Thảo luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tăng trưởng tín dụng đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 78)

Thứ nhất, kết quả phƣơng trình hồi quy 5.1 cho thấy tăng trƣởng tín dụng có tác động cùng chiều (+) đến tỷ lệ ROE của ngân hàng, trong trƣờng hợp các nhân tố khác không thay đổi, trung bình tốc độ tăng trƣởng tín dụng tăng thì ROE tăng và ngƣợc lại (với mức ý nghĩa 5%). Điều này tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của Dietrich và Wanzenried (2011), Miller và Noulas (1997) và Lê Ngọc Thùy Trang (2013) đã chứng minh trƣớc đó. Thực tế tại Việt Nam, danh mục tín dụng đóng vai trò quan trọng vì nó thu hút hầu hết nguồn vốn ngân hàng, đồng thời cũng mang lại nguồn thu chủ yếu cho các ngân hàng thƣơng mại, qua đó có thể đánh giá đƣợc kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do đó, khi các ngân hàng có tốc độ tăng trƣởng tín dụng cao thì thu nhập từ lãi tạo ra từ các khoản cho vay càng cao, lợi nhuận sau thuế tăng làm tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu càng cao.

Thứ hai, quy mô tác động ngƣợc chiều đến kết quả hoạt động của các ngân hàng. Mặc dù, kết quả này ngƣợc chiều với kỳ vọng của tác giả cũng nhƣ kết luận trƣớc đó của nhiều tác giả nhƣ Boyd và Runkle (1993), Short (1997), Taramisa (2007),

Nguyễn Việt Hùng (2008), Ramlall (2009) và Igan (2011) nhƣng cũng tƣơng đồng với chứng minh của Demirgüç-Kunt, Laeven và Levine (2004), Fungacova và Pghosyan (2011) khi tìm ra tác động ngƣợc chiều của quy mô đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Việc mở rộng quy mô sẽ làm cho chi phí tăng cao, sự phát triển về trình độ quản lý, nguồn nhân lực không theo kịp sự phát triển của quy mô khiến rủi ro ngân hàng tăng cao từ đó giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Theo Nguyễn Phƣơng Chi (2013) ở Việt Nam các ngân hàng có quy mô lớn nhƣ VCB, BIDV, ACB, Eximbank, Sacombank nhờ vào sức mạnh thị trƣờng mới có thể thu hút đƣợc nguồn vốn huy động lớn từ các tập đoàn, tổng công ty Nhà nƣớc với mức lãi suất thấp, chi phí đầu vào thấp trong điều kiện kinh tế phát triển và lạm phát đƣợc kiềm chế. Nhƣng trong điều kiện suy thoái, lạm phát tăng cao cũng nhƣ việc xuất hiện của nhiều kênh đầu tƣ nhƣ bất động sản, vàng, ngoại tệ, chứng khoán, quỹ mở nhƣ trong thời gian qua đã làm cho lƣợng tiền gửi của dân chúng vào ngân hàng giảm đi đáng kể. Các ngân hàng lớn này lại có lợi thế kinh tế theo quy mô khi chi phí cố định đƣợc phân bổ cho khối lƣợng giao dịch lớn, tuy nhiên với việc sụt giảm lƣợng tiền gửi đã phân tích nhƣ trên thì lúc này lợi thế quy mô không còn nữa, chi phí quy mô ngân hàng sẽ ảnh hƣởng đến tình hình hoạt động của các ngân hàng mà cụ thể là làm giảm lợi nhuận và khả năng sinh lời.

Thứ ba, tính thanh khoản đại diện bởi biến tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có tác động ngƣợc chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng, tƣơng đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Phƣơng Chi (2013) trƣớc đó. Tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản phản ánh mức độ tài sản có đƣợc sử dụng để cấp tín dụng cho khách hàng. Tỷ lệ này cao thì khả năng sinh lợi của ngân hàng đƣợc cải thiện. Trong tổng tài sản Có của ngân hàng thì tài sản tín dụng tạo ra lợi nhuận nhiều nhất nhƣng cũng chứa đựng nhều rủi ro nhất. Do đó, khi các ngân hàng có tỷ lệ cho vay vƣợt quá năng lực tài chính cũng nhƣ khả năng thanh toán đã tác động ngƣợc chiều đến lợi nhuận của ngân hàng.

