Nguyên nhân thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học khám phá trong dạy học đại số 8 ở trường trung học cơ sở (Trang 39 - 40)

8. Cấu trúc luận văn

1.3.2. Nguyên nhân thực trạng

a) Từ phía giáo viên

Do ảnh hưởng của lối dạy truyền thống nên không dễ gì thay đổi suy nghĩ của GV một cách nhanh chóng. PPDH phổ biến hiện nay vẫn có thể theo kiểu “thầy đọc, trò chép”, thuyết trình giảng giải xem kẽ vấn đáp tái hiện, biểu diễn trực quan minh họa. Chỉ trong giờ dạy thao giảng thì GV mới cố gắng sử dụng PPDH Khám phá.

Bản thân mỗi GV chưa nhận thức đầy đủ và đúng đắn về PPDH, họ thường đồng nhất đổi mới PPDH Với sử dụng phương tiện dạy học hiện đại mà chưa chú ý đến hiệu quả của giờ dạy.

Mặt khác, do trình độ năng lực nhận thức của GV về các PPDH mới đặc biệt là PPDH khám phá còn hạn chế nên họ thường áp dụng một cách máy móc thiếu sáng tạo trong dạy học và chưa phối hợp các PPDH khác một cách hợp lý và chưa mạnh dạn sử dụng PPDH khám phá.

b) Từ phía học sinh

Hầu hết HS chưa đổi mới cách học, chỉ quen với cách học thuộc lòng nội dung cơ bản ghi chép được ở trên lớp và chưa chú ý đến việc phân tích, chứng minh và tìm hiểu nội dung đó.

Trong quá trình học, HS còn thụ động, chưa tích cực chủ động, sáng tạo để lĩnh hội kiến thức. Trong giờ học chủ yếu HS thụ động ghi chép để đối phó với GV, thậm chí nhiều HS không ghi chép, không tham gia vào các hoạt động học tập trên lớp. HS chưa có thói quen tự làm việc với SGK, thậm chí nhiều HS không có SGK, tài liệu tham khảo.

c) Từ phía chương trình môn học

Thông qua việc phân tích chương trình SGK, nhận thấy chương trình SGK mới, hiện đại có tính cập nhật nhưng nhìn chung SGK hiện nay quá sức đối với đại bộ phận HS hiện nay. Môn toán chỉ được 3 tiết/tuần cho ban cơ

bản và 4 tiết/tuần cho ban khoa học tự nhiên là rất ít so với thế giới, thời gian ít như vậy nhưng SGK lại chứa một lượng kiến thức khá lớn. kiến thức lại nặng tính hàn lâm, thiếu phần liên hệ thực tế hoặc hoàn toàn xa rời với thực tế cuộc sống, làm cho việc học tập của HS rất nặng nề. Với áp lực về bài học và bị giới hạn về thời gian nên GV thường chú trọng cung cấp kiến thức cho HS mà ít chú trọng rèn luyện kĩ năng tư duy cho HS thông qua hoạt động học tập bằng PPDH khám phá. Do đó, phần nào nó làm hạn chế việc dạy và học của GV và HS bằng PPDH khám phá.

d) Về kiểm tra đánh giá

Bằng việc phân tích các đề kiểm tra nhận thấy kiểm tra vẫn còn chú trọng đến đánh giá khối lượng kiến thức của HS, chưa chú ý đánh giá năng lực, tư duy sáng tạo, kĩ năng sáng tạo.

Chính vì như vậy nên làm cho phụ huynh hoang mang về cách học của chính HS, làm cho GV khó định hướng về cách dạy mang lại hiệu quả cao, làm thế nào để bài học phát huy được tính tích cực, sáng tạo, chủ động của HS và khi kiểm tra HS vẫn đạt điểm cao. Nếu kiểm tra đánh giá mà không thay đổi thì cách dạy của GV vẫn chỉ là cung cấp kiến thức, cách học của HS là lĩnh hội kiến thức thụ động sau đó phục vụ cho kiểm tra đạt kết quả cao.

Từ những phân tích trên về thực trạng và nguyên nhân của tình hình dạy và học Đại số 8 cho thấy: Muốn thực hiện đổi mới PPDH phải thực hiện một cách đồng bộ và toàn diện. Trong đó giải pháp cơ bản nhất là tạo sự chuyển biến về nhận thức và năng lực vận dụng các PPDH của GV nói chung và GV Toán nói riêng. Như vậy, việc nghiên cứu và đưa ra các PPDH hiện đại, đặc biệt là DH khám phá vào dạy học Đại số là hết sức cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng dạy học khám phá trong dạy học đại số 8 ở trường trung học cơ sở (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)