Một số nghiên cứu về khẩu phần ăn của học sinh trung học cơ sở trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng​ (Trang 25 - 27)

thế giới và Việt Nam

1.3.1. Một số nghiên cứu về khẩu phần ăn của học sinh trung học cơ sở trên thế giới thế giới

Trên thế giới có sự khác nhau về chế độ dinh dưỡng giữa các Châu lục, các vùng miền, giữa các nước và ngay cả trong cùng một quốc gia cũng có sự khác nhau về khẩu phần. Khẩu phần dinh dưỡng của mỗi quốc gia phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội, yếu tố văn hóa, thói quen, quan niệm, đó là những thứ đã được xây dựng từ rất lâu. Ví dụ như tại Châu Âu và Châu Mỹ, người dân có thói quen sử dụng thịt là món khai vị và không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, còn tại Châu Á thì lại sử dụng ngũ cốc là thành phần chính trong khẩu phần.

Trong những thập kỷ gần đây, xu hướng toàn cầu hóa, mở rộng quan hệ hợp tác giữa các quốc gia đã dần xóa bỏ khoảng cách về văn hóa, chính trị, tạo điều kiện cho các nước nghèo tiếp cận với sự phát triển chung trên thế giới, điều này cũng dẫn đến sự thay đổi về chế độ dinh dưỡng tại các quốc gia này. Trên toàn cầu, từ năm 1971 đến năm 2001, mức năng lượng trong khẩu phần ăn đã tăng từ 2411 kcal lên 2789 kcal. Tuy nhiên, tại một số nước nghèo, đặc biệt ở Châu Phi thì mức năng lượng trong khẩu phần không những không được cải thiện mà còn giảm sút. Sự cân đối giữa các thực phẩm trong khẩu phần cũng thay đổi, từ năm 1963 đến năm 2003 tại các nước công

nghiệp phát triển cho thấy sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng các thực phẩm cung cấp nhiều calo như: thịt (199%), đường (127%) và dầu thực vật (199%), trong khi đó mức tiêu thụ rau củ chưa đáng kể (105%), đặc biệt tại một số quốc gia như Trung Quốc thì mức tiêu thụ dầu thực vật tăng gần 7 lần, tiêu thụ thịt tăng 3,5 lần, trong khi đó tiêu thụ rau củ gần như không thay đổi.

Ngũ cốc là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng nhất trên thế giới, đóng góp 50% lượng calo trong khẩu phần trên toàn thế giới, 70% tạ Châu Phi và một số quốc gia Châu Á, tại các nước đang phát triển là 50%-54% và từ 30% -50% tại các nước công nghiệp phát triển. Dự kiến tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 49% vào năm 2030, đến năm 2050 chỉ còn khoảng 46% [43].

Trái ngược với ngũ cốc thì việc tiêu thụ các sản phẩm từ thịt lại đang có xu hướng gia tăng, ở các nước phát triển và đang phát triển. Ở Mỹ năm 2004 lượng thịt trung bình là 128 g/ngày, vào năm 2008 người dân Mỹ tiêu thụ quá 20% lượng thịt so với nhu cầu, tại Phần Lan trong năm 2007 tiêu thụ bình quân 71,26kg thịt/đầu người, tương đương với các nước khác Hà Lan, Thụy Điển, Thụy sỹ, và Ba Lan tiêu thụ 111,79kg thịt/đầu người, còn lại Pháp là 88,77 kg, hầu như gấp đôi những gì các chuyên gia chế độ ăn uống khuyến nghị trên toàn thế giới [33].

Về vấn đề dinh dưỡng ở thanh thiếu niên, lượng rau quả thấp hơn, tiêu thụ đồ uống ngọt nhiều hơn, tiêu thụ thức ăn nhanh trong thời gian dài xem tivi và bỏ bữa sáng, được gọi là các yếu tố nguy cơ của việc tăng cân quá mức và mất cân bằng dinh dưỡng [58].

Thói quen ăn uống của thanh thiếu niên là những yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe hiện tại và tương lai của họ [44], [71]. Các lựa chọn thực phẩm của thanh thiếu niên ở các nước phát triển như Mỹ, Anh và Úc không đáp ứng được các hướng dẫn chế độ ăn uống [57], [68]. Thanh thiếu niên từ các quốc gia này có tỷ lệ tiêu thụ thực phẩm giàu năng lượng, nghèo dinh dưỡng và tiêu thụ trái cây và rau quả không đủ. Ngoài ra, thanh thiếu

niên cũng thể hiện thói quen ăn uống không lành mạnh như bỏ bữa và ăn đồ ăn nhanh [40], [46]. Mặc dù hạn chế, bằng chứng từ các nước đang phát triển trong đó có Ấn Độ cũng báo cáo kết quả tương tự. Những hành vi thực phẩm này có thể tạo ra xu hướng ăn uống không lành mạnh cho cuộc sống trưởng thành, và góp phần gây ra một số vấn đề sức khỏe bao gồm thừa cân và béo phì, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường và một số bệnh ung thư. Do đó, cải thiện thói quen ăn uống của thanh thiếu niên là một cách để giảm tỷ lệ mắc các vấn đề sức khỏe này.

Tiêu thụ thực phẩm của thanh thiếu niên có xu hướng thay đổi theo giới tính [61]. Các nghiên cứu trên một số quốc gia đã liên tục chỉ ra rằng chế độ ăn kiêng của phụ nữ khỏe mạnh hơn so với nam giới. Nữ giới có nhiều khả năng tránh các thực phẩm giàu chất béo, tiêu thụ nhiều trái cây và chất xơ và hạn chế lượng muối so với nam giới [66]. Ví dụ ở Úc, nữ giới vị thành niên có lượng trái cây ăn vào trung bình hàng ngày cao hơn so với nam giới và nam giới có xu hướng tiêu thụ nhiều đồ uống có gas hơn so với nữ giới. Tương tự, nữ giới ở Anh thích ăn trái cây và rau quả hơn nam giới trong khi nam giới lại thích thực phẩm giàu béo và đường [32].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng​ (Trang 25 - 27)