6. Dự kiến cấu trúc luận văn
1.4.1. Đặc điểm tư duy của học sinh THPT tỉnh Hà Giang
Hà Giang là một tỉnh miền núi phía đông bắc Việt Nam có đường biên giới giáp Trung Quốc, là tỉnh miền núi cao, có địa hình phức tạp gồm 10 huyện, 13 thị trấn. Là một tỉnh miền núi nghèo, khí hậu khắc nghiệt, giao thông chưa phát triển nền kinh tế tuy đã khởi sắc ít nhiều song mới chỉ tập trung ở những vàng đất mầu mỡ, các thị trấn, thị xã, ven đường quốc lộ. Hà Giang là nơi cư chú của các đồng bào dân tộc thiểu số như: H‟Mông, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Lô Lô, La Chí, Cờ Lao, Pả Thẻn.... Nguồn ngân sách chủ yếu do Trung Ương cung cấp và hỗ trợ. Do cách xa các trung tâm văn hóa và đô thị nên điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và y tế còn hạn chế. Vì vậy để tuyên truyền vận động nhân dân địa phương cho con em đến trường là rất khó khăn. Hiện nay 2/3 số huyện, thị trong tỉnh còn nằm trong diện vùng 3, vùng đặc biệt khó khăn đang được Đảng và Nhà nước hỗ trợ. Các cơ sở hạ tầng ở đây chưa được xây dựng, đặc biệt là các cơ sở y tế và giáo dục còn tạm bợ.
Cuộc sống gắn bó với thiên nhiên, lao động thủ công là chủ yếu làm nảy sinh TD cụ thể, cho nên một số dân tộc chưa có nhu cầu, truyền thông khoa học, kỹ thuật. Tâm lý “không có lúa ngô thì đói, không có cái chữ đã chết ai đâu” vẫn tồn tại, ảnh
hưởng xấu đến công tác giáo dục ở Hà Giang. Tình trạng HS mù chữ và tái mù chữ là khá phổ biến. Trong chiến lược phát triển giáo dục ở Hà Giang đã cho thấy: Hình thức vận động để HS đến trường và duy trì sĩ số HS là một chỉ tiêu, nhiệm vụ quan trọng phải phấn đấu, đã nói lên mức độ khó khăn của công tác giáo dục ở Hà Giang.
Về đặc điểm TD:
TD của HS miền núi nói chung và tỉnh Hà giang nói riêng thường phát triển chậm hơn rất nhiều so với HS miền xuôi và thành thị. Đặc điểm nổi bật trong TD của một số HS là thói quen lao động trí óc chưa bền, ngại suy nghĩ, ngại động não. Trong học tập, nhiều em không biết lật đi lật lại vấn đề. Nhiều em không hiểu bài nhưng không biết mình không hiểu chỗ nào. Các em thường có thói quen suy nghĩ một chiều dễ thừa nhận những điều người khác nói. Có thể nói TD của HS miền núi Hà Giang còn kém nhanh nhậy và linh hoạt, khả năng thay đổi giải pháp chậm, nhiều khi máy móc dập khuôn. Các em thường thỏa mãn với những cái sẵn có ít động não đổi mới. Khả năng độc lập TD và óc phê phán còn hạn chế, khả năng TD trực quan - hình ảnh của HS tốt hơn khả năng TD trừu tượng - lôgíc.
Do sống từ nhỏ trong không gian rộng, tiếp xúc nhiều với nhiên nhiên, nên nhận thức cảm tính của HS miền núi phát triển khá tốt. Cảm giác và tri giác của các em có những nét độc đáo, tuy nhiên còn thiếu toàn diện, cảm tính, mơ hồ, không thấy được bản chất của sự vật hiện tượng [10, tr. 26].
Khả năng phân tích, tổng hợp và khái quát hóa còn phát triển chậm, thường quen theo lối TD cụ thể, trong các mối quan hệ đơn lẻ. Vốn từ nghèo nàn, hạn chế khả năng sử dụng tiếng Việt còn thấp, một phần là do các em chưa có điều kiện tốt và môi trường học tập thuận lợi. Điều này tuyệt nhiên không phái do khả năng trí tuệ của các em còn thấp.