9. Cấu trúc của luận văn
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm
Tìm hiểu tính cần thiết của các biện pháp QL dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 3) và thu được kết quả ở bảng sau:
Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp
Rất cần thiết = 3 điểm; Cần thiết = 2 điểm; Không cần thiết = 1 điểm
Các biện pháp Mức độ đánh giá X Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết
1. Chỉ đạo việc lập kế hoạch và thực hiện nội dung dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS
91 15 12 2.67
2. Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt Tổ chuyên môn để nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới
90 7 21 2.58
3. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới
88 7 23 2.55
4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp và đa dạng hình thức dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới
86 15 16 2.60
5. Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm
tra, đánh giá dạy học môn Toán 94 4 20 2.63 6. Chỉ đạo tăng cường đầu tư cơ sở
Số liệu khảo sát cho thấy các biện pháp trên đều có tính cần thiết, cụ thể: Chỉ đạo việc lập kế hoạch và thực hiện nội dung dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS (2.67 điểm), đây là biện pháp khách thể khảo sát đánh giá cần thiết nhất. Sau đó là biện pháp: Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá dạy học môn Toán (2.63 điểm); Chỉ đạo đổi mới phương pháp và đa dạng hình thức dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới (2.60 điểm); Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt Tổ chuyên môn để nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới (2.58 điểm); Tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới (2.55 điểm); Chỉ đạo tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện dạy học (2.42 điểm).
Tìm hiểu tính khả thi của các biện pháp QL dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi sử dụng câu hỏi 1 (phụ lục 3) và thu được kết quả ở bảng sau:
Số liệu khảo sát cho thấy các biện pháp trên đều có tính cần thiết, cụ thể: Chỉ đạo việc lập kế hoạch và thực hiện nội dung dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS khả thi nhất (2.63 điểm), sau đó là các biện pháp: Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá giáo viên và đánh giá học sinh dạy học môn Toán (2.58 điểm); Chỉ đạo đổi mới phương pháp và đa dạng hình thức dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới (2.56 điểm); Tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới (2.54 điểm); Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt Tổ chuyên môn để nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới (2.53 điểm); Chỉ đạo tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện dạy học (2.37 điểm).
Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp
Rất khả thi = 3 điểm; Khả thi = 2 điểm; Không khả thi = 1 điểm
Các biện pháp Mức độ đánh giá X Rất khả thi Khả thi Không khả thi
1. Chỉ đạo việc lập kế hoạch và thực hiện nội dung dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS
85 22 11 2.63
2. Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt Tổ chuyên môn để nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới
84 13 21 2.53
3. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới
86 10 22 2.54
4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp và đa dạng hình thức dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới
82 20 16 2.56
5. Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra,
đánh giá dạy học môn Toán 79 29 10 2.58
6. Chỉ đạo tăng cường đầu tư cơ sở
Tiểu kết chương 3
Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, trong chương 3 tác giả luận văn đã đề xuất các biện pháp như sau:
1. Chỉ đạo việc lập kế hoạch và thực hiện nội dung dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS
2. Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt Tổ chuyên môn để nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới
3. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới
4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp và đa dạng hình thức dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới
5. Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá dạy học môn Toán 6. Chỉ đạo tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện dạy học
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy, các biện pháp cần được áp dụng đồng bộ vào QL hoạt động dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn; tạo lập sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học khác, đặc biệt với các môn học thuộc lĩnh vực giáo dục STEM.
Về mặt lý luận, trên cơ sở những khái niệm cơ bản về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý dạy học môn Toán theo chương trình phổ thông mới, nhấn mạnh đến vai trò, mục tiêu, nội dung của dạy học môn Toán, yêu cầu về phẩm chất và năng lực cần có của HS THCS cần đạt được khi học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Quản lý dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS đòi hỏi CBQL các trường THCS phải quản lý hoạt động dạy học và hoạt động học tập của HS, trong đó quản lý hoạt động dạy, quản lý hồ sơ chuyên môn, quản lý kế hoạch giảng dạy, quản lý nề nếp học tập và kiểm tra, đánh giá GV và HS. Bên cạnh đó, cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng như năng lực của CBQL, trình độ chuyên môn của GV, kết quả tuyển sinh đầu vào…
Kết quả khảo sát thực trạng và đánh giá về nhận thức của CBQL, GV, HS về vai trò, mục tiêu, mức độ thực hiện các nội dung dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới. CBQL cá́c trường THCS đã chỉ đạo kịp thời GV thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới, tuy nhiên còn xem nhẹ các nội dung như: Xây dựng hồ sơ chuyên môn mẫu, sử dụng kết quả đánh giá hồ sơ GV phục vụ cho công tác khen thưởng, phối hợp với gia đình HS để quản lý nề nếp học tập của HS, chưa chú trọng đầu tư các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng cho thấy, CBQL cần chú trọng bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho GV, nâng cao năng lực quản lý và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trong nhà trường.
Ở chương 3, chúng tôi đã đề xuất các biện pháp trên cơ sở khung lý luận và thực tiễn như sau:
1. Chỉ đạo việc lập kế hoạch và thực hiện nội dung dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS
2. Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt Tổ chuyên môn để nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới
3. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới
4. Chỉ đạo đổi mới phương pháp và đa dạng hình thức dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới
5. Chỉ đạo đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá dạy học môn Toán 6. Chỉ đạo tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, phương tiện dạy học
Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp cho thấy, các biện pháp cần được áp dụng đồng bộ vào QL hoạt động dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
2. Khuyến nghị
- Đối với Sở GDĐT:
Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên theo chương trình đổi mới giáo dục môn Toán phổ thông cho GV, ngoài những phần kiến thức về lý luận dạy học, mục tiêu, những kiến thức mới và khó, thì cần tập trung nhiều cho nội dung đổi mới về phương pháp dạy học môn Toán, cách thiết kế bài dạy theo hướng phát huy năng lực của HS.
