Hiện đại hóa hệ thống công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 91)

Cần chú trọng đầu tư vào công nghệ thông tin, thậm chí có thể đầu tư thuê tư vấn xây dựng phần mềm nhằm nhận biết và quản trị có hiệu quả RRHĐ, giúp cho việc nhập số liệu, phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro hoạt động thuận tiện và chính xác hơn, hạn chế những sai sót đồng thời giảm chi phí về thời gian, nhân lực trong công tác QTRRHĐ theo phương pháp thủ công. Đồng thời, hệ thống CNTT phải hiện đại và có thể lƣu trữ an toàn cũng nhƣ phân tích các dữ liệu rủi ro một cách nhanh chóng và chính xác giúp cho nhà quản lý kiểm soát và dự báo đƣợc những nguy cơ xảy ra và có biện pháp xử lý thích hợp.

Bộ phận CNTT cần rà soát việc cấp mã truy cập thông tin và phân quyền sử dụng mã truy cập hệ thống, đảm bảo việc cấp mã truy cập đúng đối tƣợng sử dụng, tránh trƣờng hợp cán bộ nhân viên sử dụng mã truy cập không đúng chức năng cố ý gian lận, tiết lộ thông tin khách hàng..., gây thiệt hại cho khách hàng, chi nhánh và uy tín Vietinbank. Đảm bảo dữ liệu đƣợc lƣu trữ an toàn và tiện lợi cho việc khai thác, tăng cƣờng công tác quản trị mạng, chống hacker, virus xâm nhập hệ thống.

3.2.8.3. Phương pháp đo lường và tính toán Quỹ dự phòng quản lý rủi ro hoạt động

Một quỹ dự phòng dành riêng cho những RRHĐ phát sinh bất ngờ và những ảnh hưởng nằm ngoài dự báo của quy trình sẽ giúp quy trình QLRRHĐ hoàn thiện hơn. Vì vậy, NHCT cần nghiên cứu để xác định một tỷ lệ phần trăm thích hợp trích từ lợi nhuận để lập quỹ dự phòng RRHĐ tương tự như quỹ dự phòng cho các rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,…

Vốn cho RRHĐ là lƣợng vốn cần thiết để bù đắp cho các tổn thất về RRHĐ. Trong thời gian trƣớc mắt do chƣa có cơ sở dữ liệu đầy đủ nên Vietinbank có thể áp dụng phƣơng pháp BIA hoặc SA khi tính vốn cho RRHĐ. Tuy nhiên, trong thời gian tới, khi quy trình QLRRHĐ đã từng bƣớc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn định lƣợng và định tính của Basel II, Vietinbank cần tiến tới áp dụng phƣơng pháp AMA để tính toán vốn cho QLRRHĐ nhằm làm giảm về mặt lƣợng mức vốn dự phòng RRHĐ của ngân hàng, để tăng phần lợi nhuận hoạt động lên nhằm nâng cao các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính cuối năm.

Nếu áp dụng phƣơng pháp chuẩn hóa, Vietinbank cần phải có sự rõ ràng trong việc phân tách các mảng dịch vụ dƣới sự đánh giá và thẩm định của NHNN về tính phù hợp của nó. Bên cạnh đó, việc phân tách phải phù hợp với chính sách điều chuyển vốn nội bộ cũng nhƣ phân bổ chi phí trong toàn hệ thống. Ngoài ra cần thay đổi trong chính sách quy trình và hệ thống tài chính kế toán phù hợp với các tính toán. Ví dụ, ta có thể tính toán hệ số beta tƣơng ứng với từng mảng nghiệp vụ nhƣ sau:

 Bán lẻ của Vietinbank tƣơng ứng với bán lẻ của Basel II có hệ số beta là 12%

 Khách hàng doanh ngiệp của Vietinbank tƣơng ứng bán buôn theo Basel II có hệ số beta là 15%

