Một vài nét về địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng​ (Trang 29 - 31)

Tỉnh Cao Bằng có 13 đơn vị hành chính cấp huyện và tương đương gồm 1 thành phố (Cao Bằng) và 12 huyện (Trùng Khánh, Hà Quảng, Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang, Hòa An, Nguyên Bình, Phục Hòa, Quảng Uyên, Thạch An, Thông Nông, Trà Lĩnh). Nghiên cứu này được tiến hành tại 3 huyện của tỉnh Cao Bằng là huyện Hòa An, Thông Nông, Hà Quảng.

Hòa An là một huyện miền núi nằm ở phía Bắc tỉnh Cao Bằng. Phía Bắc giáp huyện Hà Quảng, phía Đông giáp huyện Trà Lĩnh, Phía Tây giáp huyện Nguyên Bình, Thông Nông, Phía Nam giáp huyện Thạch An. Có diện tích đất tự nhiên là 65.648 ha. Toàn huyện có 21 xã, 01 thị trấn. Trong đó có 08 xã vùng đặc biệt khó khăn. Địa hình phức tạp, đường giao thông đã đến được trung tâm xã nhưng việc đi lại vẫn còn nhiều khó khăn. Dân số là 56.999 người, gồm các dân tộc như Tày, Nùng, Kinh, Mông, Dao, Hoa... cùng sinh sống.

Hà Quảng là huyện miền núi, vùng cao, thuộc biên giới phía Bắc của tỉnh Cao Bằng. Phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc; Phía Nam tiếp giáp với huyện Hòa An; Phía Đông tiếp giáp với huyện Trà Lĩnh; Phía Tây tiếp giáp với huyện Thông Nông. Có diện tích đất tự nhiên: 45.367 ha, toàn huyện có 18 xã, 01 thị trấn. Trong đó có 12 xã đặc biệt khó khăn, địa hình đi lại phức tạp, trình độ dân trí không đồng đều, nhất là các xã vùng cao biên giới, với số dân là 36.033 người, trong đó có 5 dân tộc cùng chung sống nhưng chủ yếu là dân tộc Tày và Nùng, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện 41,08%.

Huyện Thông Nông vùng cao biên giới nằm ở phía Tây bắc của tỉnh Cao Bằng cách trung tâm tỉnh lỵ 50 km theo đường tỉnh lộ 204, tiếp giáp với các huyện: Hòa An, Hà Quảng, Bảo Lạc, Nguyên Bình của tỉnh Cao Bằng và huyện

Nà Po, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc; có đường biên giới giáp Trung Quốc dài 14 km. Huyện có tổng diện tích tự nhiên 35.780 ha với hơn 24 nghìn dân. Địa hình huyện Thông Nông về cơ bản mang đặc điểm của vùng núi với dân số là 24.441 người, gồm các dân tộc như Nùng,Tày, Mông, Dao, Hoa nhưng chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng.

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng​ (Trang 29 - 31)