Thứ tư, các ngân hàng TMCP có vốn góp Nhà nƣớc có khả năng sinh lời cao hơn. Nguyên nhân chủ yếu là do các ngân hàng TMCP có vốn góp Nhà nƣớc có lợi thế

trong việc huy động nguồn vốn huy động với chi phí thấp do có tỷ lệ tiền gửi không kỳ hạn của các tổng công ty, tập đoàn, các tổ chức bảo hiểm, Kho bạc Nhà nƣớc và nguồn vốn giải ngân ODA, khác với nhóm các ngân hàng TMCP tƣ nhân, vì không có đƣợc lợi thế tiếp cận nhóm khách hàng lớn nên tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ. Hơn nữa vì các ngân hàng có vốn góp Nhà nƣớc nhƣ Vietinbank, VCB, BIDV đƣợc thành lập trƣớc với sự quản lý của Nhà nƣớc nên thƣơng hiệu, mức độ tin cậy và thị phần cao hơn. Ngoài ra, việc đƣợc tiếp cận với những chƣơng trình cho vay của Chính phủ nhƣ các gói hỗ trợ cho vay doanh nghiệp theo Thông tƣ số 08/2014/TT-NHNN ngày 17/03/2014, gói hỗ trợ cho vay mua nhà ở xã hội với các mức lãi suất ƣu đãi cũng là cơ hội để các ngân hàng này thu hút lƣợng lớn khách hàng.

Thứ năm, tốc độ tăng trƣởng đại diện bởi biến tốc độ tăng trƣởng GDP có ảnh hƣởng cùng chiều đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Claeys và Vennet (2008), Lê Ngọc Thùy Trang (2013) hay trong nghiên cứu của Hassan (2003) nhận định kinh tế tăng trƣởng cao có tác động tích cực đến mọi hoạt động trong nền kinh tế. Khi kinh tế tăng trƣởng tốt, hoạt động kinh doanh của các chủ thể thuận lợi nên việc cấp tín dụng cũng tăng lên. Tín dụng tăng trƣởng là nguyên nhân khiến doanh thu từ lãi tăng. Ngoài ra, việc các ngành kinh tế đều hoạt động tốt giúp ngân hàng thuận lợi trong việc phát triển các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và mua bán chứng khoán khiến lợi nhuận tăng trƣởng.

Thứ sáu, tác động của tăng trƣởng tín dụng đến kết quả hoạt động của các ngân hàng là khác nhau giữa các giai đoạn phát triển kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn tăng trƣởng bình thƣờng 2012 - 2015, việc tăng tốc độ tăng trƣởng tín dụng lại có ý nghĩa tích cực đến tỷ lệ ROA và ROE của ngân hàng trong khi việc tăng tốc độ tăng trƣởng tín dụng trong giai đoạn tăng trƣởng nóng 2008 – 2011 lại không có ý nghĩa với cả hai biến phụ thuộc ROE và ROA. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng của tác giả và tƣơng đồng với kết luận của DeLiz và cộng sự (2000). Ông đã tìm

thấy tăng trƣởng tín dụng thƣờng đi kèm với chu kỳ phát triển của nền kinh tế. Tín dụng sẽ có tốc độ tăng trƣởng nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng GDP trong điều kiện kinh tế thuận lợi và giảm nhanh hơn đà giảm GDP khi nền kinh tế suy thoái. Nguyên nhân của sự khác biệt có thể giải thích dựa trên quy luật cung cầu vốn vay. Yếu tố cầu phụ thuộc nhiều vào khuynh hƣớng đầu tƣ, tiêu dùng của nền kinh tế và lãi suất cho vay của ngân hàng. Yếu tố cung phụ thuộc chủ yếu vào chính sách tín dụng của ngân hàng. Khi nền kinh tế tăng trƣởng nóng, trƣớc áp lực cạnh tranh để phát triển, các ngân hàng có xu hƣớng nới lỏng các điều kiện xét duyệt tín dụng hay chạy đua theo tăng trƣởng bong bóng. Điều này sẽ tích lũy rủi ro và ảnh hƣởng tiêu cực đến kết quả hoạt động của ngân hàng, tƣơng tự nhƣ kết quả nghiên cứu của Keeton (1997). Công trình nghiên cứu của ông chứng minh rằng tăng trƣởng tín dụng có thể làm tăng rủi ro từ đó tác động đến kết quả hoạt động. Ngƣợc lại, trong điều kiện kinh tế bình thƣờng, tăng trƣởng tín dụng không bắt nguồn từ việc tăng nguồn cung mà bắt nguồn từ việc tăng cầu tín dụng. Tăng cầu tín dụng do khách hàng muốn mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc muốn tăng tỷ trọng vốn ngân hàng trong tổng vốn kinh doanh (khi chi phí huy động vốn từ các nguồn khác nhƣ chủ sở hữu hiện tại hoặc nguồn huy động từ thị trƣờng chịu mức chi phí cao hơn vốn vay ngân hàng). Trƣớc tình hình cầu tín dụng tăng cao, các ngân hàng thƣờng tăng lãi suất cho vay hoặc tăng tiêu chuẩn xét duyệt tín dụng. Điều này giúp ngân hàng có đƣợc những món vay chất lƣợng mà vẫn có mức lợi nhuận cao hay tăng trƣởng tín dụng tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động của ngân hàng

