động kinh doanh và đạt đƣợc nhiều kết quả khả quan, phát triển an toàn bền vững, dẫn đầu về quy mô cũng nhƣ tốc độ tăng trƣởng. So với năm 2013, tổng tài sản đạt hơn 661 nghìn tỷ, tăng trƣởng 14,7% so với đầu năm, dƣ nợ tín dụng tăng 18%. Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn, cơ cấu vốn đã đƣợc đa dạng hóa. Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế tăng 13%, dân cƣ tăng 19% và nguồn vốn quốc tế nhƣ ODA, ADB, WB ..tăng trƣởng tích cực 22,7% so với cuối năm 2013. Bên cạnh đó, Vietinbank đã đẩy mạnh tăng trƣởng các hoạt động dịch vụ, tăng tỷ trọng thu dịch vụ trên tổng thu nhập, nâng cao hiệu quả hoạt động. Điều này kh ng định uy tín và thƣơng hiệu của Vietinbank trên thị trƣờng trong bối cảnh áp lực cạnh tranh gia tăng.

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG TẠI NHTMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM

2.2.1. Quy trình quản lý rủi ro hoạt động tại NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam:

2.2.1.1. Cơ sở pháp lý cho công tác quản lý rủi ro tại NHTMCP Công

Thương Việt Nam:

Công tác QLRRHĐ của VietinBank dựa trên sự chỉ đạo chung của Chính phủ, của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam và sự chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Ban Tổng giám đốc VietinBank.

Văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước:

 Luật số 47/2010/QH12 ngày 01/11/2011 Quốc Hội ban hành Luật các Tổ chức tín dụng

 Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN banh hành ngày 01/10/2010 thay thế Quyết định số 457/2005/QĐ- NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về việc ban hành “ Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng”. Các quy định của thông tƣ 13 chủ yếu tập trung điều chỉnh tỷ lệ an toàn tối thiếu (CAR), giới hạn tín dụng, tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ cấp tín dụng nhằm tăng cƣờng hoạt động, giảm thiểu rủi ro của hệ thống các tổ chức tín dụng.

 Nghị định số 74/2005/NĐ-CP ngày 07/06/2005 của Chính phủ về “Phòng chống rửa tiền”; Văn bản số 281/NHNN-TTR ngày 30/6/2006 của NHNN về việc “Hƣớng dẫn tổ chức tín dụng thực hiện một số nội dung của nghị định số 74”; Thông tƣ 22/2009/TT –NHNN ngày 17/11/2009 của NHNN về “ Hƣớng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền “

 Nghị quyết số 35/2006/QĐ-NHNN ngày 31/07/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về “Quy định các nguyên tắc quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng điện tử”.

 Quyết định số 36/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về việc “Ban hành Quy chế kiểm tra, kiểm soát nội bộ Tổ chức tín dụng”.

 Quyết định số 37/2006/QĐ-NHNN ngày 01/08/2006 của Thống đốc Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam về việc “Ban hành quy chế kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng”. Văn bản chỉ đạo của Hội đồng quản trị và Ban điểu hành Vietinbank:

 Quy chế quản trị nội bộ NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam ban hành theo quyết định 1443/QĐ-HĐQT-NHCT1 ngày 07/12/2009.

 Quy chế tổ chức và hoạt động của Uỷ ban quản lý rủi ro của NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam.

 Quyết định 321/2013/QĐHĐQT/NHCT7 ngày 12/03/2013 của HĐQT quy định Khung quàn lý rủi ro hoạt động trong hệ thống NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam.

 Các văn bản nội bộ khác có liên quan.

2.2.1.2. Mô hình tổ chức quản lý rủi ro hoạt động

Vietinbank thiết lập mô hình tổ chức QLRRHĐ theo ba lớp kiểm soát nhƣ sau:

Hình 2.1 Mô hình tổ chức quản lý RRHĐ tại Vietinbank

(CV 193/HĐQT-NHCT7 Khung quản lý rủi ro hoạt động tại Vietinbank)

Các lớp kiểm soát:

Lớp kiểm soát thứ nhất : là nơi trực tiếp thực hiện QLRRHĐ trong quá trình

thực hiện các hoạt động kinh doanh hoặc hỗ trợ thuộc lĩnh vực phụ trách. Thành phần bao gồm các phòng/ban /khối tại trụ sở chính (gồm cả các phòng thuộc khối QLRR không phải là phòng QLRRHĐ), Sở giao dịch, các Đơn vị sự nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 37 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)