Tổng quan các nghiên cứu trƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tăng trưởng tín dụng đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 27 - 37)

CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC

2.2. Tổng quan các nghiên cứu trƣớc

Trên thế giới các nghiên cứu định lƣợng về tƣơng quan giữa quy mơ tăng trƣởng hoạt động tín dụng và kết quả hoạt động của các ngân hàng đã đƣợc thực hiện. Bảng 2.1 trình bày tóm tắt một số nghiên cứu liên quan để thể hiện mối quan hệ này trong nhiều trƣờng hợp, thời gian, đối tƣợng nghiên cứu và phƣơng pháp định lƣợng khác nhau.

Bảng 2.1 Tổng quan các nghiên cứu về mối quan hệ giữa tăng trƣởng tín dụng và kết quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại

Tác giả Đối tƣợng và thời gian nghiên cứu

Phƣơng pháp

nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Miller và Noulas (1997)

201 ngân hàng tại Mỹ Phƣơng pháp phân tích bao số liệu DEA (Data Envelopment Analysis)

Với độ tin cậy 5%, các khoản vay có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của ngân hàng (+) Maudous và Fernandez de Guevara (2004) 15 nƣớc thuộc khu vực Euro Mơ hình tác động cố định FEM

Tƣơng quan dƣơng giữa quy mô hoạt động cho vay và thu nhập lãi cận biên NIM (+) Natalia T. Tamirisa và Igan, 2007 217 ngân hàng tại các nƣớc thành viên mới của Liên minh châu Âu từ 1995 – 2004 Mơ hình tác động cố định FEM Khơng có ý nghĩa thống kê (N/A) Dell’ Ariccia và cộng sự (2009) Các ngân hàng Mỹ trong giai đoạn từ năm 2001 - 2009

Tăng trƣởng tín dụng nhanh đồng nghĩa với việc nới lỏng chính sách cho vay và sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng.

Tác giả Đối tƣợng và thời gian nghiên cứu

Phƣơng pháp

nghiên cứu Kết quả nghiên cứu

Daniel Foos và các cộng sự (2010)

14 quốc gia từ năm 1997 – 2005 Phƣơng pháp hồi quy bình phƣơng nhỏ nhất OLS Tăng trƣởng tín dụng tác động ngƣợc chiều đến kết quả hoạt động (-) Deger Alper và Adem Anbar (2011) 10 ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) từ năm 2000 – 2010 Phƣơng pháp xử lý dữ liệu bảng mơ hình tác động cố định FEM Cho vay tác động ngƣợc chiều với ROA (-)

Sehrish Gul và các cộng sự (2011)

15 ngân hàng thƣơng mại Pakistan từ năm 2005 – 2009

Phƣơng pháp hồi quy bình phƣơng nhỏ nhất OLS

Cho vay có mối quan hệ cùng chiều với ROA và mối quan hệ ngƣợc chiều với ROE Deniz Igan

và Marcelo Pinheiro (2011)

90 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1995 – 2005

Phƣơng pháp hồi quy bình phƣơng nhỏ nhất OLS

Trong giai đoạn từ năm 1995 – 2000, tác động ngƣợc chiều (-). Trong giai đoạn 2000 – 2005, khơng có ý nghĩa thống kê (N/A) Dietrich và

Wanzenried (2011)

372 ngân hàng thƣơng mại tại Thụy Sỹ trong giai đoạn từ năm 1999 – 2009

Phƣơng pháp GMM (General Method of Moments)

Lợi nhuận ngân hàng bị tác động cùng chiều bởi tăng trƣởng tín dụng

Bảng 2.1 cho thấy các nghiên cứu trên thế giới đƣa ra nhiều kết luận khác nhau. Một số nghiên cứu đƣa ra kết luận tăng trƣởng tín dụng tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, tuy nhiên cũng có nghiên cứu đƣa ra kết luận tồn tại tác động ngƣợc chiều hay thậm chí là khơng tồn tại mối quan hệ giữa tăng trƣởng tín dụng và kết quả hoạt động của ngân hàng.

Các nghiên cứu chứng minh tăng trƣởng tín dụng tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại có thể kể đến nhƣ nghiên cứu của Maudous và Fernandez de Guevara (2004). Với việc sử dụng mơ hình FEM, nghiên cứu phát triển mối quan hệ giữa sức mạnh thị trƣờng (cho vay và tiền gửi) và kết quả hoạt động của ngành ngân hàng tại 15 nƣớc thuộc khu vực Euro. Kết quả nghiên cứu đã tìm ra mối tƣơng quan dƣơng giữa quy mô hoạt động cho vay và thu nhập lãi cận biên đại diện cho kết quả hoạt động của ngân hàng. Nguy cơ khơng trả đƣợc nợ hoặc vỡ nợ tín dụng từ phía khách hàng địi hỏi các ngân hàng áp dụng một mức phí bảo hiểm rủi ro ngầm trong các mức lãi suất cho vay, do đó ngân hàng thu đƣợc một khoản lãi vay cao hơn từ các hợp đồng có rủi ro tín dụng cao đó.