Kết luận chƣơng 5

Qua kết quả nghiên cứu định lƣợng thu đƣợc, chƣơng 5 nhận định tăng trƣởng tín dụng có tác động cùng chiều tới kết quả hoạt động của ngân hàng đồng thời tác động này là có sự khác biệt giữa các giai đoạn phát triển kinh tế. Trên cơ sở lý thuyết, kết luận của các nghiên cứu trƣớc đây cũng nhƣ kết quả phƣơng trình hồi quy, tác giả tiến hành giải thích mức độ tác động của những nhân tố đồng thời tìm nguyên nhân không có ý nghĩa thống kê của một số nhân tố nhƣ quy mô cho vay, lạm phát và tỷ lệ

cho vay trên tiền gửi khách hàng. Đây là bƣớc đệm cuối cùng để luận văn đƣa ra những kết luận chung nhất ở chƣơng 6 từ đó đề ra những kiến nghị nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng trên cơ sở tác động của tăng trƣởng tín dụng.

CHƢƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận

Hiện nay, mặc dù ngân hàng tiến hành mở rộng đa dạng các loại hình dịch vụ, thu nhập từ các khoản cho vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của ngân hàng (Ngô Thanh Tuyền, 2015). Theo hƣớng tiếp cận hiệu quả theo quy mô, khi ngân hàng đẩy nhanh hoạt động cho vay, tốc độ tăng trƣởng tín dụng đạt đƣợc ở mức cao tƣơng tự nhƣ doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, điều này có thể giúp các ngân hàng mở rộng thị phần, tiết kiệm chi phí theo quy mô, gia tăng lợi nhuận, cải thiện kết quả kinh doanh. Nhƣ vậy, tăng trƣởng tín dụng có tác động cùng chiều đến lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tác động của tăng trƣởng tín dụng đến kết quả hoạt động của các ngân hàng còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế, xã hội. Đối với Việt Nam giai đoạn từ năm 2008 – 2015, tác động này nhƣ thế nào và thay đổi từng giai đoạn ra sao sẽ không thể hoàn toàn đồng nhất với những nghiên cứu trƣớc đây.

Mục tiêu cơ bản của nghiên cứu là xác định và phân tích tác động của tăng trƣởng tín dụng đến kết quả hoạt động của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Cụ thể đề tài tiến hành đánh giá mức độ tác động của tăng trƣởng tín dụng và lý giải kết quả nghiên cứu trên cơ sở lý thuyết ở chƣơng 2, so sánh với các nghiên cứu trƣớc, từ đó đƣa ra cơ sở căn cứ nền tảng để các nhà quản trị có thể xây dựng, hoạch định các chính sách tƣơng ứng từng thời kỳ phát triển kinh tế khác nhau, nâng cao lợi nhuận ngân hàng thông qua việc phát triển hoạt động cấp tín dụng. Đề tài đi tìm kết quả thông qua hai câu hỏi nghiên cứu. Thứ nhất, thực trạng tăng trƣởng tín dụng và kết quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008 – 2015 nhƣ thế nào? Thứ hai, tăng trƣởng tín dụng có tác động nhƣ thế nào đến kết quả hoạt động của ngân hàng? Có sự khác nhau về sự tác động của tăng trƣởng tín dụng đến kết

quả hoạt động của ngân hàng giữa các giai đoạn phát triển khác nhau của nền kinh tế hay không, trong giai đoạn tăng trƣởng nóng và trong điều kiện bình thƣờng?

Để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ nhất, tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê, mô tả trong đó kết quả hoạt động của ngân hàng đƣợc thể hiện dƣới các chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế và các tỷ suất sinh lời tỷ lệ ROE, ROA. Kết quả thống kê cho thấy tốc độ tăng trƣởng tín dụng cũng nhƣ kết quả hoạt động của ngân hàng đều có sự biến động qua các năm với biên độ khá lớn, lợi nhuận tăng trƣởng vƣợt bậc trong những năm 2008-2010 nhƣng lại có dấu hiệu sụt giảm trong thời gian gần đây.

