Thực trạng thực hiện yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 52 - 56)

9. Cấu trúc của luận văn

2.3.4. Thực trạng thực hiện yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng

thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

Để khảo sát thực trạng mức độ đạt được của HS về phẩm chất chủ yếu và năng lực trong dạy học môn Toán ở trường trung học cơ sở theo chương trình phổ thông mới, chúng tôi sử dụng câu hỏi 4 (phụ lục 1) khảo sát đánh giá của CBQL, GV, câu hỏi 5 (phụ lục 2) đánh giá của HS, thu được kết quả như sau:

Kết quả bảng 2.6 cho thấy:

Về phẩm chất, Nội dung: Khả năng cảm nhận vẻ đẹp (xúc cảm) của các

đối tượng toán học, của các bài toán, lời giải, lập luận toán học và phẩm chất có thế giới quan khoa học, hiểu được nguồn gốc thực tiễn và khả năng ứng dụng rộng rãi của Toán học, nhận biết giá trị văn hóa của toán học CBQL, GV, HS đánh giá tốt, điểm đánh giá từ 2.36 đến 2.89 điểm.

Các phẩm chất ở mức độ trung bình gồm:

Tự học, kỉ luật, chăm chỉ, siêng năng, kiên trì, chủ động, linh hoạt, sáng tạo; biết cách học độc lập với phương pháp thích hợp, CBQL, GV đánh giá 2.27 điểm; HS đánh giá 2.18 điểm.

Bảng 2.6. Thực trạng mức độ đạt được về phẩm chất chủ yếu và năng lực trong dạy học môn Toán ở trường trung học cơ sở

theo chương trình phổ thông mới

Tốt = 3 điểm; Trung bình =2 điểm; Yếu = 1 điểm

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực Đánh giá Mức độ đạt được X Tốt Trung bình Yếu 1. Phẩm chất

1.1. Tự học, kỉ luật, chăm chỉ, siêng năng, kiên trì, chủ động, linh hoạt, sáng tạo; biết cách học độc lập với phương pháp thích hợp

CBQL,

GV 42 5 23 2.27

HS 38 42 20 2.18

1.2. Hứng thú và niềm tin trong học toán

CBQL,

GV 40 8 22 2.26

HS 37 41 22 2.15 1.3. Khả năng cảm nhận vẻ đẹp (xúc cảm)

của các đối tượng toán học, của các bài toán, lời giải, lập luận toán học

CBQL,

GV 45 15 10 2.50

HS 48 40 12 2.36 1.4. Có thế giới quan khoa học, hiểu được

nguồn gốc thực tiễn và khả năng ứng dụng rộng rãi của Toán học, nhận biết giá trị văn hóa của toán học

CBQL,

GV 62 8 0 2.89

HS 78 22 0 2.78

1.5. Khả năng thích ứng trước những thay đổi và khả năng đối mặt với những thử thách khó khăn; biết giải quyết những vấn đề xuất hiện trong thực tiễn; tham gia tích cực và thành công vào xu thế phát triển, đổi mới, sáng tạo

CBQL,

GV 30 12 28 2.03

Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực Đánh giá Mức độ đạt được X Tốt Trung bình Yếu 2. Năng lực

2.1. Năng lực tư duy và lập luận toán học

CBQL,

GV 46 5 19 2.39

HS 36 35 29 2.07 2.2. Năng lực mô hình hoá toán học

CBQL,

GV 33 12 25 2.11

HS 26 45 29 1.97 2.3. Năng lực giải quyết vấn đề toán học

CBQL,

GV 34 15 21 2.19

HS 26 33 41 1.85 2.4. Năng lực giao tiếp toán học

CBQL,

GV 27 17 26 2.01

HS 31 29 40 1.91 2.5. Năng lực sử dụng công cụ, phương

tiện học toán

CBQL,

GV 32 30 8 2.34

HS 53 30 17 2.36 Hứng thú và niềm tin trong học toán, CBQL, GV đánh giá 2.26 điểm; HS đánh giá 2.15 điểm.

Khả năng thích ứng trước những thay đổi và khả năng đối mặt với những thử thách khó khăn; biết giải quyết những vấn đề xuất hiện trong thực tiễn; tham gia tích cực và thành công vào xu thế phát triển, đổi mới, sáng tạo, CBQL, GV đánh giá 2.03 điểm; HS đánh giá 2.04 điểm.

Về năng lực:

Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán, CBQL, GV đánh giá 2.34 điểm; HS đánh giá 2.36 điểm. Quan sát giờ học toán tại các trường THCS, đa số HS nhận biết được tên gọi, tác dụng, quy cách sử dụng, cách thức bảo quản các công cụ, phương tiện học toán (mô hình hình học phẳng và không gian, thước đo góc, thước cuộn, tranh ảnh, biểu đồ,...), HS sử dụng tốt máy tính cầm tay, một số phần mềm tin học và phương tiện công nghệ hỗ trợ học tập.

Tuy nhiên, những năng lực toán học theo chương trình giáo dục phổ thông mới thực hiện ở mức trung bình, cụ thể:

Năng lực tư duy và lập luận toán học, CBQL, GV đánh giá 2.39 điểm; HS đánh giá 2.07 điểm. Trò chuyện với các em HS trường THCS Ký Phú, các em cho biết: Một số bạn trong giờ học Toán chưa thực hiện được các thao tác tư duy, đặc biệt biết quan sát, giải thích được sự tương đồng và khác biệt trong nhiều tình huống và thể hiện được kết quả của việc quan sát. Một số bạn chưa nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận, giải quyết vấn đề.

Năng lực mô hình hoá toán học, CBQL, GV đánh giá 2.11 điểm; HS đánh giá 2.07 điểm. Trò chuyện với HS lớp 9 trường THCS Yên Lãng, các em cho biết: Một số bạn chưa biết sử dụng được các mô hình toán học (gồm công thức toán học, sơ đồ, bảng biểu, hình vẽ, phương trình, hình biểu diễn,...) để mô tả tình huống xuất hiện trong một số bài toán thực tiễn.

Năng lực giải quyết vấn đề toán học, CBQL, GV đánh giá 2.19 điểm; HS đánh giá 1.85 điểm. Theo GV trường THCS Yên Lãng, HS đã sử dụng được các kiến thức, kĩ năng toán học tương thích để giải quyết vấn đề tuy nhiên một số em chưa giải thích được giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề.

Năng lực giao tiếp toán học, CBQL, GV đánh giá 2.01 điểm; HS đánh giá 1.91 điểm. Quan sát giờ học Toán tại các trường THCS, chúng tôi nhận thấy, HS đã nghe hiểu, đọc hiểu và ghi chép (tóm tắt) được các thông tin toán học cơ bản, trọng tâm trong văn bản, tuy nhiên một số em còn lúng túng khi sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học cũng như thể hiện chứng cứ, cách thức và kết quả lập luận.

Trao đổi với CBQL các trường THCS, họ đều có chung nhận định: Nguyên nhân do một số GV môn Toán chưa chưa cập nhật được những điểm mới trong hình thành và phát triển năng lực cho HS theo chương trình phổ

thông mới, GV chưa linh hoạt tổ chức các trò chơi học toán, câu lạc bộ toán học...để giúp học sinh vận dụng những tri thức, kiến thức, kĩ năng, thái độ đã được tích luỹ từ giáo dục toán học và những kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo, phát triển năng lực của HS. Vì vậy, cần thiết phải tổ chức bồi dưỡng cho GV để đáp ứng yêu cầu dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường trung học cơ sở huyện đại từ, tỉnh thái nguyên​ (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)