Một số gợi ý đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 62)

Lựa chọn chính sách cổ tức phù hợp

Kết quả hồi quy đã cho thấy giá cổ phiếu của những công ty có tỷ lệ cổ tức trên giá cổ phiếu cao sẽ ổn định hơn những công ty có tỷ lệ này thấp. Do đó, công ty nên ƣu tiên lựa chọn chi trả cổ tức bằng tiền mặt khi công ty có lợi nhuận và chƣa có dự án triển vọng. Tuy nhiên, một công ty khác nhau sẽ có những đặc điểm riêng, hoạt động trong những lĩnh vực khác nhau và chịu tác động của những nhân tố ảnh hƣởng khác nhau. Ngoài ra, bên cạnh các nhà đầu tƣ ngắn hạn ƣa thích các doanh nghiệp chi trả nhiều cổ tức, nhà đầu tƣ dài hạn họ sẽ quan quan tâm hơn đến vấn đề phát triển dài hạn của doanh nghiệp. Do đó, các công ty cần cân nhắc lựa chọn mức cổ tức phù hợp với đặc điểm, tiềm năng của mình và phù hợp với các giai đoạn khác nhau của quá trình hoạt động để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.

Trong giai đoạn đầu phát triển, mỗi công ty cần hoạch định rõ ràng mỗi chiến lƣợc đầu tƣ với số vốn bao nhiêu để có thể cân đối lợi nhuận giữ lại và lợi nhuận chi trả cổ tức, không nên tự gây khó khăn cho mình khi chi trả cổ tức quá nhiều rồi sau đó phải đi vay ngân hàng với lãi suất cao. Khi đã đi vào ổn định, công ty có thể thực hiện chi trả với tỷ lệ cổ tức cao hơn nhƣng vẫn có thể đảm bảo khoản giữ lại lợi nhuận cho các chiến lƣợc đầu tƣ hoặc dự án mới. Những công ty trong giai đoạn bão hòa có lƣợng tiền mặt lớn từ hoạt động kinh doanh song có ít cơ hội đầu tƣ nên phân phối phần lớn thu nhập của mình cho cổ đông, bằng cách đó có thể thu hút các nhóm nhà đầu tƣ ƣa thích cổ tức cao và giữ ổn định giá cổ phiếu.

Công ty cũng nên có chính sách cổ tức an toàn, nhất quán, ngay cả trong trƣờng hợp lợi nhuận hoạt động giảm. Một chính sách cổ tức an toàn không đồng nghĩa với một chính sách cổ tức thấp. An toàn ở đây là việc tăng cổ tức phải dựa trên những thay đổi trong lợi nhuận ổn định và kéo dài đồng thời tránh tối đa việc cắt giảm cổ tức. Những cổ đông quan tâm đến dòng thu nhập tƣơng lai ổn định và đáng tin cậy từ cổ tức

sẽ rất quan tâm đến sự thay đổi chính sách cổ tức đột ngột của công ty, đặc biệt là khi cổ tức bị cắt giảm với lý do là dùng lợi nhuận giữ lại để đầu tƣ vào một dự án mới tạo giá trị gia tăng cho công ty trong tƣơng lai. Trong trƣờng hợp nhƣ thế, để không bỏ lỡ cơ hội đầu tƣ này, công ty nên chọn giải pháp đi vay hay phát hành cổ phiếu mới. Nếu vì một lý do nào đó công ty không thể huy động đủ vốn từ nguồn tài trợ bên ngoài mà buộc phải cắt giảm cổ tức, thì công ty cần phải cung cấp thông tin đầy đủ và giải thích một cách rõ ràng cho các nhà đầu tƣ biết về kế hoạch đầu tƣ sắp tới cũng nhu cầu tài chính cần thiết để tài trợ cho dự án đó.

Xây dựng cấu trúc vốn thích hợp

Thông qua các nội dung đã trình bày ở những chƣơng trƣớc, luận văn đã cho thấy rằng cấu trúc vốn có ảnh hƣởng đến biến động giá cổ phiếu. Một cấu trúc vốn tối ƣu sẽ tối thiểu hóa chi phí sử dụng vốn của doanh nghiệp và tối đa hóa giá trị của cổ đông. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều công trình nghiên cứu về phƣơng pháp hoạch định cấu trúc vốn cho doanh nghiệp. Các nhà quản lý doanh nghiệp có thể nghiên cứu các phƣơng pháp này và lựa chọn, tiếp thu có chọn lọc để ứng dụng vào việc xây dựng cấu trúc vốn cho doanh nghiệp sao cho phù hợp với môi trƣờng và điều kiện kinh doanh tại Việt Nam. Việc sử dụng nợ có thể làm gia tăng tấm chắn thuế nhƣng cũng làm tăng khả năng biến động giá cổ phiếu hơn nữa việc sử dụng nợ quá nhiều dẫn đến mất khả năng kiểm soát có thể gây ra tình trạng kiệt quệ tài chính khiến doanh nghiệp có nguy cơ bị phá sản. Do đó, doanh nghiệp cũng cần có phƣơng pháp đo lƣờng và cảnh báo sớm tình trạng kiệt quệ tài chính để có những biện pháp đối phó kịp thời tránh cho doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn.