Ngoài ra, đề tài thực hiện nghiên cứu định lƣợng, xây dựng mô hình hồi quy đa biến trên dữ liệu bảng, sử dụng phần mềm Stata, thực hiện phân tích hồi quy theo các phƣơng pháp ƣớc lƣợng khác nhau (FEM, REM, GMM) để trả lời câu hỏi nghiên cứu thứ hai. Sau khi thực hiện kiểm định hai giả thuyết nghiên cứu, luận văn đƣa ra hai kết luận nhƣ sau

- Thứ nhất, tăng trƣởng tín dụng có tác động cùng chiều đến kết quả hoạt động của ngân hàng

- Thứ hai, tác động của tăng trƣởng tín dụng đến kết quả hoạt động của các ngân hàng có sự khác biệt giữa các giai đoạn phát triển của nền kinh tế, trong điều kiện tăng trƣởng nóng và điều kiện tăng trƣởng bình thƣờng.

6.2. Kiến nghị

Nghiên cứu này nhằm mục đích tìm hiểu bằng chứng thực nghiệm về ảnh hƣởng của tăng trƣởng tín dụng đến hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng TMCP Việt Nam. Làm thế nào để các ngân hàng có thể tăng trƣởng lợi nhuận thông qua hoạt động cấp tín dụng? Kết quả nghiên cứu cho thấy biến tăng trƣởng tín dụng tác động cùng chiều tới tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE chứng tỏ tăng trƣởng tín dụng thực sự có tác động đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Dựa trên cơ sở đó, nghiên cứu có đề ra các kiến nghị sau đây làm cơ sở định hƣớng hoạch định chiến lƣợc hoạt động kinh

doanh cho từng ngân hàng cũng nhƣ gia tăng tính lành mạnh của hệ thống ngân hàng thƣơng mại tại Việt Nam.

Thứ nhất, đẩy mạnh tốc độ tăng trƣởng tín dụng. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động cùng chiều của tăng trƣởng tín dụng đến kết quả hoạt động của ngân hàng. Các ngân hàng cần tập trung đẩy mạnh tín dụng cũng nhƣ đƣa ra các chƣơng trình tín dụng, mức lãi suất ƣu đãi, phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng, từng mục đích vay vốn. Đặc biệt, ngân hàng chủ trƣơng hƣớng tín dụng vào các lĩnh vực bền vững nhƣ lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo định hƣớng đƣợc thể hiện trong Thông tƣsố 08/2014/TT-NHNN ngày 17/03/2014 của Ngân hàng Nhà nƣớc

Thứ hai, đảm bảo chất lƣợng tăng trƣởng tín dụng. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy việc tăng cho vay do tăng cung cho vay, nới lỏng các điều kiện xét duyệt tín dụng hay chạy đua theo tăng trƣởng bong bóng không có tác động đến lợi nhuận của ngân hàng. Do đó, tác giả kiến nghị bên cạnh việc đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng tín dụng phải đi đôi với việc đảm bảo chất lƣợng các khoản vay, từ công tác thu thập thông tin cấp tín dụng đến hoạt động kiểm soát, kiểm tra sau cho vay. Việc thu thập, thẩm định thông tin cấp tín dụng cần đƣợc thực hiện từ nhiều nguồn khác nhau, từ việc trao đổi trực tiếp với khách hàng, thu thập từ báo cáo tài chính, tài liệu khách hàng cung cấp đến việc quan sát hoạt động kinh doanh cụ thể tại đơn vị cũng nhƣ khai thác thông tin từ các đối tác có quan hệ kinh doanh với đơn vị vay vốn. Ngoài ra, việc thu thập thông tin thị trƣờng cung, cầu, giá cả sản phẩm cần đƣợc thực hiện trong việc phân tích, đánh giá xếp loại khách hàng, làm căn cứ xem xét quyết định cho vay. Các ngân hàng cần chủ động đầu tƣ xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ theo quy định5, đảm bảo việc xếp hạng tín dụng phải căn cứ trên cơ sở các số liệu thống kê lịch sử của ngân hàng, tính toán các chỉ số xác suất vỡ nợ, tổn thất có thể xảy ra do vỡ nợ và rủi ro vỡ

nợ chính xác, ngăn ngừa những sai sót, sai lệch tình hình thực tế trong việc đánh giá khách hàng. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra sau cho vay cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, chủ động rà soát, đánh giá từng khoản vay, xác định khả năng thu hồi nợ để có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của tăng trưởng tín dụng đến kết quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần việt nam (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)