Tổ chức bồi dưỡng kỹ năng ra đề kiểm tra, đề thi theo hướng kết hợp trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan.
Xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ CBQL các trường THCS về kỹ năng quản lý hoạt động giảng dạy của GV và hoạt động học tập của HS.
- Đối với Phòng GDĐT:
Có kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra việc quản lý dạy học môn Toán ở các trường THCS
Duy trì mạng lưới thanh tra chuyên môn thường xuyên từ Phòng đến trường thông qua đội ngũ thanh tra viên, GV giỏi.
Quan tâm và chỉ đạo thường xuyên công tác dạy học và đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở các trường THCS; tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác giảng dạy môn Toán của GV ở các trường để điều chỉnh kịp thời.
Thường xuyên tổ chức cho CBQL trường THCS đi tham quan học hỏi kinh nghiệm, gương điển hình về quản lý dạy học môn Toán; tạo điều kiện cho CBQL tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, lý luận chính trị và quản lý nhà nước, chú ý việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học để từng bước đi vào thực hiện công tác quản lý trên máy tính.
- Đối với các trường THCS:
Tăng đầu tư, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ cho việc dạy học môn Toán; có kế hoạch cụ thể kiểm tra việc sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
Tổ chức cho GV đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm về dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông, Chương trình tổng thể, (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
2. Bộ Giáo dục Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán, (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3. Nguyễn Đình Dương (2015), Quản lý dạy học môn Toán ở trường THPT Bất Bạt tiếp cận đảm bảo chất lượng, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, trường đại học Giáo dục.
4. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
5. Phạm Minh Hạc (1998), Một số vấn đề về quản lý giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục Hà Nội.
6. Nguyễn Như Hiền (2013), Biện pháp quản lý dạy học môn Toán ở trường THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng trong bối cảnh hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường đại học Giáo dục. 7. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (2009), Lý luận dạy học đại học, Nxb Đại học
Sư phạm, Hà Nội.
8. Đặng Thị Thu Huệ (2019), Dạy học môn Toán Trung học cơ sở theo hướng phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh, Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam.
9. Trần Kiểm (1990), Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường, Viện Khoa học Giáo dục, Hà Nội
10. Trần Khánh Lai (2016), Quản lý dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình theo hướng phát triển năng lực, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Thái Nguyên
11. Lê Thị Hương Lan (2015), Quản lý dạy học môn Toán ở các trường THCS huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Thái Nguyên
12. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Nguyễn Quốc Chí (2010), Đại cương về khoa học quản lý, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội
13. Nguyễn Đức Mạnh (2016), Quản lý dạy học môn Toán trung học phổ thông theo định hướng phân hóa dựa trên năng lực nhận thức của học sinh tại địa bàn huyện Kim Bảng, Hà Nam, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo
dục, trường đại học Giáo dục.
14. Hoàng Lê Minh, "Thiết kế tình huống dạy học nhằm tăng cường hoạt động học tập của HS trong dạy học môn Toán", Tạp chí Giáo dục, số 292, kỳ 2 - 8/2012. 15. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn,
Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
16. Phạm Nguyễn Hồng Ngự (2016), "Tổ chức cho học sinh hoạt động, thực hiện các chức năng của tình huống thực tiễn trong dạy học môn Toán ở trường phổ thông", Tạp chí Giáo dục, số 389, kỳ 1-9/2016.
17. Dương Cảnh Tiệp (2015), Biện pháp quản lý hoạt động dạy họcmôn Toán ở các trường phổ thông dân tộc bán trú THCS huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục, Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 18. Hà Xuân Thành (2017), Dạy học toán ở trường THPT theo hướng phát
triển NLGQVĐTT thông qua việc khai thác và sử dụng các tình huống thực tiễn, Luận án khoa học giáo dục, Viện khoa học giáo dục Việt Nam 19. Phan Thị Phương Thảo (2014), "Dạy học môn Toán ở trường phổ thông
trên cơ sở tổ chức các hoạt động trải nghiệm, khám phá và phát hiện để HS tự lực phát triển tri thức", Tạp chí Giáo dục số 345, kỳ 1-11/2014. 20. UNESCO (2005), Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên
PHỤ LỤC 1
(PHIẾU KHẢO SÁT CBQL, GV)
Dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ góp phần nâng cao trực tiếp chất lượng dạy học bộ môn. Tuy nhiên, dạy học môn Toán và quản lý dạy học môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới ở các trường THCS huyện Đại Từ chưa đạt hiệu quả cao. Để nâng cao hiệu quả quản lý, chúng tôi rất mong ý kiến đóng góp của quý thầy cô bằng cách đánh dấu “X” vào ô mà thầy cô cho là phù hợp, hoặc trả lời những câu hỏi mà chúng tôi đưa ra trong phiếu thăm dò này.
1. Nhận thức của thầy/cô về vai trò của môn Toán theo chương trình giáo dục phổ thông mới?
Vai trò môn Toán
Mức độ đánh giá Quan trọng Ít quan trọng Không quan trọng
1. Cung cấp kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống
2. Hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, vận dụng toán học vào thực tiễn
3. Giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống những khái niệm, nguyên lí, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày
4. HS hiểu được vai trò và ứng dụng của Toán học trong thực tiễn, những ngành nghề có liên quan đến toán học để học sinh có cơ sở định hướng nghề nghiệp
2. Nhận thức của thầy/cô về mục tiêu của môn Toán theo chương trình