Cấp độ của năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học hình học không gian​ (Trang 27 - 28)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Cấp độ của năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề

Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề có thể được chia thành các mức độ sau:

- Ở mức độ thứ nhất, học sinh đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về phát hiện và giải quyết vấn đề khi vấn đề đã được giáo viên đặt ra một cách tương đối rõ ràng.

- Ở mức độ thứ hai, học sinh nhận ra được vấn đề do giáo viên đưa ra; biết hoàn tất việc giải quyết vấn đề dưới sự gợi ý, dẫn dắt của giáo viên.

- Ở mức độ thứ ba, học sinh chủ động phát hiện được vấn đề, dự đoán những điều kiện nảy sinh vấn đề và nhận xét cách thức tiếp cận để phát hiện và giải quyết vấn đề.

Từ cách hiểu vấn đề như trên, với mục đích góp phần phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, chúng tôi phân cấp mỗi năng lực thành tố thành ba mứ c đô ̣:

- Mức độ tập dượt: Bước đầu biết tiến hành các thao tác tư duy liên quan. Để tập dượt cho học sinh khả năng giải quyết vấn đề, giáo viên cần giúp cho học sinh:

+ Tập phỏng đoán, dự đoán, xây dựng giả thuyết. Dự đoán có vai trò quan trọng trên con đường sáng tạo khoa học. Dự đoán chủ yếu dựa vào trực giác kết hợp với kinh nghiệm khoa học phong phú và kiến thức sâu sắc về mỗi lĩnh vực. Dự đoán khoa học luôn phải có một cơ sở nào đó, tuy chưa thật chắc chắn.

+ Tập đề xuất phương án kiểm tra dự đoán: Học sinh có thể đưa ra một vài phương án, giáo viên đóng vai trò là người tư vấn, hướng dẫn học sinh phân tích tính khả thi của mỗi phương án mà lựa chọn ra phương án có triển vọng nhất.

- Mức độ phát triển: Biết sử dụng các thao tác trên một cách chọn lọc và có hiệu quả.

- Mức độ hoàn thiện: Năng lực, kỹ năng được hoàn thiện, được thực hiện một cách sáng tạo.

Sự hướng dẫn hoạt động nhận thức của học sinh đòi hỏi người giáo viên phải xác định được rõ: Vấn đề cần được giải quyết; Dạng hành động nhận thức thích hợp đòi hỏi ở học sinh; Lời giải đáp mong muốn và kiểu hướng dẫn dự định.

Ta có thể có những cách sau đây để hướng dẫn học sinh tự lực thực hiện những hành động thích hợp để giải quyết vấn đề học tập mà họ được giao:

+ Hướng dẫn tìm tòi quy về kiến thức, phương pháp đã biết: Kiểu hướng dẫn này thường gặp khi học sinh vận dụng kiến thức đã biết nhưng chưa có phương pháp, quy trình hữu hiệu.

+ Hướng dẫn tìm tòi, sáng tạo từng phần: Kiểu hướng dẫn này thường được sử dụng khi nghiên cứu tài liệu mới, học sinh được giao nhiệm vụ phát hiện những tính chất mới, những mối liên hệ có tính chất quy luật mà trước đây học sinh chưa biết hoặc chưa biết đầy đủ.

+ Hướng dẫn tìm tòi khái quát: Kiểu hướng dẫn này đòi hỏi học sinh không những có tính tự lực cao mà còn phải có vốn kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo vững vàng và có một số kinh nghiệm hoạt động sáng tạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề cho học sinh trung học phổ thông trong dạy học hình học không gian​ (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)