 Vốn và kinh doanh vốn của Vietinbank tƣơng ứng với bán hàng và thƣơng mại theo Basel II có hệ số beta là 18%

 Các mảng nghiệp vụ còn lại của Vietinbank tƣơng ứng với “ tình huống xấu nhất” theo basel II có hệ số beta là 18%

Sử dụng dữ liệu có sẵn về thu nhập từ lãi để ƣớc tính Lợi nhuận gộp cho mỗi mảng dịch vụ này và phân bổ tất cả thu nhập từ mảng nghiệp vụ khác vào mục “ Khác”

3.2.8.4. Chính sách quản lý rủi ro đối với sản phẩm mới, quy trình mới

Trƣớc khi quyết định chính thức cung cấp sản phẩm mới, hoạt động trên thị trƣờng mới, cần phải có giai đoạn thử nghiệm và phải giới hạn quy mô hoạt động đối với sản phẩm mới, thị trƣờng mới đó ở mức độ có thể kiểm soát đƣợc. Đồng thời cần ban hành các chính sách quản lý và quy trình nhận dạng, đo lƣờng, đánh giá, theo dõi và kiểm soát tất cả các rủi ro trọng yếu phát sinh từ việc cung cấp sản phẩm mới, hoặc tham gia vào thị trƣờng mới. Việc phân tích rủi ro của sản phẩm mới và thị trƣờng mới phải thực hiện độc lập. Phân tích rủi ro phải gồm có các đánh giá bằng văn bản và tối thiểu gồm các thông tin sau: Các rủi ro trọng yếu phát sinh từ việc triển khai sản phẩm mới và Tác động của việc triển khai sản phẩm mới vào khả năng chịu đựng rủi ro.

3.3. KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM VIỆT NAM

3.3.1. Kiến nghị, đề xuất với Chính phủ và Bộ ngành có liên quan

Chính phủ cần chỉ đạo NHNN nhanh chóng nghiên cứu ban hành khung pháp lý, các tiêu chuẩn, điều kiện quản lý rủi ro theo Hiệp ƣớc Basel II để các NHTM nghiên cứu, có lộ trình chuẩn bị triển khai áp dụng phù hợp với điều kiện ngân hàng mình nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả cao, phát huy đƣợc tính kế thừa, học tập kinh nghiệm của các ngân hàng nƣớc ngoài.

Mặc dù tháng 3/2014, NHNN đã ban hành Dự thảo Thông tƣ Quy định về hệ thống QLRR trong hoạt động ngân hàng để xin ý kiến cá nhân, tổ chức và dự kiến có hiệu lực từ ngày 01/6/2014, chậm nhất đến ngày 1/6/2016, các TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phải hoàn thiện hệ thống QLRR theo quy định tại thông tƣ

này. Tuy nhiên kể từ khi soạn thảo cho đến nay vẫn chƣa đƣơc phê duyệt áp dụng chính thức. Theo dự thảo Thông tƣ, các TCTD cần báo cáo cho NHNN theo định kỳ hàng quý về tình hình rủi ro, QLRR và đột xuất trong trƣờng hợp các rủi ro này có nguy cơ gây ra tổn thất lớn hơn 5% vốn tự có TCTD, chi nhánh ngân hàng trong nƣớc trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi tổn thất xảy ra. Dự thảo thông tƣ quy định TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài phải thiết lập và vận hành hệ thống QLRR theo 4 cấu phần:

(i) Sự giám sát của HĐQT, HĐTV, ngân hàng mẹ, Ban điều hành (ii) Các văn bản về chiến lƣợc, chính sách, quy trình QLRR

(iii) Hệ thống thông tin quản lý

(iv) Kiểm toán nội bộ. Hội đồng quản trị, ngân hàng mẹ sẽ chịu trách nhiệm cuối cùng và cao nhất về hệ thống QLRR của TCTD, chi nhánh.

