Quản lý hoạt động học tập

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 35 - 36)

9. Cấu trúc của luận văn

1.4.3. Quản lý hoạt động học tập

1.4.3.1. Quản lý nề nếp học tập của HS

Phối hợp QL việc hình thành kĩ năng tự học của HS trong bối cảnh đổi mới căn bản và toàn diện GD bao gồm các nội dung: Ở trên lớp, GV yêu cầu HS đi học đủ, điểm danh hàng ngày; HS ra, vào lớp đúng giờ; Trong lớp HS giữ trật tự, không nói chuyện riêng; HS tập trung nghe giảng, ghi chép đầy đủ; Ở nhà, GV yêu cầu HS chuẩn bị tài liệu học tập, vở ghi chép bài giảng, vở bài tập ở nhà; Giúp HS tự mình nắm vững nội dung tri thức và tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của bản thân; Phối hợp các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường QL hoạt động học tập của HS.

QL hoạt động lên lớp và hoạt động ngoại khóa của HS bảo đảm sự hợp lý của các tác động giáo dục, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý, sức khỏe của HS THCS.

Rèn luyện thói quen đọc sách là một công việc không thể tách rời trong yêu cầu tự học. Ngoài việc tiếp nhận tri thức còn phải biết đối thoại, gợi mở, thắc mắc hay đề xuất những vấn đề cần lưu ý sau khi đọc sách, hoặc chí ít là học cách viết, lối diễn đạt từ những cuốn sách hay.

1.4.3.2. Quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh

QL đổi mới đánh giá kết quả học tập của HS theo mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực đòi hỏi GV phải biết cách tạo tình huống, tạo môi trường tương tác thân thiện tích cực, giúp mọi HS đều có cơ hội bày tỏ quan điểm cá nhân, tranh luận, phản biện… nhờ đó tích cực hóa HS, nuôi dưỡng hứng thú, tự tin của các em. Một giờ dạy thành công là HS kém, trung bình, đến HS khá, giỏi đều được kích hoạt, khám phá, trải nghiệm… và kết thúc một giờ học/bài học, mỗi HS đều thu nhận được ở góc độ của mình, đều tự biến đổi bản thân.

Đánh giá kết quả học tập của HS theo mục tiêu phát triển phẩm chất, năng lực tập trung theo các hướng sau:

Sử dụng đa dạng các loại hình đánh giá, coi trọng đánh giá thường xuyên, định kì sau từng phần, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình giảng dạy và học tập.

Chú trọng đánh giá các năng lực tư duy bậc cao như năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực suy ngẫm, tự phát triển bản thân, năng lực.

Chuyển từ đánh giá một chiều (GV đánh giá), sang đánh giá đa chiều (không chỉ GV đánh giá mà HS cùng tham gia đánh giá - tự đánh giá).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)