Minh bạch hóa thông tin của doanh nghiệp

Luận văn đã chứng minh những nhân tố vi mô liên quan đến đặc thù doanh nghiệp có ảnh hƣởng đến biến động giá cổ phiếu. Vì vậy, để hạn chế những thông tin

không chính xác làm ảnh hƣởng đến giá cổ phiếu, các doanh nghiệp nên cập nhật thông tin một cách kịp thời, đầy đủ để các cổ đông và nhà đầu tƣ có quyết định đúng đắn khi thực hiện việc đầu tƣ và nắm giữ cổ phiếu của công ty. Các doanh nghiệp cần công bố thông tin trên website của mình để tất cả các cổ đông dù nắm giữ cổ phần nhiều hay ít đều có quyền đƣợc biết về hoạt động của công ty một cách nhanh chóng và đầy đủ.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể đẩy mạnh công tác quan hệ với nhà đầu tƣ bằng cách thành lập bộ phận quan hệ với nhà đầu tƣ. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận này là cung cấp thông tin và chăm sóc nhà đầu tƣ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ chiến lƣợc của công ty trong tƣơng lai, về mục tiêu của chính sách cổ tức…, đồng thời thông tin ngƣợc lại cho ban quản trị doanh nghiệp về các yêu cầu, các ý kiến đề xuất của cổ đông. Bộ phận này không chỉ chăm sóc, tạo mối quan hệ thân thiết với các nhà cổ đông chiến lƣợc mà còn tìm hiểu các cổ đông mới tiềm năng có chính sách đầu tƣ phù hợp với doanh nghiệp mình từ đó góp phần làm giảm chi phí đại diện giữa các cổ đông và ban quản trị doanh nghiệp trong chính sách cổ tức nói riêng, đồng thời tạo điều kiện để đồng nhất lợi ích của các cổ đông và doanh nghiệp trong chính sách cổ tức nói chung

5.2.2 Một số gợi ý đối với nhà đầu tƣ

Rủi ro khi đầu tƣ vào TTCK là không thể tránh khỏi. Do đó, nhà đầu tƣ phải cân nhắc trƣớc khi quyết định lựa chọn mã chứng khoán vào danh mục của mình để mang lại suất sinh lợi cao với mức rủi ro chấp nhận đƣợc. Nhà đầu tƣ nên tránh đầu tƣ theo xu hƣớng, tin đồn do rủi ro khá cao do đó khi đầu tƣ vào TTCK đòi hỏi phải có kiến thức về chứng khoán, nếu không sẽ lúng túng trƣớc những thông tin hay báo cáo của thị trƣờng cũng nhƣ của doanh nghiệp. Do đó, bên cạnh phân tích kỹ thuật về xu hƣớng biến động giá của cổ phiếu, nhà đầu tƣ cũng nên quan tâm đến phân tích cơ bản trong đó cần lƣu ý những nhân tố liên quan đến đặc thù doanh nghiệp mà nhà đầu tƣ dự định lựa chọn cổ phiếu.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ cổ tức trên giá cổ phiếu tác động ngƣợc chiều đến biến động giá cổ phiếu do đó để hạn chế rủi ro, nhà đầu tƣ nên quan tâm đến những doanh nghiệp có tỷ lệ này cao. Tuy nhiên, những doanh nghiệp giữ lại lợi nhuận để đầu tƣ cho những dự án triển vọng nhằm tạo ra lợi nhuận trong tƣơng lai có thể có sẽ phù hợp với nhà đầu tƣ dài hạn. Bên cạnh đó, cấu trúc vốn cũng là nhân tố ảnh hƣởng đến giá cổ phiếu do đó nhà đầu tƣ cũng nên chú ý đến chỉ tiêu này. Ngoài ra, mỗi ngành có những đặc thù riêng, có những nhóm ngành đòi hỏi sử dụng nhiều nguồn vốn trong hoạt động, do đó khi lựa chọn doanh nghiệp, nhà đầu tƣ nên tìm hiểu mô kinh doanh của một công ty trƣớc khi có quyết định đầu tƣ và không nên đầu tƣ vào những nghành nghề mà nhà đầu tƣ không am hiểu.