Tƣơng tự, trong nghiên cứu của Miller và Noulas (1997), tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích bao số liệu DEA của 201 ngân hàng lớn tại Mỹ, sử dụng 4 yếu tố đầu vào là tổng tiền gửi thanh tốn, tổng tiền gửi có kỳ hạn, tổng chi lãi và tổng chi phí lãi cùng 6 yếu tố đầu ra bao gồm cho vay công nghiệp và cho vay thƣơng mại, cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản, đầu tƣ chứng khoán, thu lãi, thu phi lãi. Kết quả cho thấy các tổ chức tài chính thực hiện các khoản vay mang tính chất rủi ro cao sẽ tích lũy nhiều các khoản vay chƣa thanh toán, dẫn đến lợi nhuận thấp. Tuy nhiên các khoản vay rủi ro cao thƣờng cho thu nhập từ lãi cao. Với độ tin cậy 5%, tốc độ tăng trƣởng các khoản vay có tác động cùng chiều cực đến kết quả hoạt động của ngân hàng.

Hay trong nghiên cứu của Dietrich và Wanzenried (2011) với việc sử dụng phƣơng pháp GMM (General Method of Moments), tác giả tiến hành phân tích bảng dữ liệu gồm 372 ngân hàng thƣơng mại tại Thụy Sỹ trong giai đoạn từ năm 1999 – 2009.

Trong đó khả năng sinh lời của ngân hàng đƣợc thể hiện qua chỉ số ROE, ROA và NIM. Các biến độc lập đƣợc đƣa vào nghiên cứu bao gồm tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dự phịng rủi ro tín dụng, tỷ lệ chi phí trên thu nhập, tốc độ tăng trƣởng tiền gửi, tốc độ tăng trƣởng tín dụng hàng năm, quy mơ ngân hàng, tỷ trọng thu nhập lãi, chi phí tài trợ, tuổi đời ngân hàng, sở hữu ngân hàng, quốc tịch ngân hàng, thuế hiệu quả, tốc độ tăng trƣởng GDP thực, cấu trúc lãi suất và chỉ số Herfindahl-Hirschman (HHI). Kết quả nghiên cứu cho thấy lợi nhuận ngân hàng bị tác động cùng chiều với các yếu tố nhƣ tỷ lệ chi phí trên thu nhập, thu nhập từ lãi, tăng trƣởng tín dụng, chi phí tài trợ và mơ hình kinh doanh.

Ngƣợc lại, tác động ngƣợc chiều cũng đƣợc kiểm định nhƣ trƣờng hợp của Daniel Foos và các cộng sự (2010) tại 14 quốc gia Trung Đông trong giai đoạn từ năm 1997 – 2005. Tác giả tiến hành làm rõ ba giả thiết nghiên cứu bao gồm tác động của tăng trƣởng tín dụng đến rủi ro tín dụng, tác động của tăng trƣởng tín dụng đến lợi nhuận và tác động của tăng trƣởng tín dụng đến tính thanh khoản của ngân hàng. Kết quả hồi quy cho thấy tăng trƣởng tín dụng làm tăng rủi ro tín dụng với độ trễ ba năm, làm giảm chỉ số vốn và tác động ngƣợc chiều đến kết quả hoạt động thông qua việc làm giảm thu nhập lãi của ngân hàng.

Bài nghiên cứu của Deger Alper và Adem Anbar (2011) khảo sát tác động các nhân tố thuộc về ngân hàng và các nhân tố kinh tế vĩ mô đến lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại Thổ Nhĩ Kỳ. Các tác giả sử dụng phƣơng pháp xử lý dữ liệu bảng (FEM) với số liệu trên báo cáo tài chính của mƣời ngân hàng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) trong giai đoạn từ năm 2000 – 2010 gồm 90 quan sát. Trong nghiên cứu, tác giả sử dụng hai biến đo lƣờng lợi nhuận của ngân hàng là ROE và ROA, với hai nhóm biến độc lập. Thứ nhất, các nhân tố kinh tế vĩ mô gồm tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội, tỷ lệ lạm phát và lãi suất thực. Thứ hai, các biến độc lập là nhân tố thuộc về ngân hàng đƣợc xác định bởi quyết định quản trị ngân hàng và mục tiêu chính sách gồm quy mơ tài sản, mức độ an tồn vốn, chất lƣợng tài sản Có,

tín dụng, thanh khoản, tiền gửi và cấu trúc thu nhập. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô tài sản tác động cùng chiều với kết quả hoạt động của ngân hàng, bổ trợ cho thuyết lợi thế theo quy mô, biến lãi suất thực có tác động cùng chiều với ROE, tốc độ tăng trƣởng tín dụng, chỉ số cho vay/ tổng tài sản và cho vay dƣới chuẩn/ tổng tài sản tác động ngƣợc chiều với ROA.

