Một số nghiên cứu về khẩu phần ăn của học sinh trung học cơ sở tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng​ (Trang 27 - 29)

Việt Nam

Dinh dưỡng lứa tuổi vị thành niên là nền tảng cho sức khoẻ tốt ở tuổi trưởng thành. Ở các nước đang phát triển khẩu phần ăn (KPA) của vị thành niên còn chưa hợp lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển tầm vóc, trí tuệ và sức khỏe [21].

Tại Việt Nam, trong vòng 10 năm từ 2000 - 2010, khẩu phần ăn hàng ngày tại hộ gia đình có sự biến đổi rõ rệt. Tuy về mặt năng lượng không có sự biến đổi đáng kể nhưng có sự thay đổi trong cơ cấu sinh năng lượng trong khẩu phần. Cụ thể lượng protein trung bình trong khẩu phần tăng từ 52,4 gam lên 74,3 gam, trong đó tỷ lệ protein động vật tăng đáng kể: 38,5% vào năm

2010 so với 18% của năm 2000. Lượng lipid cũng tăng từ 12,8% lên 37,7%, lipit động vật chiếm khoảng 57,0% tổng số lipid trong khẩu phần. Về các vitamin và chất khoáng so với 10 năm trước khẩu phần hiện tại của người dân đã đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu. Phần trăm cơ cấu sinh năng lượng của 2010 là 15,4: 17,6: 67 cũng đã đáp ứng nhu cầu đề nghị dành cho người dân Việt Nam. Phân bố theo các vùng sinh thái thì Đông Nam Bộ có tỷ lệ% năng lượng do protein và lipid cao nhất là 18% và 25%, trong khi đó vùng núi phía Bắc, đồng bằng song hồng và ven biển miền trung có sự cân đối về tỷ lệ các chất sinh năng lượng trong khẩu phần [7].

Theo nghiên cứu của Đào Ngọc Trâm (2018) khảo sát tại trường THCS Nguyễn Chí Thanh cho kết quả: Năng lượng, lượng glucid và lượng lipid tiêu thụ trong ngày của học sinh thấp hơn so với nhu cầu khuyến nghị (NCKN). Lượng protein tiêu thụ của nhóm 11 tuổi và nhóm nam 12-14 tuổi vượt quá NCKN. Lượng canxi tiêu thụ của các học sinh rất thấp, hầu hết là dưới 50% so với NCKN. Tỉ lệ G:L:P lần lượt là 66,8 : 19,2 : 14. Tỷ lệ suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì là 18,4% và 3,8%. Khẩu phần ăn có liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng dinh dưỡng (TTDD) [21].

Kết quả nghiên cứu của Đinh Quỳnh Ngọc (2019) ở học sinh trường THCS tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: Tần suất tiêu thụ sữa và các chế phẩm từ sữa của học sinh chiếm 52%. Tỉ lệ học sinh sử dụng các chế phẩm từ sữa theo khuyến cáo của Viện dinh dưỡng chiếm 0,3%. Nghiên cứu chưa tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng với tần suất sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa [12].

Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của trẻ phụ thuộc chủ yếu vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng của phụ huynh. Tại các thành phố lớn hiện nay học sinh chủ yếu ăn bữa trưa tại trường, vì vậy giữa gia đình và nhà trường có sự tác động rất lớn đến chất lượng bữa ăn của trẻ. Tuy nhiên trên thực tế thì khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ không có sự cân đối, hợp lý về

thành phần cũng như các chất dinh dưỡng, nguyên nhân là mô hình bán trú không chuyên dụng, nhà trường gặp khó khăn trong việc lên một thực đơn đa dạng, phong phú, ngon miệng và đặc biệt là thực đơn đảm bảo cân bằng về tỷ lệ các chất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng​ (Trang 27 - 29)