5.2.3 Về phía Nhà nƣớc

Hoàn thiện và phát triển thị trƣờng chứng khoán

Muốn phát triển thị trƣờng chứng khoán lành mạnh và bền vững thì một trong những vấn đề cần quan tâm là minh bạch hóa thông tin và tính cập nhật, đầy đủ của thông tin để các cổ đông và nhà đầu tƣ có quyết định đúng đắn khi thực hiện việc đầu tƣ và nắm giữ cổ phiếu của công ty.Trong đó, khung pháp luật hoàn thiện là cơ sở pháp lý vững chắc để thúc đẩy hoạt động minh bạch hóa thông tin trên TTCK. Do đó, cần tăng cƣờng công tác thanh tra, giám sát, xử lý nghiêm các trƣờng hợp vi phạm, đề ra các chuẩn mực cho chất lƣợng dịch vụ tƣ vấn, môi giới chứng khoán để xây dựng và tạo lòng tin cho các nhà đầu tƣ. Để thực hiện đƣợc điều này cần sự nỗ lực rất lớn của Ủy ban chứng khoán Nhà nƣớc cũng nhƣ sự phối hợp thực hiện của các công ty chứng khoán hoạt động trên thị trƣờng.

Ổn định kinh tế vĩ mô

Đặc điểm của nền kinh tế vĩ mô bao gồm lãi suất, lạm phát, chính sách thuế, tỷ giá hối đoái,… có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

nghiệp và tâm lý của nhà đầu tƣ qua đó ảnh hƣởng đến biến động giá cổ phiếu. Do đó, chính phủ cần có các biện pháp, chính sách phù hợp nhằm ổn định kinh tế vĩ mô tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và sự phát triển bền vững của thị trƣờng chứng khoán.

Chính phủ nên có những biện pháp sử dụng chính sách tài khóa và tiền tệ phù hợp, có lộ trình cụ thể để bình ổn thị trƣờng, tránh gây ra những cú sốc tâm lý cho nhà đầu tƣ đồng thời sử dụng các công cụ của hai chính sách này một cách linh hoạt nhƣ lãi suất cho vay, lãi suất tái chiết khấu, tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, chính sách thuế, v.v. Đặc biệt là điều chỉnh tỷ giá hối đoái sao cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại, không nên thả nổi đến mức không quản lý đƣợc hay cố định tỷ giá trong một thời gian dài quá lâu sẽ làm ảnh hƣởng không tốt đến cán cân thƣơng mại quốc gia. Bên cạnh đó, Chính phủ cũng nên có các biện pháp để ổn định giá cả của các nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhƣ giá điện, xăng dầu. Lộ trình tăng giá điện và xăng dầu nên đƣợc công khai rõ ràng và minh bạch để các doanh nghiệp có thể hoạch định trƣớc phƣơng án sản xuất kinh doanh trong dài hạn, tránh tình trạng gây khó khăn hoặc làm gián đoạn hoạt động của doanh nghiệp.

Ngoài ra, TTCK phản ứng rất mạnh trƣớc các thông tin do đó độ chính xác, tính minh bạch và kịp thời của thông tin sẽ có những tác động lên thị trƣờng và hành vi của các nhà đầu tƣ. Do đó, việc công bố thông tin cần đƣợc thực hiện chuyên nghiệp, đƣợc kiểm soát bởi hành lang pháp lý tránh tình trạng thông tin không chính xác nhằm bóp méo thị trƣờng. Ngoài ra, chính phủ cần phải phát triển sự hỗ trợ từ các kênh truyền thông nhƣ báo đài, mạng internet để có thể tuyên truyền các thông tin về chính sách, những thay đổi, dự báo của chính phủ về tình hình kinh tế để các doanh nghiệp cũng nhƣ có thể nắm bắt đƣợc tình hình, chủ động đề ra các phƣơng án cho phù hợp với chính sách, quy định của chính phủ.

5.3 Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo

Luận văn là một nghiên cứu thực nghiệm kết hợp 2 bƣớc phân tích bằng mô hình để phân tích các nhân tố vi mô ảnh hƣởng đến biến động giá cổ phiếu. Tuy nhiên vẫn còn m ột số hạn chế khách quan và chủ quan làm ảnh hƣởng đến kết quả nghiên cƣ́u nhƣ:

Thứ nhất, các bằng chứng thực nghiệm về biến động giá cổ phiếu trên thế giới còn hạn chế vì luận văn chỉ dừng lại ở những nhân tố có ảnh hƣởng lớn và khá phổ biến đƣợc kiểm định ở các thị trƣờng khác.