Ngồi ra có những nghiên cứu khơng tìm đƣợc mối quan hệ giữa tăng trƣởng tín dụng với kết quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại nhƣ cơng trình nghiên cứu các nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng ở Pakistan của Sehrish Gul và các cộng sự (2011). Mục tiêu là khảo sát tác động các nhân tố thuộc về ngân hàng và các nhân tố kinh tế vĩ mô đến kết quả hoạt động của 15 ngân hàng thƣơng mại Pakistan trong khoảng thời gian từ năm 2005 – 2009. Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất OLS để nghiên cứu tác động của tài sản, các khoản vay, vốn chủ sở hữu, các khoản tiền gửi, tăng trƣởng kinh tế, lạm phát và mức vốn hóa thị trƣờng lên các chỉ số về lợi nhuận ROA, ROE, NIM. Ngoài việc đƣa ra mối quan hệ cùng chiều của quy mô ngân hàng tiền gửi/ tổng tài sản, GDP và lạm phát với ROA/ ROE, kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trƣởng tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với ROA và ngƣợc chiều với ROE.

Deniz Igan và Marcelo Pinheiro (2011) nghiên cứu tác động của tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng tại 90 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1995 - 2005. Mơ hình điều chỉnh cho sự tác động của các yếu tố vĩ mô và những đặc trƣng riêng của mỗi ngân hàng, với các biến nghiên cứu nhƣ sức khỏe ngân hàng, thu nhập bình quân đầu ngƣời, tốc độ tăng trƣởng GDP, lãi suất thực của nền kinh tế, độ giảm giá của đồng nội tệ, độ thanh khoản, quy mô ngân hàng, lợi nhuận biên… Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn từ năm 1995 – 2000, tăng trƣởng tín dụng có xu hƣớng làm giảm sức khỏe ngân hàng, giảm tỷ suất lợi nhuận biên thể hiện tác động ngƣợc chiều của tăng trƣởng tín dụng đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, tác động này trở nên khơng có ý nghĩa thống kê trong giai đoạn 2000 – 2005.

Natalia T. Tamirisa và Igan (2007) nghiên cứu tại các nƣớc Châu Âu mới nổi trong giai đoạn 1995 – 2004. Bộ dữ liệu bao gồm 217 ngân hàng đang hoạt động tại các nƣớc thành viên mới của Liên minh châu Âu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trƣởng tín dụng trong giai đoạn này phản ánh tác động của sự gia tăng độ sâu tài chính, các yếu tố vĩ mô nhƣ tăng trƣởng kinh tế, giảm lãi suất thực và tăng tỷ giá. Các yếu tố đặc trƣng của ngân hàng nhƣ khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động, sức khỏe, tình trạng sở hữu cũng tác động đến tốc độ tăng trƣởng tín dụng. Nghiên cứu nhận thấy tác động làm suy yếu, giảm tỷ suất sinh lời của ngân hàng dƣới ảnh hƣởng của sự tăng trƣởng tín dụng là khơng có ý nghĩa thống kê.

Tại Việt Nam, cho đến nay chƣa có nhiều nghiên cứu về tác động của tăng trƣởng tín dụng đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Các đề tài về các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng thƣơng mại đƣợc quan tâm nhiều hơn, đƣợc tiếp cận theo phƣơng pháp phân tích định tính và định lƣợng. Nhƣ nghiên cứu của Lê Thị Hƣơng (2002) về xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động đầu tƣ của ngân hàng, trong đó tập trung vào hoạt động đầu tƣ chứng khoán và cho vay. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng chỉ dừng lại ở các chỉ tiêu mang tính chất thống kê. Hoặc nghiên cứu của Phạm Thanh Bình (2005) “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế” cũng chỉ dừng lại ở phân tích định tính và phạm vi nghiên cứu tập trung vào nhóm các ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc.

