Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 37 - 39)

9. Cấu trúc của luận văn

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

Phẩm chất, năng lực, trình độ quản lý của nhà quản lý:

Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL các trường THCS không chỉ là người có phẩm chất đạo đức, tác phong mẫu mực, đi đầu trong mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường, nhất là hoạt động dạy họcmôn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Trình độ của Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL phải có kinh nghiệm QL và có uy tín về chuyên môn, có uy tín với đồng nghiệp. Trong công tác tổ chức thực tiễn Hiệu trưởng phải là người nắm vững tri thức khoa học tổ chức để QL dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới vừa đảm bảo tính linh hoạt, mạnh dạn và sáng tạo trong đổi mới. Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL các trường THCS phải thường xuyên tự bồi dưỡng để tiếp cận cái mới, tiếp cận những thay đổi về dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới, từ đó áp dụng tại nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán.

Trình độ chuyên môn của nhà QL:

Trình độ chuyên môn của Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL có ảnh hưởng sâu sắc tới chất lượng QL hoạt động dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Để QL tốt hoạt động dạy họcmôn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL phải có kiến thức sâu, toàn diện về các môn học này, phải nắm vững phương pháp giảng dạy, phải có kĩ năng phân tích, đánh giá chuyên môn của GV. Bởi vậy, Hiệu trưởng và đội ngũ CBQL phải tham gia đầy đủ các chuyên đề dành cho GV, để nắm bắt và chỉ đạo sát, đúng yêu cầu giảng dạy môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Vấn đề chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường

Các trường THCS chịu sự chỉ đạo, kiểm tra đánh giá trực tiếp của Phòng GDĐT. Trong công tác QL hoạt động dạy học môn Toán, sự chỉ đạo của cấp trên chính là những định hướng, là kim chỉ nam giúp nhà trường xác định đúng mục tiêu và phương hướng dạy học. Đồng thời, việc kiểm tra, đánh giá của cấp trên còn giúp nhà trường kịp thời điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những tồn tại để có những giải pháp hữu hiệu đưa hoạt động dạy học môn Toán của nhà trường đạt mục tiêu đã xác định trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

- Trình độ chuyên môn của đội ngũ GV toán: hiện nay không ngừng phát triển cả về số lượng và trình độ để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy ở các trường phổ thông. Phần lớn họ có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, thực hiện tốt quy định của ngành. Trình độ đào tạo của đội ngũ GVPT đã có bước tiến rõ rệt; năng lực chuyên môn cũng từng bước được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của cấp học; công tác tuyển chọn, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, kiểm tra, đánh giá và các chính sách đãi ngộ đối với GV đã được quan tâm… phát triển chuyên môn là để hỗ trợ GV trong việc xây dựng lý thuyết và kĩ năng thực hành sư phạm, giúp họ phát triển năng lực nghề nghiệp của mình trong lĩnh vực dạy học… thì phát triển năng lực nghiên cứu khoa học công nghệ sẽ góp phần vào việc nâng cao trình độ, năng lực cho GV, qua đó nâng

cao chất lượng dạy học, công việc giảng dạy phải gắn liền với nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu để khám phá, để phát huy năng lực, trí tuệ, để đào tạo lại chính mình. Đây là con đường tích lũy kiến thức, gọt sắc tư duy, góp phần tìm ra những hình thức, biện pháp thích hợp truyền đạt tri thức tới người học…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)