Chính phủ và bộ ngành có liên quan cần tiếp tục rà soát để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện đồng bộ các văn bản pháp lý điều chỉnh mô hình tổ chức; hoạt động nghiệp vụ; thu chi tài chính của các Ngân hàng thƣơng mại…nhằm tạo ra một hành lang pháp lý an toàn cho hoạt động kinh doanh của NHTM.

Cần có biện pháp khắc phục nhanh chóng tình trạng nền kinh tế tiền mặt cũng nhƣ biện pháp để nâng cao tính minh bạch của các chủ thế trong nền kinh tế. Có chính sách tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng hội nhập với nền tài chính thế giới.

3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam

QLRRHĐ tại Vietibank nói riêng và hệ thống NHTM Việt Nam nói chung, ngoài mục tiêu QLRRHĐ trong quá trình hoạt động nghiệp vụ, còn hƣớng tới việc ứng dụng các chuẩn mực quốc tế mà trƣớc hết là Basel II vào trong hoạt động kinh doanh. Mặc dù có nhiều nỗ lực, song cho tới nay Việt Nam vẫn chƣa thiết lập đƣợc khuôn khổ pháp lý chính thức cho QLRRHĐ. Hiện NHNN vẫn đang nghiên cứu để hoàn thiện hệ thống QLRR tại các ngân hàng để phù hợp với lộ trình áp dụng Basel

II và lộ trình cơ cấu lại hệ thống TCTD theo đề án đã đƣợc chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 254/QĐ-TTg. Do đó, để QLRRHĐ có thể hoàn thiện hơn và sớm đạt đƣơc các tiêu chuẩn mà thông lệ quốc tế đề ra, cần phải có sự hỗ trợ từ phía NHNN nhƣ sau:

Thứ nhất, NHNN nên sớm ban hành văn bản hƣớng dẫn chung về công tác QLRRHĐ để có cơ sở cho các NHTM trong đó có VietinBank áp dụng các thông lệ quốc tế trong việc quản trị điều hành đặc biệt là quản lý rủi ro. Ban hành văn bản hƣớng dẫn thực hiện các chuẩn mực của Ủy ban Basel trên cơ sở lựa chọn chuẩn mực và phƣơng pháp đo lƣờng tiên tiến để QLRRHĐ cho các NHTM trong nƣớc áp dụng theo. Bên cạnh đó, cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, trong đó, quy định rõ về thẩm quyền của các tổ chức cũng nhƣ định nghĩa rõ ràng về các thuật ngữ hoặc chuẩn mực dùng làm cơ sở phân tích rủi ro nói chung và RRHĐ nói riêng.

Thứ hai NHNN nên ban hành văn bản hƣớng dẫn cơ chế trích lập dự phòng RRHĐ. Hoạt động ngân hàng luôn tiềm ẩn rủi ro, các biện pháp quản lý chỉ nhằm ngăn chặn chứ không thể xóa bỏ đƣợc hoàn toàn rủi ro có thể xảy ra. Để có thể duy trì hoạt động liên tục thì ngân hàng cần phải có quỹ dự phòng để bù đắp cho các rủi ro phát sinh.

Thứ ba, NHNN nên đƣa tiêu chuẩn về hiệu quả QLRRHĐ vào một trong những tiêu chí đánh giá năng lực của các ngân hàng bên cạnh các chỉ tiêu truyền thống đã sử dụng trƣớc đây.

Thứ tƣ, để nâng cao tính tuân thủ trong việc thực hiện các chỉ đạo của các ngân hàng, NHNN Việt Nam cần đào tạo, huấn luyện đội ngũ cán bộ thanh tra, giám sát đủ về số lƣợng, đạt yêu cầu về chất lƣợng đảm bảo giám sát, thanh tra công tác QLRRHĐ tại các ngân hàng về việc thực hiện các quy định của NHNN trong việc QLRRHĐ, trong việc cung cấp thông tin RRHĐ cho ngân hàng dữ liệu RRHĐ.