Các nghiên cứu định lƣợng nhìn chung cũng tập trung vào các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Nghiên cứu của Bùi Duy Phú (2002) phát triển hơn ở việc đƣa ra mơ hình nghiên cứu đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng thông qua hàm sản xuất và hàm chi phí, tuy nhiên nghiên cứu chỉ dừng lại ở việc xác định hàm chi phí và ƣớc lƣợng trực tiếp hàm chi phí này để tìm ra các tham số của mơ hình. Tƣơng tự, đề tài “Ƣớc lƣợng các nhân tố phi hiệu quả cho ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Việt Anh (2004) đã áp dụng

phƣơng pháp hàm biên ngẫu nhiên và ƣớc lƣợng hiệu quả kỹ thuật dƣới dạng hàm chi phí Cobb-Douglas, tuy nhiên nghiên cứu chỉ định định dạng hàm và số liệu đƣợc thu thập từ một ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc.

Nghiên cứu đầy đủ và tồn diện nhất có thể kể đến đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam” của Nguyễn Việt Hùng (2008) với mẫu nghiên cứu là 32 ngân hàng thƣơng mại thuộc cả ba loại hình: ngân hàng thƣơng mại nhà nƣớc, ngân hàng thƣơng mại cổ phần và ngân hàng liên doanh, thời gian nghiên cứu từ năm 2001 đến năm 2005. Nghiên cứu kết hợp phƣơng pháp định tính SFA (Stochatic Frontier Analysis – Phƣơng pháp biến ngẫu nhiên) và DEA (Data Envelopment Analysis – phƣơng pháp phân tích bao dữ liệu), mơ hình kinh tế lƣợng Tobit để đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở Việt Nam, đáng chú ý có các biến độc lập DLR (tỷ lệ tiền gửi – cho vay), LOANTA (tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản) trong mơ hình. Kết quả nghiên cứu cho thấy khơng phải ngân hàng cho vay càng nhiều thì hiệu quả càng cao vì số lƣợng tín dụng tăng thì rủi ro tín dụng cũng gia tăng, đặc biệt là các khoản vay trung dài hạn với mức rủi ro cao và chịu ảnh hƣởng bởi các yếu tố thị trƣờng. Tuy nhiên khi ngân hàng sử dụng tốt nguồn vốn huy động thì có thể làm tăng hiệu quả hoạt động. Đƣợc đánh giá là nghiên cứu tồn diện nhất tính đến thời điểm năm 2008, nghiên cứu này đã minh chứng rằng tồn tại mối quan hệ giữa hoạt động tín dụng và kết quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam, tuy nhiên nghiên cứu chỉ khai thác dữ liệu ở giai đoạn năm 2005 nên số liệu chƣa cập nhật, chƣa thể hiện đƣợc thực trạng tƣơng quan giữa tăng trƣởng tín dụng và kết quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam những năm gần đây.

Nghiên cứu của Lê Ngọc Thùy Trang (2013) về tác động của tăng trƣởng tín dụng và rủi ro thanh khoản đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Mẫu nghiên cứu bao gồm 32 ngân hàng thƣơng mại với thời gian quan sát là 05 năm (từ năm 2008 đến năm 2012). Để đơn giản hóa mơ hình, nghiên cứu ban đầu đã bỏ qua yếu tố thời gian và

ngân hàng, tiến hành xây dựng và phân tích dữ liệu chuỗi theo giời gian và chéo gộp chung (Pooled Cross-sectional Analysis). Sau khi tiến hành phân tích, kiểm định bằng phƣơng pháp nghiên cứu hồi quy nhỏ nhất OLS đồng thời sử dụng GLS để khắc phục phƣơng sai và tự tƣơng quan trên panel data, kết quả mơ hình hồi quy ƣớc lƣợng cho thấy tốc độ tăng trƣởng tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với kết quả hoạt động của ngân hàng, tốc độ tăng trƣởng tín dụng càng cao tạo ra nhiều lợi nhuận cho ngân hàng thì tỷ số lợi nhuận trên tài sản ROA, tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu ROE càng cao. Tuy nhiên, đề tài còn hạn chế ở số lƣợng mẫu nghiên cứu chƣa đủ lớn, giai đoạn nghiên cứu ngắn, chỉ trong vòng 5 năm từ năm 2008 – 2012.

Nhƣ vậy, các nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Việt Nam chỉ ra đƣợc rằng tồn tại tác động của tăng trƣởng tín dụng đến kết quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại. Tuy nhiên việc đi sâu phân tích cụ thể mối quan hệ này trong các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế, liệu tác động của tăng trƣởng tín dụng đến kết quả hoạt động của ngân hàng có chịu sự ảnh hƣởng của điều kiện kinh tế vĩ mô hay không, các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tăng trưởng tín dụng đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)