Dựa trên kết quả của hồi quy DGMM và các kiểm định, chúng ta có thể kết luận rằng tỷ lệ chi trả cổ tức trên giá cổ phiếu, quy mô doanh nghiệp, tỷ lệ nợ trên tổng tài sản có ảnh hƣởng đáng kể đến biến động giá cổ phiếu trong khi tỷ lệ chi trả cổ tức, tỷ lệ tăng trƣởng không có ý nghĩa thống kê. Mô hình này không có vi phạm giả thiết của phƣơng pháp DGMM. Mặt khác, mô hình đƣợc xác định chính xác và không có hiện tƣợng thiếu biến.
Quy mô doanh nghiệp có tƣơng quan dƣơng với biến động giá cổ phiếu.Qua đó cho thấy tại thị trƣờng Việt Nam, giá cổ phiếu của những doanh nghiệp có quy mô lớn biến động nhiều hơn các doanh nghiệp nhỏ. Điều này trái ngƣợc với nghiên cứu của Baskin (1989), Kyle & Frank (2013) tại thị trƣờng Mỹ và kỳ vọng của luận văn. Thông thƣờng, những doanh nghiệp càng lớn thƣờng có khả năng đa dạng hóa tốt và có dòng tiền ổn định hơn nên xác suất phá sản nhỏ hơn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ do đó giá cổ phiếu sẽ ổn định hơn tuy nhiên ở thị trƣờng Việt Nam lại có kết quả hoàn toàn
ngƣợc lại có thể là do hoạt động của thị trƣờng chứng khoán chƣa hiệu quả do đó giá chứng khoán chƣa phản ánh đầy đủ thông tin, cũng có thể do thời gian và quy mô nghiên cứu chƣa đủ rộng dẫn đến kết quả mô hình có thể đã bi ̣ ảnh hƣởng mô ̣t phần.
Kết quả hồi quy cho thấy mối tƣơng quan cùng chiều giữa tỷ lệ nợ trên tài sản và độ biến động. Song song với viê ̣c tăng t ỷ trọng nợ là rủi ro kinh doanh cao nên chi phí đại diện và chi phí kiệt quệ tài chính cũng sẽ cao , vì thế các doanh nghiệp có bi ến động cổ phiếu nhiều hơn. Kết quả này phù hợp với kỳ vọng của luận văn và các nghiên cứu của Schwert (1989), Baskin (1989), Irfan & Nishat (2002), , Hashemijoo & Mahdavi Ardekani& Younesi (2012), Kyle & Frank (2013).
Các kết quả thực nghiệm của luận văn cho thấy chính sách cổ tức ảnh hƣởng đến độ biến động giá cổ phiếu thông qua tác động ngƣợc chiều của tỷ lệ cổ tức trên giá cổ phiếu và độ biến động. Kết quả này giống với nghiên cứu tại thị trƣờng Mỹ của Baskin (1989) và Kyle & Frank (2013) hay ở thị trƣờng Malaysia của Hashemijoo & Mahdavi Ardekani& Younesi (2012). Dựa trên kết quả của nghiên cứu này, có thể kết luận rằng các nhà quản lý của các doanh nghiệp có thể thay đổi biến động của giá cổ phiếu bằng cách thay đổi chính sách cổ tức. Thật vậy, điều này tạo ra khả năng sử dụng chính sách cổ tức nhƣ một công cụ để kiểm soát biến động giá cổ phiếu. Doanh nghiệp có thể làm giảm biến động giá cổ phiếu của họ bằng cách tăng chi trả cổ tức.
Hai nhân tố còn lại là tỷ lệ chi trả cổ tức, và tỷ lệ tăng trƣởng của tổng tài sản không có ý nghĩa thống kê do đó chƣa thấy đƣợc ảnh hƣởng của hai nhân tố này đến biến động giá cổ phiếu. Kết quả này không giống với các nghiên cứu của Baskin (1989),Irfan & Nishat (2002), Kyle & Frank (2013), Hashemijoo & Mahdavi Ardekani& Younesi (2012). Nguyên nhân có thể phạm vi nghiên cứu còn nhỏ khi số lƣợng các công ty niêm yết trƣớc năm 2007 trên sàn HOSE còn hạn chế bên cạnh đó thị trƣờng Việt Nam còn khá non trẻ so với thị trƣờng tại các nƣớc trên thế giới vì vậy có những hạn chế khách quan.
Tóm tắt chƣơng 4
Chƣơng 4 bắt đầu bằng việc tóm lƣợc qua thực trạng biến động giá cổ phiếu tại thị trƣờng chứng khoán Việt Nam mà cụ thể là trên sàn giao dịch TP.HCM từ năm 2000 đến năm 2014. Tuy còn khá mới mẻ chịu ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam đã bắt đầu ổn định, ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tƣ trong và ngoài nƣớc và dần trở thành kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp. Tiếp đến, thông qua số liệu thống kê về giá cổ phiếu của các chứng khoán, luận văn tiến hành ƣớc lƣợng biến động giá cổ phiếu bằng mô hình GARCH(1,1) và kiểm định các nhân tố ảnh hƣởng đến biến động giá cổ phiếu bằng mô hình DGMM. Kết quả cho thấy nhân tố ảnh hƣởng đến biến động giá cổ phiếu là tỷ lệ cổ tức trên giá cổ phiếu, cấu trúc vốn và tỷ lệ tăng trƣởng của tổng tài sản.
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN
Chƣơng này trình bày những kết luận về kết quả nghiên cứu và xem xét những hạn chế của luận văn cũng nhƣ những gợi ý các đề tài nghiên cứu mở rộng và chuyên sâu hơn. Bên cạnh đó, chƣơng này cũng đóng góp các kiến nghị đối với doanh nghiệp, nhà đầu tƣ và cơ quan quản lý Nhà nƣớc.