Thứ năm, việc thực hiện minh bạch và công khai hóa thông tin, minh bạch trong các báo cáo tài chính không chỉ giới hạn trong nội bộ các NHTM mà còn giữa

các NHTM với NHNN để các SKRRHĐ xảy ra ở các NHTM đều đƣợc thông báo, phổ biến rộng rãi để rút kinh nghiệm, tránh trƣờng hợp né tránh, che giấu sai sót, vi phạm. Đây chính là cơ sở, động lực để nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro và QLRRHĐ nhằm tuân thủ nguyên tắc, kỷ luật thị trƣờng.

Thứ sáu, NHNN cần thành lập trung tâm thông tin tác nghiệp, nhằm cập nhật, lƣu trữ thông tin RRHĐ của các NHTM để giúp các ngân hàng tra cứu, sử dụng thông tin và phục vụ tốt hơn cho yêu cầu QLRRHĐ. Yêu cầu về thông tin phải toàn diện, đầy đủ và là kênh thông tin chính thức, đáng tin cậy, đồng thời có cảnh báo đối với các loại rủi ro mới xuất hiện ở Việt Nam.

Cuối cùng, NHNN cần tăng cƣờng hợp tác quốc tế, trao đổi thông tin, tham gia hội thảo, học hỏi kinh nghiệm về QLRRHĐ của các hiệp hội quốc tế, các ngân hàng lớn trong khu vực và trên thế giới để phổ biến đến các ngân hàng Việt Nam.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở phân tích tại chƣơng 2, tác giả đã đề cập đến những vấn đề sau đây trong chƣơng 3 :

Thứ nhất tác giả đã nêu ra định hƣớng quản lý rủi ro hoạt động tại Vietinbank

Thứ hai, tác giả đƣa ra các nhóm giải pháp về phía Vietinbank, chủ yếu là tập trung vào những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý rủi ro hoạt động, đạt hiệu quả cao hơn, giảm thiểu đƣơc rủi ro và tổn thất đến mức thấp nhất. Cụ thể là giải pháp về Quy trình QLRRHĐ; Hoàn thiện khung QLRRHĐ; Văn hóa QLRRHĐ; Các biện pháp kiểm soát chéo; Giải pháp về con ngƣời; Công tác thu thập dữ liệu tổn thất; Phân tích kịch bản; Xây dựng hệ thống cảnh báo RRHĐ và Các giải pháp hỗ trợ khác.

Cuối cùng, tác giả đƣa ra các kiến nghị về phía Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam nhằm mục tiêu xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp lý về RRHĐ, giúp cho công tác thanh tra và giám sát của NHNN hiệu quả hơn. Đồng thời, có sự chỉ đạo đúng đắn và phù hợp trong công tác QLRRHĐ tại các NHTM Việt Nam.

PHẦN KẾT LUẬN

Trải qua thực tiễn quá trình Vietinbank thực hiện chuyển đổi mô hình mới và bổ sung thêm bộ phận QLRRHĐ vào quy trình quản lý rủi ro chung, với những kết quả khả quan đạt đƣợc cho thấy Vietinbank đang đi đúng hƣớng đi của các ngân hàng tiên tiến trên thế giới. Tuy nhiên vẫn còn đâu đó những hạn chế trong công tác quản lý RRHĐ, điều này không thể kết luận là do năng lực điều hành QLRRHĐ kém hiệu quả mà chỉ có thể nói rằng RRHĐ luôn có muôn hình vạn trạng và việc quản lý RRHĐ chỉ làm hạn chế chứ không thể làm biến mất hoàn toàn loại rủi ro này. Sự cần thiết phải QLRRHĐ của các ngân hàng hiện nay xuất phát từ xu thế toàn cầu hoá và hội nhập với khu vực vì tham gia hội nhập quốc tế có nghĩa là chấp nhận rủi ro. RRHĐ có thể chuyển th ng sang tổn thất nghiêm trọng, trực tiếp với ngân hàng, thậm chí trong một số trƣờng hợp làm rung chuyển toàn bộ hệ thống tài chính tiền tệ của một đất nƣớc.