Thứ hai , đề tài chỉ giới hạn trong các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HOSE nên mẫu dữ liệu thu thập chƣa nhiều do số lƣơ ̣ng các công ty niêm yết trƣ ớc năm 2007 chƣa thƣ̣c sƣ̣ lớn nên ít nhiều ảnh hƣởng đến kết quả kiểm đi ̣nh.

Thứ ba, do hạn chế khách quan là thị trƣờng chứng khoán Việt Nam mới đi vào hoạt động chỉ 14 năm (quá non trẻ so với các thị trƣờng khác trên thế giới nhƣ Mỹ, Nhật…), đồng thời tính công bố thông tin trên thị trƣờng Việt Nam còn thấp nên bài nghiên cứu chỉ đƣợc thực hiện trong chuỗi thời gian 6 năm. Thời gian thống kê ngắn nên kết quả đạt đƣợc có thể chƣa thực sự đáng tin cậy.

Thứ tư, số lƣợng công ty trong mỗi ngành quá ít , không đủ để tiến hành kiểm đi ̣nh các nhân tố tác đô ̣ng theo ngành, vì thế không thấy đƣợc vai trò của nhân tố ngành nghề kinh doanh đối với biến động giá cổ phiếu.

Thứ năm, luận văn chƣa đề cập đến các yếu tố hành vi trong nghiên cứu đặc biệt là vấn đề giao dịch bầy đàn cũng nhƣ bỏ qua độ nhiễu thông tin thị trƣờng.

Từ những hạn chế trên, luận văn có thể mở ra một số hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai. Các kết quả của nghiên cứu này chỉ đƣợc giới hạn cho các công ty phi tài chính đƣợc niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM do đó các nghiên cứu sau có thể mở rộng cho toàn bộ TTCK Việt Nam với thời gian dài hơn và đi sâu nghiên cứu sự khác nhau trong biến động giá cổ phiếu ở các ngành. Các nghiên cứu sau này có

thể xem xét và đƣa vào các nhân tố phù hợp hơn đặc trƣng riêng của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam nhƣ tâm lý nhà đầu tƣ, tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô… và áp dụng ở các ngành khác nhau trên thị trƣờng chứng khoán Việt nam, để từ đó đƣa ra những căn cứ nhằm xác định những nhân tố ảnh hƣởng của từng ngành trên thị trƣờng. Ngoài ra, việc mở rộng nghiên cứu các công ty tài chính cũng là một đề tài khá thú vị và đáng xem xét. Những hƣớng mở rộng này nếu đƣợc thực hiện nghiên cứu một cách đầy đủ và hiệu quả sẽ góp phần cung cấp cái nhìn toàn diện về những nhân tố ảnh hƣởng đến biến động giá cổ phiếu trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.

Tóm tắt chƣơng 5

Trong chƣơng 5, luận văn đã trình bày những kết luận rút ra từ việc phân tích và kiểm định các nhân tố ảnh hƣởng đến biến động giá cổ phiếu. Dựa trên các kết luận này, luận văn kiến nghị một số giải pháp để giúp các doanh nghiệp cũng nhƣ nhà đầu tƣ có thể chủ động trƣớc biến động giá cổ phiếu. Đối với doanh nghiệp: (1) cân nhắc lựa chọn chính sách cổ tức phù hợp; (2) lƣạ chọn cấu trúc vốn thích hợp; (3) các nhà quản lý doanh nghiệp nên nghiên cứu và tăng cƣờng công tác minh bạch hóa thông tin doanh nghiệp cũng nhƣ mở rộng quan hệ với nhà đầu tƣ. Đối với nhà đầu tƣ: nâng cao kiến thức về chứng khoán và quan tâm đến phân những nhân tố cơ bản ảnh hƣởng đến biến động giá cổ phiếu bên cạnh phân tích kỹ thuật. Đối với nhà hoạch định chính sách: (1) Đề ra các biện pháp hoàn thiện và phát triển thị trƣờng chứng khoán nhƣ minh bạch hóa thông tin, chuẩn hóa chất lƣợng dịch vụ tƣ vấn và môi giới chứng khoán, chuẩn bị các chính sách và biện pháp quản lý; (2) Ổn định kinh tế vĩ mô nhƣ kiểm soát lãi suất, kiềm chế lạm phát, điều chỉnh linh hoạt tỷ giá hối đoái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Anh

Allen, D.E .A and Veronica, S.R., (1996), “Dividend Policy and Stock Price Volatility: Australian Evidence”, Applied Financial Economics, Vol. 6, pp. 175- 188

Al-Malkawi, H.N. (2007). “Determinants of corporate dividend policy in Jordan: An Application of the Tobit Aodel”. Journal of Applied Accounting Research, Vol.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 62)