Với sự phát triển của thị trƣờng vốn và yêu cầu của hội nhập quốc tế, nguồn thông tin về các ngân hàng ngày càng công khai và minh bạch, việc tăng vốn ngày càng khó khăn hơn, đòi hỏi mỗi ngân hàng phải quan tâm đặc biệt đến hiệu quả sử dụng vốn và khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng, càng mở rộng qui mô và loại hình dịch vụ thì ngân hàng càng phải chủ động trong việc đối mặt với rủi ro hoạt động.

Thông qua toàn bộ nội dung của đề tài từ chƣơng 1 đến chƣơng 3, từ việc tổng quan về RRHĐ và quản lý RRHĐ đến việc phân tích thực trạng RRHĐ, công tác QLRRHĐ nhằm đánh giá những ƣu điểm cũng nhƣ những hạn chế trong công tác QLRRHĐ, đề tài đã cố gắng đề ra những giải pháp có ý nghĩa thiết thực nhằm hoàn thiện công tác QLRRĐ tại Vietinbank trong môi trƣờng kinh doanh tiềm ẩn nhiều loại rủi ro nhƣ hiện nay.

Do phạm vi khuôn khổ luận văn có giới hạn, trình độ nghiên cứu hạn chế và điều kiện nghiên cứu cũng nhƣ công tác thu thập dữ liệu nghiên cứu không thể tránh

khỏi thiếu sót do tính bảo mật của hệ thống, vì vậy công tác phân tích đánh giá trong luận văn chắc chắn còn chƣa toàn diện và đầy đủ, vẫn còn nhiều vấn đề cần bổ sung khi áp dụng vào thực tiễn. Tác giả rất mong nhận đƣơc nhiều ý kiến đóng góp, chỉnh sửa của quý thầy cô và những ngƣời quan tâm để đề tài luận văn hoàn thiện hơn và có khả năng áp dụng vào thực tiễn công tác QLRRHĐ tại các NHTM Việt Nam. Xin chân thành cảm ơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Bùi Diệu Anh,2014, Quản trị ngân hàng thương mại, bài giảng Quản trị ngân hàng, trƣờng Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, ngày 10/06/2014

2. Các nguyên tắc thúc đẩy quản trị doanh nghiệp và quản lý rủi ro theo Hiệp ƣớc Basel III.

3. Hồ Thị Xuân Thanh (2009), Quản trị rủi ro tác nghiệp tại Ngân hàng TMCP

Công Thương Việt Nam, Luận văn thạc sỹ,Trƣờng Đại học kinh tế TP Hồ Chí

Minh.

4. Hạ Thị Thiều Dao (2010), 25 nguyên tắc giám sát ngân hàng theo Basel 2 và việc tuân thủ của Việt Nam, truy cập tại <

http://www.vnba.org.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=15 52:giam-sat-ngan-hang-theo-basel-2-va-vic-tuan-th-ca-vit-nam-s-152010- &catid=43:ao-to&Itemid=90> ,[ Ngày truy cập :13/05/2015]

5. Lê Thanh Tâm, Phạm Bích Liên, 2011, Quản trị rủi ro hoạt động : kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với các ngân hàng TMCP Việt Nam, truy cập tại <

http://bacvietluat.vn/quan-tri-rui-ro-hoat-dong-kinh-nghiem-quoc-te-va-bai-

hoc-doi-voi-cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam.html >[ngày truy cập

19/05/2015]

6. Ngô Thanh Huyền (2012), Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tác

nghiệp tại NHTM CP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam, Luận văn Thạc Sỹ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro hoạt động tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)